You are on page 1of 4

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.

HCM


Lớp Triết Học Mac-Lenin 22CLC


Giảng viên : Trần Thị Thảo
Nhóm 6

BÀI TẬP NHÓM 6 : QUY LUẬT


MÂU THUẪN

Mục lục
1. Quy luật mâu thuẫn là gì ?
2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn
3. Phân loại
4. Các yếu tố của quy luật mâu thuẫn
5. Sự phát triển quy luật mâu thuẫn
6. Tính chất quy luật mâu thuẫn

1. Quy luật mâu thuẫn là gì ?

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện
chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại
và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập.

2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn

1
Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung
lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bưởi cái mới.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự
tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện
chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự
đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược
nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau,
xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật biện chứng của
Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội
và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là
nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan,
cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm
trong tư duy.
3. Phân loại:
+ Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn sẽ được phân loại thành mâu thuẫn
bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia làm mâu thuẫn cơ
bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+ Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn
phân loại là mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu.
+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng.

4. Các yếu tố của quy luật mâu thuẫn

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những
mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự
vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.

Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau,
đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại
cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối lập; là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.

Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn nhau
của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn
nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

2
Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện ở chỗ
trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, bởi vì
trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát
triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau. Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống
nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển.

Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Do
sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển
hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
phải có những điều kiện nhất định.

5. Sự phát triển của quy luật mâu thuẫn

Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá
trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu
thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.

Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống
nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc
hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua
nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:

Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau
bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.

Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập
xung đột gay gắt với nhau.

Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được
giải quyết.

Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách
tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn
mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau.
Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã
đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất
cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng.
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện

3
chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật.
Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn
mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn
luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự
chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động,
phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không
có sự phát triển.

6. Tính chất quy luật mâu thuẫn

Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một
hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn có tính chất khách quan
vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu
thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá
trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp. Trong
các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự
vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình
cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối
với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

THÀNH VIÊN NHÓM 6

Trịnh Ngọc Thư Trần Thị Mỹ Hạnh


Bùi Thái Hoa Đàm Nguyễn Kiều Diễm
Trần Thị Lan Anh Phan Văn Lộc
Trần Thanh Sơn Phan Quốc Huy

You might also like