You are on page 1of 9

Môn học: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn
gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý
luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
LỜI MỞ ĐẦU
Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành những mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế.
Thế nhưng trong xã hội hiện nay đâu đó vẫn còn những quan niệm sai lệch về mâu
thuẫn, về các mặt đối. Họ coi đó là những hiện tượng bất bình thường cần phải loại
trừ. Quan điểm phiến diện này gây cản trở quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, gây
khó khăn cho việc kết hợp các mặt đối lập dẫn đến kìm hãm sự phát triển đem đến lợi
ích cho xã hôi.
Để bác bỏ những quan niệm sai lầm đó về mâu thuẫn, đưa ra những giải pháp
giải quyết chúng cũng như làm rõ tư tưởng của V.I. Lênin về phát triển xã hội thì đề tài
này ra đời và đây cũng là chủ đề xuyên suốt của tiểu luận: Phân tích lý luận của phép
biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng
thời vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến trường Đại học UEH đã đưa bộ
môn triết học Mác-Lênin vào chương trình học. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
đến giảng viên bộ môn - cô …………. đã tâm huyết dạy học và truyền đạt những kiến
thức quý giá cho em trong suốt thời gian học vừa qua khiến em cảm thấy rất biết ơn.
Mỗi tiết học của cô đều chất lượng, thú vị và không bao giờ nhàm chán, em đã được
khai sáng, trau dồi nhiều điều bổ ích sâu sắc từ lượng kiến thức to lớn, uyên bác và
những ví dụ vui nhộn nhưng vô cùng thực tế của cô.
Cuối cùng, em kính chúc cô có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui trong
cuộc sống. Em mong cô sẽ mãi là người lái đò, đưa những thế hệ sinh viên UEH đến
những bến bờ kiến thức Triết học bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2023
(Sinh viên thực hiện)
MỤC LỤC
NỘI DUNG.....................................................................................................................1
1. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự
vận động và phát triển..................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm về các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập...................................................................................................1
1.2. Lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động
và phát triển..............................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của việc phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển....................................................................3
2. Vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự
vận động và phát triển vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân...........4
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................6
1

NỘI DUNG
1. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của
sự vận động và phát triển.
1.1. Một số khái niệm về các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược
nhau. Những mặt trái ngược nhau đó phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Mặt
đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn
tại của nhau. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các
sự vật.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng. Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu
tranh, chuyển hoá giữa các mặt đối lập của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau. Khác với mâu thuẫn logic (là mâu thuẫn của các tư tưởng sai
lầm), mâu thuẫn biện chứng có tính chất: khách quan, phổ biến và tính đa dạng, phong
phú. Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến bởi vì mọi sự vật hiện tượng đều vốn
có mâu thuẫn; mâu thuẫn diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội
và tư duy. Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú bởi vì mỗi sự vật, hiện tượng quá
trình đều bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, như mâu thuẫn bên trong và bên
ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu v.v…chúng biểu hiện khác nhau
trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau, chúng có vai trò, vị trí khác nhau đối
với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Trong những lĩnh vực khác nhau cũng
tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau, tạo nên tính phong phú trong
biểu hiện của mâu thuẫn. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn
trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm
điều kiện, làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình. Các mặt đối lập tồn tại không
2

tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Các mặt đối
lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn "đấu tranh" với nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và
phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết
sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt
đối lập và tùy điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
1.2. Lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển.
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
với nhau. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. Sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập
tạo thành mâu thuẫn. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật
về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển của
sự vật.
Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh”
của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời
của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều
đó có nghĩa là: “Sự thống nhất (...) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời,
thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối,
cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển
hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình thống nhất và đấu tranh từ lúc mới xuất hiện,
mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Sự chuyển hóa
này của các mặt đối lập diễn ra khá phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của
các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể.
Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện
đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó
mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật
mới ra đời thay thế. V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các
mặt đối lập”. Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có
đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách
rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự
3

thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là
nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
được hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn,
làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác
động và chuyển hoá giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và
phát triển trong thế giới.
Thực chất của quy luật này là mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt,
những khuynh hướng đối lập, tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và
phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

1.3. Ý nghĩa của việc phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Thứ nhất, để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải
pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của
sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt,
những khuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những
mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. Từ đó nhận thức và giải
quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể.
Thứ hai, khi phân tích mâu thuẫn, cần phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn
cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp. Chỉ có như
thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát
triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập, không điều hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn; song cũng không nóng
vội, chủ quan, tuyệt đối hóa đấu tranh của hai mặt đối lập mà bỏ qua sự vốn có của
chúng.
4

2. Vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự
vận động và phát triển vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Mâu thuẫn là yếu tố luôn luôn thường trực trong đời sống, từ những hoạt động
sinh hoạt đơn giản hằng ngày cho đến những công việc kinh doanh mang tính phức tạp
cao. Các mâu thuẫn xảy ra đều hình thành hai loại là mâu thuẫn bên trong và mâu
thuẫn bên ngoài. Có mâu thuẫn mới có sự đấu tranh, nghiên cứu hòa giải cũng như tìm
ra cái đúng, cái chính xác cho các bên.
Trước khi trở thành sinh viên Đại học UEH, tôi đã có những mâu thuẫn chủ yếu
về sự lựa chọn ngôi trường đại học mà mình sẽ học tập vả rèn luyện trong tương lai. Ở
nước ta có rất nhiều trường đại học để lựa chọn. Tuy nhiên chỉ khi lựa chọn đúng
trường, ta mới định hướng được tương lai cho mình. Mặc dù có rất nhiều trường đại
học để tôi lựa chọn nhưng vì nhiều mâu thuẫn căn bản khác nhau, chẳng hạn như:
Mâu thuẫn giữa điểm thi và trường đại học danh tiếng mình muốn học; mâu thuẫn giữa
điều kiện kinh tế của gia đình với kinh phí đào tạo của ngôi trường mình muốn theo
học…Nhằm giúp bản thân có thể đưa ra lựa chọn và xử lí các mâu thuẫn đó, tôi đã tìm
ra một số biện pháp giải quyết các mâu thuẫn.
Là một sinh viên thì việc vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật về
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với
quá trình học tập và phát triển; cũng như là hiểu rõ các mâu thuẫn và giải quyết chúng.
Nó góp phần định hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và cải
tạo bản thân. Nhưng ta phải biết cách vận dụng nó như thế nào là tốt nhất trong từng
không gian thời gian cụ thể.
Tình huống: Chúng ta nên chăm chỉ học tập hay chú tâm tham gia hoạt
động ngoại khóa.
Từng có người nói với tôi rằng đừng chỉ lo mải mê việc học tập, hãy tích cực
tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa vào thì nó còn giúp ích và có ý nghĩa hơn.
Nhưng tôi không nghĩ vậy, dù là chỉ học hay tham gia ngoại khóa thì đều có tính hai
mặt của nó. Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu
biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể
nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công
việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể
5

khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên
không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không
chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội.

Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học,
không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội,
không giúp ích được gì cho đời. Bên cạnh đó, trong quá trình học, bạn sẽ phải đối diện
với những căng thẳng từ bài vở, thi cử, đề án và cả những cạnh tranh với bạn bè trong
lớp. Để vượt qua những căng thẳng này, cách tốt nhất là tìm đến các hoạt động giải trí,
như tham gia các hoạt động ngoại khóa về khoa học- kĩ thuật, lao động công ích, hoạt
động xã hội, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... sẽ là một
lựa chọn tốt cho bạn, giúp bạn giải phóng đầu óc.

Ngoài ra, tham gia hoạt động ngoại khóa còn góp phần giúp ta hình thành và
phát triển nhân cách như đạo đức, năng lực và sở trường. Các hoạt động ngoại khóa
chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ích lợi về sức khỏe, giúp ta năng động hơn
cả về thể chất lẫn tinh thần. Một khi có cơ thể khỏe mạnh, việc học tập chắc chắn cũng
sẽ được đảm bảo hơn. Như thế, ta có thể nhận thấy rằng nếu chỉ mải mê học hành
không quan tâm đến việc gì khác, hay chỉ chú tâm tham gia hoạt động ngoại khóa mà
bỏ bê việc học thì đều là sự hạn chế của các mặt đối lập, là thực hiện việc giữ lại mặt
tốt và thủ tiêu đi mặt xấu. Điều đó theo C.Mác, không phải là giải quyết mâu thuẫn mà
là thủ tiêu mâu thuẫn. Vì thế nên kết hợp chúng lại với nhau, phân chia thời gian cho
hợp lý để phát triển bản thân một cách toàn diện hơn, nhờ đó thúc đẩy nhanh sự phát
triển của xã hội và đất nước. Bởi lẽ, sự kết hợp có nguyên tắc này không thủ tiêu sự
đấu tranh của các mặt đối lập, động lực của sự phát triển, mà trái lại, làm cho sự đấu
tranh này vẫn tiếp tục được thực hiện dưới một hình thức mới mẻ khác.
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ, G. Đ. (2019). Giáo trình Triết học Mác-Lê Nin.


2. "Lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập và sự vận dụng," 2015. [Online].
3. Nguyễn, T. T. N. (2011). Tư tưởng về phép biện chứng duy vật của Các Mác trong
bộ" Tư Bản" (Doctoral dissertation).
4. Lê, H. N. (2002). Giáo trình chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5. Phạm, M. Á., & Phạm, T. K. (2020). Đề cương môn học Triết học Mác-Lênin.

You might also like