You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

---&---

1
2
3
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

4
Giảng viên giảng dạy : Phạm Thị Kiên

Môn học : Triết học Mác Lênin

Mã lớp học phần : 23D1PHI51002322

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Đoàn Mỹ Duyên

MSSV : 31221026477

Email : duyennguyen.31221026477@gmai
l.com

5
6
7
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2023

8
1. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển.

1.1. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát
triển trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

Phép biện chứng bao gồm ba quy luật cơ bản:


- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại cho biết phương thức của sự vận động, phát triển
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho biết nguồn gốc của sự vận
động và phát triển
- Quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hướng của sự phát triển.

1.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thể hiện bản chất của phép biện chứng, là hạt nhân của phép biện chứng, bởi nó
đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên
nhân, động lực của sự vận động, phát triển.

1.2.1. Các khái niệm, phạm trù liên quan


Khái niệm mặt đối lập: Là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động
trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau trong một sự vật, một quan
hệ. Các mặt đối lập tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành những
mâu thuẫn.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những mặt đối lập, tồn tại một cách khách
quan trong mối liên hệ, tác động qua lại bên trong bản thân sự việc, hiện tượng hay giữa
các sự vật, hiện tượng khác. Ta có thể lấy ví dụ về hoạt động sống của cây xanh. Cây hút
các chất dinh dưỡng dưới dạng ion hòa tan trong nước trong qua rễ và lá. Song song với
quá trình hấp thu chất dinh dưỡng là sự đào thải CO2 và các sản phẩm khác thông qua
quá trình hô hấp. Điều kiện cần thiết cho sự hấp thu dinh dưỡng là sự đào thải thông qua
quá trình hô hấp.

9
Khái niệm mâu thuẫn biện chứng: để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất,
vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn là cái vốn có của sự vật, hiện tượng và tồn tại khách quan trong thế giới.

Mâu thuẫn biện chứng có những tính chất: tính khách quan, phổ biến và tính đa dạng,
phong phú.
Tính khách quan, phổ biến của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng thuộc
mọi lĩnh vực trên thế giới đều tồn tại trong mình các mặt đối lập. Chúng tạo nên những
mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng đó và tồn tại một cách khách quan, không phụ
thuộc vào ý thức của con người.
Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn thể hiện ở chỗ trong các lĩnh vực khác nhau
cũng tồn tại những mâu thuẫn khác nhau và mỗi sự vật, hiện tượng đều bao hàm nhiều
loại mâu thuẫn khác nhau. Những mâu thuẫn này biểu hiện khác nhau trong những điều
kiện lịch sử, cụ thể khác nhau. Chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau trong sự tồn tài, vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Tóm lại những mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và
vô cùng đa dạng, dựa trên những đặc điểm của các mặt đối lập, điều kiện và trình độ của
bản thân sự vật, hiện tượng đó.

1.2.2. Quá trình vận động của mâu thuẫn


Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hai hình thức tác động lẫn nhau giữa
các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn. Hai hình thức này không tách rời mà có sự liên hệ
trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất thể hiện ở sự liên hệ giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn. Chúng ràng
buộc, không tách rời, quy định lẫn nhau, sự tồn tại của mặt này làm tiền đề cho sự tồn tại
của mặt kia.
Bên cạnh thống nhất, các mặt đối lập còn đấu tranh với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối
lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định nhau. Hình thức đấu tranh của các

10
mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối liên hệ giữa các mặt
đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra sự đấu tranh giữa chúng.

Trong quan hệ giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống
nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời. Quá trình thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập khi đạt đến mức độ nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa giữa
chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc
vào tính chất và điều kiện lịch sử cụ thể của các mặt đối lập. Lúc mới xuất hiện, mâu
thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa hai
mặt đối lập diễn ra gay gắt và đạt đến thời điểm chín muồi thì mâu thuẫn sẽ được giải
quyết, sự vật mới ra đời. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra đời và hình thành một
quá trình mới, làm cho sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển.

Như vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực
của sự vận động và phát triển trong thế giới.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật


Trong hoạt động thực tiễn muốn nhận biết mâu thuẫn, cần tìm ra các mặt đối lập tồn tại
trong thể thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng. Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực
của sự phát triển nên cần phải thừa nhận tính khách quan vốn có của mâu thuẫn. Từ đó có
những giải pháp đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn phù hợp với điều kiện khách quan cụ
thể.
Thêm vào đó trong quá trình phân tích và giải quyết mâu thuẫn, cần phải biết cách phân
tích cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn.

