You are on page 1of 8

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÁO CÁO MÔN CHÍNH TRỊ


ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT MÂU THUẪN. VẬN DỤNG THỰC TIỄN.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ QUẾ

NHÓM 9
Họ Và Tên MSSV Lớp
Ngô Trần Thuận 2003207 CĐKDXK24S
Phạm Trọng Thức 2003209 CĐKDXK24S
Lương Tiến Lộc 2003272 CĐKDXK24S
Ngô Thị Thanh Vi 2102064 CDQTKD25I

I. QUY LUẬT MÂU THUẪN:


1. Khái niệm:
Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện
chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật
hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên
trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
2. Phân loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất
cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa
dạng. Tính phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi
đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng,
bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn
tại.
a. Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt
thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn
diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
b. Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ
sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn
không cơ bản:
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy
định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt
quá trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật
sẽ thay đổi cơ bản về chất.
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một
phương diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật.
Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay
đổi căn bản về chất.
c. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia
thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai
đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác
trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai
đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới. -
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu
thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ
bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo
điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một
giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi
phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu
là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
d. Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu
thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối
kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập
đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa
nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã
hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích
không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và
không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải
quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng phương
pháp đối kháng.
3. Nội dung của quy luật mâu thuẫn:
Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt
đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự
thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự
vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bưởi cái mới.
– Các khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, thống
nhất, đấu tranh
+ Mặt đối lập: Mạt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính,
đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái
ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.

Ví dụ:
Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt
động ăn và hoạt động bài tiết.Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị
hóa, đối lập nhau.
+ Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái
mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu
thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã
hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản
ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:
 Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau,
tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mạt đối lập, tự
tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.
 Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các
mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển
hóa cho nhau.
 Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động
ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra
căn bằng.
+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập
 Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau
theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
 Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa
dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra
cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.
– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển
+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác
động khác nhau mặt đối lập
 Trong đó, hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ
đó mâu thuẫn biện chứng bao gồm sự thống nhất và sự đấu
tranh của mặt đối lập.
 Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu
tranh của mặt đối lập không tách rời nhau.
+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi
các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

 Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau
cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự
khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở
thành đối lập.
 Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ
tự chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết.
Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ
thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ
bị mất đi.
+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.
 Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ
có đấu tranh, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập thì
không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.
 Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và
tính thay đổi, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập quy
định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do đó, mâu thuẫn
là nguồn gốc của phát triển và vận động.
– Phân loại mâu thuẫn
+ Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn sẽ được
phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn
được chia làm mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+ Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai
đoạn nhất định thì mâu thuẫn phân loại là mâu thuẫn chủ yếu, mâu
thuẫn thứ yếu.
+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm mâu
thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
4. Tính chất quy luật mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập
bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách
quan và phổ biến. Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có
trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện
tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và
tư duy.
- Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa
dạng và phức tạp. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại
những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng
cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi
quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí,
vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng.
5. Ý nghĩa của quy luật mâu thuẫn:
– Để nhận thức được ban chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng,
giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự
vật.
– Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt
động thực tiễn.
– Bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động,
phát triển, có tính khách quan phổ biến.

I. VẬN DỤNG THỰC TIỄN:


Học và thi online có thể nói là những vấn đề gây khá nhiều khó khăn cho
sinh viên trong giai đoạn gần đây:
-Sau khi tự mình trải qua các buổi học online, có thể thấy vẫn còn rất
nhiều bạn sinh viên gặp trục trặc về kĩ thuật trong lúc học, như không bật
được webcam, micro, hay bị mất kết nối giữa chừng... Những điều này tạo
ra sự đứt quãng cho buổi học, làm gián đoạn sự tiếp thu của sinh viên
cũng như quá trình giảng dạy của giảng viên.
Hơn thế, việc thi online lại càng yêu cầu sự chính xác hơn từ sinh viên và
giảng viên giám thị, khi mà chỉ cần một sai sót kĩ thuật nho nhỏ thôi cũng
sẽ gây ra ảnh hưởng đáng kể cho một buổi thi yêu cầu sự nghiêm túc và
độ trung thực cao. Vậy mà, lúc thi, ta còn có thể thấy rất nhiều trường hợp
các bạn học viên do thiếu chuẩn bị, về cả thiết bị dụng cụ lẫn kiến thức
công nghệ mà tạo ra rất nhiều sự bất tiện cho cả các giám thị lẫn các thí
sinh khácụ thể, nhiều bạn không thể scan bài làm do đường truyền yếu hay
thậm chí không biết cách nộp bài như thế nào do chưa đọc kĩ hướng dẫn.
Vấn đề gian lận cũng là điều gây nhức nhối khó tránh khỏi trong những kì
thi online. Bên cạnh đó, còn có những vấn đề khác mà hiếm khi gặp ở các
kì thi tập trung, ví dụ như quên chuẩn bị thẻ sinh viên, giấy thi, ... Hậu quả
là, rất nhiều phòng thi phải nán lại chỉ vì chờ những sinh viên thiếu chuẩn
bị trong các khâu từ điểm danh cho đến nộp bài thi, điều mà đáng lẽ là
không được cho phép trong quy chế.
Gợi ý giải quyết vấn đề:
- Sinh viên cần tìm tòi, học hỏi thêm từ các nguồn trên mạng, từ giảng
viên, từ bạn bè để nâng cao kiến thức về công nghệ; đọc và xem các video
hướng dẫn quy chế thi online mà trường đã đăng lên internet.

-Yêu cầu sự hỗ trợ trong khả năng từ gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho
bản thân tham gia vào việc học và thi online, vd như việc nâng cấp gói
băng thông, mua thiết bị mới, v...
- Bên cạnh đó, học viện cũng có thể tạo điều kiện cho sinh viên để cùng
giải quyết mâu thuẫn này, có thể bằng cách tạo ra quy chế thi mới phù hợp
hơn, hay phổ biến cấu hình thích hợp của thiết bị thi online,...
* Kết luận: Mặc dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn tồn đọng trong chính bản
thân các sinh viên , nhưng ta cũng có thể thấy được, chính những mâu
thuẫn này cũng cho học viên cơ hội để phát triển, để thay đổi bản thân.
Cách để nắm lấy những cơ hội đó, không gì khác ngoài tìm ra phương
hướng để tự giải quyết vấn đề. Đó chính là những gì mà sinh viên cần rút
ra được từ quy luật mâu thuẫn, từ đó phát triển học thức và đổi mới bản
thân, trở thành công dân có ích cho xã hội.
CẢM ƠN CÔ VÀ

CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.

You might also like