You are on page 1of 8

Mục lục

1. Khái niệm dân chủ..........................................................................................1


2. Quyền con người và quyền công dân.............................................................1
3. Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp là cơ
sở đánh giá mức độ dân chủ của mỗi quốc gia.................................................3
3.1. Sự ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp. 4
3.2. Đánh giá mức độ dân chủ qua việc đánh giá mức độ tổ chức thực hiện và bảo
về quyền con người, quyền công dân....................................................................5
3. Kết luận............................................................................................................6
Tài liệu tham khảo...............................................................................................7

0
1. Khái niệm dân chủ

Dân chủ là một phạm trù lịch sử, một khái niệm triết học – chính trị cơ bản
đã được các triết gia từ thời cổ đại đến nay bàn luận. Xuất phát từ tiếng Hy Lạp,
dân chủ (Demokratos, tiếng Anh là Democracy) là từ ghép của hai từ Demos (bình
dân, nhân dân) và Kratos (quyền lực, cai trị). Dân chủ được hiểu là quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân.

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa
nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do
và quyền con người. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của
những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ chức chính trị của
Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, như vậy dân chủ
là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội,
dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội
quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến
sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong
xã hội). Theo thời gian, nghĩa của từ dân chủ cũng được nhìn nhận theo nhiều góc
độ khác nhau: như một giá trị, một lý tưởng, một hệ thống chính trị hoặc như một
hình thức quan hệ giữa người cầm quyền với người dân, … mà theo đó khái niệm
dân chủ có những cách diễn giải khác nhau, thậm chí đã có những cách hiểu, cách
giải thích và thực hành dân chủ trái ngược nhau trong lịch sử

2. Quyền con người và quyền công dân

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con
người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý
quốc tế. Về mối quan hệ giữa nhân quyền và hiến pháp, GS. Hoàng Văn Hảo
viết: “Chính vai trò giá trị của quyền con người, quyền công dân mà trong tư duy
chính trị của nhân loại, vấn đề quyền con người, quyền công dân trở thành một
nội dung chính của lịch sử lập hiến. Luật về các quyền của Anh sau Cách mạng
1689, Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân

1
quyền của Pháp, hiến pháp của tất cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào (tư bản, xã
hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển) đều có chế định quyền con người, quyền
công dân. Đó là nội dung cơ bản nhất của mỗi hiến pháp, nội dung quan trọng
đến mức nếu không có chế định quyền con người, quyền công dân, thì cũng
không thể có bản thân hiến pháp, nội dung đó chi phối kết cấu của bản hiến
pháp, chế định quyền công dân thường được đặt lên hàng đầu trong hiến pháp
của nhiều nước”1.

Tuy nhiên, giữa quyền con người và quyền công dân có sự phân biệt với
nhau, dù không nhiều. Bảng sau so sánh giữa hai khái niệm quyền công dân và
quyền con người.

Quyền con người Quyền công dân

Là những quyền bẩm sinh, vốn Là những lợi ích pháp lý được
có của con người, được cộng các nhà nước thừa nhâ ̣n và bảo
Khái
đồng quốc tế bảo vệ, nếu không vệ cho những người có quốc tịch
niệm
được hưởng thì không thể sống của nước mình.
như một con người.
- Các văn bản pháp lý quốc tế. Hiến pháp, luật và các đạo luật
Văn bản
- Hiến pháp, luật và các đạo luật quốc gia.
ghi nhận
cơ bản của quốc gia.
Tự nhiên, vốn có, không do chủ Được Nhà nước xác định bằng
Bản chất
thể nào ban phát. các quy định pháp luật.

Áp dụng trên phạm vi quốc tế, Chỉ áp dụng trong lãnh thổ quốc
được bảo đảm và thực hiện giống gia, mỗi quốc gia có mỗi quy
Đặc điểm nhau, không thay đổi theo thời định riêng về quyền mà công dân
gian. được hưởng, có thể thay đổi theo
thời gian.
Chủ thể Tất cả con người trên thế giới. Những chủ thể có đầy đủ điều
nắm kiện được quy định trong pháp