Trong thực tiễn phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không triệt tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn nhưng cũng không nóng vội, chủ quan,
tuyệt đối hóa đấu tranh mà quên đi tính thống nhất vốn có. Đồng thời trong quá trình giải
quyết mâu thuẫn trong thực tiễn, cần chủ động, linh hoạt, mềm dẻo đúng lúc, không nên
quá rập khuôn. Quan trọng hơn hết là phải biết khai thác và vận dụng hiệu quả phương
pháp giải quyết mâu thuẫn bằng các biện pháp cụ thể và biện chứng giữa các mặt đối lập.

11
2. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật vào hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn của bản thân.

2.1. Vận dụng vào hoạt động nhận thức.


Học tập là một quá trình tiếp thu, tìm tòi những kiến thức để phát triển tư duy và vận
dụng vào hoạt động thực tiễn. Trong quá trình này luôn tồn tại việc thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập để tạo nên những kết quả, những kinh nghiệm bổ ích góp phần
vào sự phát triển toàn diện của bản thân vì thế cần phải thừa nhận mâu thuẫn, tìm cách
giải quyết mâu thuẫn, luôn tìm tòi những điều mới, sáng tạo, khắc phục những điểm yếu
của cái cũ vì thế giới luôn không ngừng vận động và phát triển theo chiều hướng đi lên,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu luôn tồn tại những mâu thuẫn vì thế cần phải biết
nguồn gốc của mâu thuẫn, tìm ra những mặt đối lập để đưa ra cách giải quyết hợp lý.
Đồng thời tránh tư tưởng bảo thủ, ngại khó, hữu khuynh của bản thân.

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, sinh viên phải luôn giữ cho mình một tinh thần không
ngại khó, sẵn sàng đối mặt với những mâu thuẫn, xây dựng hệ thống kiến thức dựa trên
những cái cũ để tạo nên những kiến thức mới, sáng tạo hơn nhưng phải biết chọn lọc và
loại trừ những kiến thức đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan điểm hiện đại.

2.2. Vận dụng vào hoạt động thực tiễn


Trong quá trình học tập và rèn luyện để tích lũy đủ tín chỉ cũng như kiến thức để đạt
được kết quả cuối cùng như mong đợi, sinh viên cần có những phương pháp học phù hợp
với môi trường đại học.
Trong quá trình học sẽ luôn tồn tại mâu thuẫn, vì thế cần phải thừa nhận, không né tránh.
Mâu thuẫn là những thuộc tính vốn có của sự vật, chúng ta cần phải luôn luôn tìm hiểu để
phát hiện mâu thuẫn, từ đó nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển của các mặt đối
lập. Giống như việc tìm hiểu kỹ về chương trình học đại học ba năm rưỡi của mình để lựa
chọn phương pháp, thời gian học, vạch ra kế hoạch thực hiện để đạt kết quả học tập tốt.
Bên cạnh đó, khi gặp những câu hỏi khó hay tình huống khó khăn, có thể sử dụng các

12
nguồn tài liệu tham khảo, hỏi thầy cô giảng viên, bạn bè để tìm ra cách giải quyết phù
hợp. Cố gắng thực hiện mục tiêu sẽ luyện cho bản thân đức tính kiên trì, tăng tư duy. Tìm
kiếm sự sáng tạo, đổi mới cũng là một phương pháp học tập tốt. Thế giới luôn vận động
và phát triển không ngừng theo chiều hướng tích cực, kiến thức chúng ta học được không
bao giờ là đủ vì thế không chỉ dựa trên những kiến thức mà thầy cô cung cấp, sinh viên
cần phải chủ động tìm kiếm cho riêng mình những điều mới mẻ, bổ ích cho quá trình học
tập của mình. Tuy nhiên cần phải tìm tòi một cách có chọn lọc, tiếp thu những kiến thức
hay, bổ ích và bài trừ những kiến thức đã cũ, lỗi thời, không phù hợp với hiện tại. Ngoài
việc trau dồi kiến thức về mặt lý thuyết, nên tăng cường thực hành và vận dụng những
kiến thức vào hoạt động thực tiễn để đạt được kết quả tốt nhất. Quá trình này không nên
diễn ra một cách nóng vội, bảo thủ. Việc kết hợp nhuần nhuyễn quy luật vào cuộc sống
hằng ngày và việc học tập giúp sinh viên xác định được mục tiêu của bản thân, cách thức
đạt được mục tiêu ấy và có được những kiến thức bổ ích cho con đường phát triển bản
thân mình.

KẾT LUẬN

Tóm lại, bài tiểu luận trên đã phân tích rõ lý luận của phép biện chứng duy vật về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới gồm nguyên lý về sự
phát triển và cách thức diễn ra của sự phát triển; quy luật từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại - cách thức của sự phát triển, đồng thời
nhằm giúp em hiểu thêm được quy luật này vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn của bản thân, giúp em củng cố kiến thức và ngày càng hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB), Tài liệu HDHT Triết học Mác-Lênin,
TP.HCM.

14

You might also like