You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề bài

Sinh viên :

Lớp :

Mã SV :
Năm học. : 2021-2022

HÀ NỘI, THÁNG 1/2022

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
CỦA CÁC MĂT ĐỐI LẬP................................................................................4
1.1. Khái niệm về các mặt đối lập, mâu thuẫn.................................................4
1.2. Mọi mâu thuẫn đều là nguồn gốc của sự phát triển..................................6
2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ HÀNH
ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN.......................................7
2.1. Ý nghĩa của phương pháp luận.................................................................7
2.2. Liên hệ thực tiễn nhận thức và hành động của sinh viên hiện nay...........8
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................11

2
MỞ ĐẦU
Triết học Mác-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, xây dựng thế giới
quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng. Trong đó, quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một
trong những hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, đời sống xã hội hay chính trong
tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại và phát triển từ khi sự vật, hiện tượng bắt
đầu xuất hiện cho đến khi chúng biến mất. Mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng
xảy ra nhiều và liên tục, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại xuất hiện.
Những nhận thức suy vật biến chứng về mâu thuẫn của triết học Mác-Lênin là
những quan điểm đúng đắn và hình thành nên quy luật sự thống nhất và đấu
tranh giữ các mặt đối lập là một trong những quy luật quan trong của phép biện
chứng duy vật. Dựa vào hệ thống lí luận của triết học Mác-Lênin, em xin phép đi
sâu vào phân tích đề tài: “Trên cơ sở khái quát nối dung cơ bản của “Quy luật
thống nhất và đấu tranh tránh của các mặt đối lập”. Hãy rút ra ý nghĩa phương
pháp luậ đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn xã hội.”

3
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA
CÁC MĂT ĐỐI LẬP.
1.1. Khái niệm về các mặt đối lập, mâu thuẫn
Có thể nói, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy
luật hạt nhân của phép duy vật biến chứng, quyết định đến mọi vấn đề trong xã
hội. Theo như V. I. Lênin đã từng nói: "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện
chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được
hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và
một sự phát triển thêm".

- Các mặt đối lập là khai quát những đặc tính, đặc điểm, những vấn đề nội
tại có chiều hướng phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong sự vật hiện tượng
đó và xảy ra những tác động biến chứng thúc đẩy sự vật hiện tượng đó phát triển.
Các mặt đối có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhưng lại song song tồn tại
trong cùng một sự vật, hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó.

- Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến khách quan trong tự nhiên, xã hội.
Đây là mối liên hệ qua lại tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong cùng một
sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như mâu
thuẫn bên trong, bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn phức tạp; mâu thuẫn
đối kháng và không đối kháng…Mâu thuẫn biện chứng là hiện tượng mâu thuẫn
tồn tại phổ biến và khác quan. Phổ biến vì mâu thuãn tồn tại trong bất cứ sự vật
hiện tượng trong mọi lĩnh vực trong đời sống xã họi, tư nhiên hay chính trong
suy nghĩ của con người. Mâu thuẫn xuất hiện ngay từ khi sự vật sinh và mất đi,
nó tồn tại trong mọi địa hình, không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển.
Mâu thuẫn này biến mất thì mâu thuẫn khác sẽ này sinh và trong quá trình tồn tại

4
của sự vật hiến tượng có vô số mâu thuẫn xuất hiện. Còn mâu thuẫn khác quan là
bởi vì nó là cái sẵn có trong mọi sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn sinh ra là do nội
tại của sự vật quy định, khong phụ thuộc vào bất kì thành phần nào bên ngoài
hay ý chí chủ quan của con người.

1.2. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:

Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự kết hợp, phụ thuộc lẫn nhau và
không thể tách rời giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của cái này là cơ sở để cái
khác tồn tại. Nếu không có sự thống nhất giữa các đối lập thì sự vật sẽ không thể
sinh ra. Sự thống nhất được hiểu đơn giản là sự hợp nhất, sự hợp nhất giữa các
mặt đối lập tạo nên sự cân bằng trong mâu thuẫn. Sự thống nhất tạo nên những
yếu tố đồng nhất giữa các mặt đối lập, đến một mức độ chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau

Tuy nhiên, sự thống nhất giữa các mặt đối lập chủ là tương đối bởi nó chỉ
xảy ra và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, đây là trạng thái cân bằng
tương đối của sự vật, giữa các mặt đối lập của sự vật làm cho thế giới vật chất
phân chia thành các bộ phận đa dạng phong phú và tạo ra sự phức tạp.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo chiều hướng
loại trừ những vấn đề phủ định biện chứng giữa các mặt đối lập. Hình thức đấu
tranh vô cùng đa dạng và phong phú phụ thuộc vào từng điều kiện đấu tranh nhất
định. Có thể nói, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tuyệt đối vởi nó diễn ra
liên tục trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng ngay cả
khi trạng thái ổn định cũng như biến động, Sự đấu tranh này sẽ hình thành nên sự
phá triển, vận động liên tục trong sự vật, thúc đẩy nó phát triển, phải có sự đấu

5
tranh thì sự vật mới phát triển. Qúa trình đấu tránh là một quá trìn diễn ra phức
tạp bao gồm nhiều giai đoạn, hành trình mối giai đoạn lại có một đặc trưng riêng.

Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập: Mọi sự vật khi có sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập sẽ xảy ra những biến đổi, khi sự đấu tranh trở nên quyết liệt hơn
sẽ tạo ra điều kiện để sự thống nhất giữa các mặt đối lập bị phá huy vẩy ra sự
chuyển hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa này là lúc mâu thuẫn nội tại được giải quyết
và sự vật, hiện tượng cũ biến mất và thay thế bởi sự vật hiện tượng mới. Trong
sự vật, hiện tượng mới lại tiếp tục xảy ra những mâu thuẫn, những mặt đối lập
đấu tranh lẫn nhau và sự vật đó lại tiếp tục chuyển hóa thành sự vật mới. Điều
này có thể khẳng định rằng, mâu thuẫn chính là nguồn gốc, là động lực để thúc
đẩy sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.

1.2. Mọi mâu thuẫn đều là nguồn gốc của sự phát triển
Khái niệm của nguyên lí về sự phát triển: Sự phát triển là quá trình thay
đổi cái cũ mất đi cá mới ra đời; sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Nguồn gốc của sự phát triển là xuất phát từ sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. Cách thức của phát triển diễn ra theo hướng thay đổi dần về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Khuynh hướng của sự phát
triển là theo hướng tiến lên đến vô tận vì cái cũ luôn thay thế bằng cái mới tiến
bộ hơn trên cơ sở kế thừa và nâng cao những yếu tố tích cực của cái đã có trước
đó. Sự phát triển thường diễn ra theo hình thức xoáy ốc.

Dựa trên quy luật mâu thuẫn và nguyên lí của sự phát triển, chúng ta có
thể thấy rằng: Trong mẫu thuẫn luôn bao gồm sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập. Khi các mặt đối lập đấu tranh sẽ làm cho sự vật, hiện tượng
không còn nguyên vẹ như cũ mà chuyển hóa thành sự vật hiện tượng mới. Sự

6
vật, hiện tượng cũ mất đi và thay thế bởi sự vật, hiện tượng mới thì mâu thuẫn cũ
biến mất thì mâu thuẫn mới lại tiếp tục được hình thành. Qúa trình này xảy ra
liên tục và tạo nên sự vận động và phát triển liên tục của thế giới khách quan.
Chính vì vậy, mâu thuẫn là nguồn góc vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.

Ví dụ:

- Trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân, khi giai cấp công nhân
bị bóc lột áp bức đến một mức độ nào đó họ sẽ đứng lên đấu tranh chống lại giai
cấp bóc lột. Từ đây bắt đầu hình thành nên một hình thái xã hội mới. Trong hình
thái xã hội mới đó lại xảy ra những mâu thuẫn mới để thúc đẩy hình thái xã hội
đó phát triển

- Trong hoạt động bài tiết thì con người có hai hoạt động đối lập nhau:
hoạt động ăn, hoạt động bài tiết. Tuy hai quá trình này đối lập nhau nhưng không
thể tách rời lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau vì vậ cả hai đều có sự thống nhất với
nhau.

2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ HÀNH


ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN
2.1. Ý nghĩa của phương pháp luận
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩ quan
trong đặc biệt là trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi nhận thức bản chất
sự vật và tìm phương hướng và giải pháp cho hoạt động thực tiễn, chúng ta cần
phải đi sâu vào nghiên cứu tìm ra mâu thuẫn bên trong sự vật. Để có thể phát
hiện ra mâu thuẫn thì cần phải nghiên cứu những mặt, khuynh hướng trái ngược
nhau, đối lập, những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập
đó bên trong nối tại sự vật hiện tượng.