1
Hoàng Văn Hảo, Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền    công dân.    In trong:  Trung tâm
Nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Raoul Wallenberg về
Quyền con người và Luật nhân đạo – Đại học Lund – Thụy Điển: Hiến pháp, pháp luật và quyền con người –
Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Hà Nội, 2001, tr. 148.
2
quyền luật mỗi quốc gia.
Thời Từ khi con người được sinh ra. Từ khi chủ thể đáp ứng được đầy
điểm phát đủ các điều kiện mà mà pháp luật
sinh của mỗi quốc gia quy định.
quyền
Các diễn đàn, thủ tục điều tra, Bằng quyền lực nhà nước của
giải quyết khiếu nại, tố cáo vi mỗi quốc gia.
Cơ chế
phạm nhân quyền của Liên hợp
bảo đảm
quốc và một số tổ chức liên chính
thực hiện
phủ khu vực được thành lập theo
các Điều ước quốc tế.

3. Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp là cơ
sở đánh giá mức độ dân chủ của mỗi quốc gia

Dân chủ và quyền con người là những hiện tượng luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau, là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong đó dân chủ là hình thức và
quyền con người chính là những yếu tố tạo nên sự dân chủ đó, là nội dung. Dân
chủ là hình thức, hình thái nhà nước, là phương thức, cơ chế quản lý xã hội trong
đó nhân dân được coi là người chủ quyền lực. Quyền con người và quyền công dân
là những khái niệm chỉ gắn liền với chế độ dân chủ, có quan hệ mật thiết không thể
tác rời. Mục đích chủ yếu của dân chủ là để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con
người và phẩm giá con người. Dân chủ dưới hình thức dễ nhận biết là các quyền
dân chủ, là quyền được hành động không bị ràng buộc, cản trở và chủ động thực
hiện theo ý chí một các tự do. Quyền dân chủ sẽ là quyền tự do không bị cản trở từ
phía quyền lực nhà nước và quyền chủ động thực hiện những hành vi một cách tự
do trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền chủ động tham
gia vào việc thực hiện quyền lực nhà nước là một biểu hiện của quyền dân chủ của
công dân. Quyền dân chủ biểu hiện là quyền con người, quyền công dân.

Việc đánh giá mức độ dân chủ của quốc gia có thể xem xét trên các góc độ:

3
3.1. Sự ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp

Việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp với tư cách
là đạo luật cơ bản của một quốc gia là một sự đảm bảo pháp lý để các quyền đó
được tôn trọng và đảm bảo thực hiện, hay nói một cách khác thì “hiến pháp chính
là văn bản đảm bảo nhân quyền ở một quốc gia”. Việc đảm bảo rằng quyền con
người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp, trước hết là cơ sở, là bước
khởi đầu cho việc thực thi và bảo vệ cũng như thúc đẩy quyền con người, quyền
công dân ở mỗi quốc gia. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp của một
nước cũng là sự khẳng định và đảm bảo về mặt số lượng cũng như phạm vi các
quyền mà các công dân cũng như cá nhân nước ngoài sống tại nước đó được
hưởng thụ.

Lịch sử nhân loại đã cho thấy, ngay từ khi giành được thắng lợi trong cuộc
cách mạng tư sản làm thay đổi địa vị của người dân từ “thần dân” sang “công dân”,
trở thành những người có quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giai
cấp tư sản đã chú ý đến việc bảo vệ thành quả này. Theo đó, điều cần phải làm là
ghi nhận những quyền này như một sự tuyên bố về nhân quyền và phải bảo vệ
những quyền đó trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, kể cả từ phía
nhà nước. Muốn đáp ứng được điều đó thì cần có một văn bản pháp lý có hiệu lực
cao để ghi nhận các quyền con người với tư cách là thành quả của cuộc cách mạng
tư sản. Cũng từ đây, hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận các quyền
tự do của con người ra đời. Như vậy, ngay từ đầu, hiến pháp đã là văn bản quan
trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Nhờ sự ghi nhận này mà quyền
con người, quyền công dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo đảm. Có
thể nói rằng, hiến pháp sinh ra là để mang sứ mệnh bảo đảm quyền con người.
“Nếu như không có vấn đề phải bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không
cần có một bản hiến pháp cho mỗi một quốc gia.2

2
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Vai-tro-cua-hien-phap-trong-viec-131
4
3.2. Đánh giá mức độ dân chủ qua việc đánh giá mức độ tổ chức thực hiện và
bảo về quyền con người, quyền công dân.

Trong tư tưởng về một nhà nước pháp quyền, Nhà nước có chủ quyền và áp
đặt sự cai trị của mình lên toàn bộ dân chúng trong một cộng đồng chính trị nhất
định, thì Hiến pháp mang bản chất giới hạn quyền lực của nhà nước, ràng buộc các
trách nhiệm của nhà nước. Với tư cách là đạo luật cơ bản của nhà nước, ngoài mức
độ chi tiết của các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp thì Hiến pháp
còn có tư cách là văn bản quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, bằng
cách này, hiến pháp đã buộc nhà nước phải thực thi quyền lực mình trong phạm vi
và giới hạn mà hiến pháp quy định, ngăn chặn sự vượt quá giới hạn về quyền lực
của các cơ quan, cán bộ nhà nước, bắt buộc họ chỉ được phép sử dụng quyền lực
được giao trong phạm vi cho phép. Nhờ đó mà có sự đảm bảo cần thiết cho quyền
con người, quyền công dân không bị xâm phạm.

Thực tế thì ngoài việc ghi nhận, tạo cơ chế thực thi thì cơ chế bảo vệ cũng là
một trong những yếu tố để đánh giá mức độ đảm bảo quyền con người, quyền công
dân. Việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp không chỉ là
sự thừa nhận từ phía nhà nước về những quyền ấy mà còn là sự khẳng định trách
nhiệm của nhà nước trong việc hiện thực hóa những quyền này. Điều đó có nghĩa
rằng, khi một nhà nước ghi nhận các quyền cho công dân của mình và cho các cá
nhân sống trong lãnh thổ quốc gia thì đồng thời cũng xác lập nghĩa vụ đảm bảo
những quyền đó được thực thi. Như vậy, quyền con người, quyền công dân luôn
song hành với nghĩa vụ của nhà nước. Do vậy, có thể nói rằng, hiến pháp chính là
văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân của một quốc gia; đồng thời
cũng là văn bản quy trách nhiệm của nhà nước đó trong việc phải tạo ra điều kiện
vật chất cũng như cơ chế để hiện thực hóa những gì đã ghi nhận.

Khác với hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ,
quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật
được chính thức thừa nhận; đồng thời, các cơ quan quyền lực phải do bầu cử mà
ra. ở đây, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế,

5
quản lý và điều hành xã hội, là nền tảng của trật tự xã hội và là chuẩn mực có tính
chất cưỡng chế nhằm điểu chỉnh hành vi của các cá nhân và các quan hệ trong xã
hội. Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có
dân chủ, hay đúng hơn là dân chủ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng
của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ
được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần
tuý. Do vậy, có thể nói rằng, trong trường hợp này hiến pháp đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bảo đảm bằng cách
“bắt” nhà nước phải thực hiện chính những gì mà mình đã ghi nhận về quyền con
người, quyền công dân trong nội dung của hiến pháp.

3. Kết luận

Lịch sử lập hiến của thế giới cho thấy, tất cả các bản Hiến pháp đều điều
chỉnh các quan hệ chủ đạo bao gồm: chế độ xã hội và chế độ nhà nước, vị trí pháp
lý của con người, của công dân, vị trí của quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Trong
đó, quyền con người và quyền công dân là những nội dung quan trọng của các bản
Hiến pháp. Ngày nay, các quốc gia đều ghi nhận quyền con người và quyền công
dân trong hiến pháp của nước mình. Chương về “quyền con người, quyền công
dân” thường được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp của mỗi quốc gia; hay
nói một cách khác là được Hiến pháp và pháp luật của mỗi Nhà nước quy định và
đảm bảo thực hiện. Thông qua việc ghi nhận về mặt nội dung, tổ chức thực hiện
và bảo về các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp, có thể đánh giá
được mức độ dân chủ của mỗi quốc gia.

6
Tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp Việt Nam năm 2013


2. Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp, 2018
3. https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Vai-tro-cua-hien-
phap-trong-viec-131
4. https://vksndtc.gov.vn/vanban/Pages/van-ban-moi.aspx?ItemID=212
5. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-sua-oi-hien-phap-
nam-1992/-/2018/19892/mot-so-so-sanh-quyen-con-nguoi-voi-quyen-cong-
dan.aspx

You might also like