7
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu
thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập,
mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa
chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu
hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. Để thúc đẩy sự
vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà
mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát
triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải
quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một
mặt, phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác, phải tích cực thúc đẩy các
điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín
muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm
ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng
loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

2.2. Liên hệ thực tiễn nhận thức và hành động của sinh viên hiện nay
Hiện nay, phần lớn sinh viên ngày nay vẫn chưa áp dụng đúng đắn quy luật
sự thống nhất và đấu tranh giữa các mạt đối lập việc học tập cũng như phát triển
bản thân. Thực trạng nhiều sinh viên hiện nay còn chưa có ý thức tự học, bị
nghiên mạng xã hội và lười tiếp thu kiến thức mới, lười đọc sách, lười học tập
trong thời đại công nghệ số đang phát triển. Còn những biểu hiện gian lân trong
thi cử, học lại và thi lại như một chuyện bình thường không quan trong. Dần dần
sinh viên trờ nên ỳ lại, tư duy, lười tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thụ động trong
học tập dẫn đến lười biếng, hổng kiến thức, điều này gây ra những biến đổi về
chất một cách tiêu cực. Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên còn chưa tự lập kế
hoạch hoc tập cho bản thân, một só sinh viên tuy chăm học nhưng lại chưa biết

8
cách tự học, tự lên thời gian biểu sao cho khoa học và hiệu quả, dần dần mất
phương hướng và có tâm lý chán nản không muốn học, thậm chí mặc kệ đến đâu
thì đến.

Bản thân em là cũng là sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học
em thấy mình cần phải áp dụng triệt để cơ sở lý luận của quy luật sự thống nhất
và đấutranh của các mặt đối lập, để từ đó vận dụng sáng tạo vào việc nhận thức
cũng như hành động bản thân. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các
mối liên hệ, phải chú ý đến các mâu thuẫn bên trong, bên ngoài, hiểu rõ về bản
chất của sự việc hiện tượng rút ra những phương pháp phù hợp để thúc đẩy phát
triển của bản thân. Liên tục trau dồi bản thân tinh thần tự học, tự tìm tòi nghiên
cứu học hỏi để đạt kết quả tốt trong học tập. Tránh sa đà vào những thú vui vô
bổ, không đóng góp cho sự nghiệp tương lại của bản thân, hạn chế sử dụng mạng
xã hội. Rèn luyện bản thân những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc
nhóm… Tự tạo động lực học tập, động cơ mạnh mẽ để phát triển bản thân. Cần
phải tích lũy kiến thức từ giáo viên, sách vở, và chỉ làm bài tập, thực hành nhóm,
đọc thêm sách tham khảo từ đó tạo tiền đề để hoàn thành tốt các bài kiếm tra giữ
kì, cuối kì và tốt nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần phải nắm rõ chương trình học
của bản thân và nhìn nhận rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành mà
mình đang theo học cũng như yêu cầu của xã hội đối với ngành học đó. Cũng từ
đó rút ra những kinh nghiệm cũng như bài học để bản than cố gắng rèn luyện và
hoàn thiện, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội, tạo tiền để để
vững bước tương lai, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

9
KẾT LUẬN
Tóm lại, bài tiểu luận với đề ta “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập. Rút ra ý nghĩa phương pháp luật đối với nhận thức và hoạt động
thực tiễn xã hội” đã nêu rõ về nội dung cũng như ý nghĩa của quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặc đối lập và cách mà ta vận dụng nó để làm động lực
phát triển trong thực tiễn cụ thể là giải quyết những mâu thuẫn thường luôn tồn
tại trong mọi mặt đời sống và là động lực, là nguồn gốc cho sự phát triển. Hiểu
được các quy luật đấu tranh và thống nhất trong các mặt đối lập giúp chúng ta
nhìn nhận một cách khách quan và khoa học nhất đối với các mặt của đời sống
xã hội nhất là đối với sinh viên hiện đại trong quátrình học tập và làm việc trong
môi trường đại học và trong cuộc sống xã hội. Có thể nói, quá trình tiếp thu nhận
thức và hành động của sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển của xã hội, của đất nước. Bởi chính quá trình này tạo ra những con người có
đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với các
cường quốc năm châu. Vì vậy, mỗi sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng,
đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được
thực hiện bước nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Vận dụng triệt
để quy luật sự thống nhất và đấu tránh của các mặt đối lập của chủ nghĩa Mác
-Lênin vào việc học tập sẽ giúp cho sinh viên có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất,
từ đó tạo nền tảng để đi làm, cống hiến cho xã hội.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin (dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, phần một.

3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

4. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

11

You might also like