You are on page 1of 6

Thảo Linh : Hello mng ha , hnay nhóm tụi mình sẽ thảo luận về

vấn đề Tại sao nói ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt ?
Thục Quyên: Vấn đề này mình nghĩ nên chia ra làm hai phần
để phân tích. Đầu tiên phải chứng minh đc tại sao ngôn ngữ là
hiện tượng xã hội và tại sao nó đặc biệt . Vậy có ai biết tại sao
NN đc gọi là hiện tượng xã hội hong ?
Thảo Nguyên: Hmm tui nghĩ là theo triết học Marx NN có bản
chất xã hội bởi nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện
giao tiếp.
Nhất Phương: Làm sao biết được NN gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của xã hội ?
Ly Ly : Theo như tui đã tìm hiểu thì NN liên quan đến cá nhân
mỗi ng vì mỗi ng sẽ có cách sử dụng khác nhau nhưng nó lại
không phụ thuộc vào cá nhân.Vì 1 trong những mục đích chính
của NN là phục vụ nhu cầu giao tiếp giữa người với người nên
đây là sản phẩm của tập thể. Nhờ vậy ự tồn tại và ptrien của nó
gắn liền với sự phát triển của cộng đồng sử dụng NN đó .
Hoàng Nguyễn: À , nhưng mà tui chưa rõ hiện tượng xã hội là
gì cho lắm ? Tui chỉ biết nó là 1 xu hướng trong cộng đồng
nhưng mà vẫn chưa hiểu rõ bản chất của nó .
Đông Quân:Ừ , kiểu nó là những sự kiện xu hướng hay phản
ứng diễn ra trong một nhóm người hoặc cộng đồng . Để tui đưa
ra ví dụ cho mng rõ hơn nha . Nó giống như những cuộc cách
mạng hay biểu tình được hưởng ứng của đông đảo mọi người
tham gia .Hay ngày nay , giới trẻ có xu hướng sử dụng các trang
mạng xã hội như : tiktok, facebook,...... nó cũng đc gọi là hiện
tượng xã hội.
Trí Kiệt: Ohhh, mình hiểu rồi . Mà nãy bạn có bạn nói NN
mang bản chất của xã hội thì dựa vào đâu để chứng minh điều
đó ?
Thành Tấn: Để tui giải thích cho bạn nha. Thứ nhất, đặc điểm
của hiện tượng xã hội là do xã hội tạo ra và tồn tại liên quan tới
mqh giữa người với nhau (đặc điểm đầu tiên). Thứ hai , hiện
tượng xã hội là hành vi của 1 người hay một số nhiều có ảnh
hưởng tới người khác (đặc điểm 2 ) . Đây chính là những nét
tương đồng giữa đặc điểm của hiện tượng xã hội và bản chất xã
hội của ngôn ngữ , như nãy có bạn nào đã trình bày rùi
Phạm Linh: Nhưng mà mình vẫn chưa thấy được sự tương
đồng của nó ?
Ly Ly: Nghĩa là cái (đặc điểm đầu tiên) nó tương đồng với 2 bản
chất xã hội của NN là phương tiện giao tiếp và gắn liền với sự
tồn tại , ptriển của xã hội. Còn (đặc điểm 2) tức là đang nói về
việc thể hiện ý thức của xã hội trong bản chất xã hội của ngôn
ngữ . (hmm .... hmmm ) tui hong biết nói sao cho dễ hiểu hơn
nữa .....
Thảo Linh : Ừ, bạn nói đúng rùi á . ( đặc điểm 2) sẽ tạo ra 1 xu
hướng diễn ra trong một nhóm người hoặc cộng đồng như
những ví dụ mà bạn Quân đã đề cập trong khái niệm về hiện
tượng xã hội. Những cái xu hướng như vậy sẽ thể hiện ý thức
của xã hội cũng giống như NN luôn đi liền với tư duy của con
người, con người truyền tải , trao đổi nội dung đồng thời tác
động lẫn nhau điều đó sẽ tạo nên hệ thống phản ánh thái độ của
xã hội thông qua NN .
Thảo Nguyên : đúng rồi, như thời xưa ,tầng lớp nông dân , công
dân họ thường kêu gọi mọi người biểu tình chống lại những
chính sách vô lý của thực dân phong kiến . Hay ta có thể thấy
ngày nay , mọi người sẽ tuyên truyền về tầm quan trọng môi
trường hoặc những tác hại của các chất kích sẽ gây hại đến sức
khỏe,.....
Hoàng Nguyễn: Thì những tranh luận của mng ở trên cũng đã
chứng minh được NN là hiện tượng xã hội . Điều này đã ngầm
thừa nhận NN tồn tại và phát triển theo những qui luật khách
quan , không phụ thuộc và ý chí, nguyện vọng của cá nhân và
không có sự can thiệp của con người vào sự phát triển của ngôn
ngữ. Nhưng vì sao NN lại là hiện tượng xã hội đặc biệt mới là
vấn đề trọng tâm chúng ta cần bàn.
Thục Quyên: Theo mình nghĩ nguyên nhân là do theo quan
điểm của Marx thì hiện tượng xã hội được chia làm 2. Đó là cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nhưng mà vì NN không
thuộc hai điều trên đã khiến nó trở thành một phần tách biệt
trong hiện tượng xã hội.
Hương Đinh: Nhưng ở đây cũng có nhiều bạn còn mơ hồ về
khái niệm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, có bạn
nào muốn giải thích không?
Trí Kiệt: Trong những tài liệu mình tra ra được thì cơ sở hạ tầng
là toàn bộ mối quan hệ sản xuất như sản phẩm lao động, tỏ chức
lao động sản xuất và đối tượng lao động của xã hội ở một giai
đoạn phát triển nào đó. Còn kiến trúc thượng tầng là những quan
điểm về chính trị, đảng phái, tôn giáo, nghệ thuật,… của xã hội
và các tổ chức xã hội tương ứng với cơ sở hạ tầng.
Thảo Linh: Nhưng có một số ý kiến cho rằng ngôn ngữ cũng
được gọi là một công cụ của con người thì tại sao nó lại không
thuộc về cơ sở hạ tầng?
Hương Đinh: Mình đồng ý là NN liên hệ trực tiếp với sản xuất
của con người và các hoạt động khác của con người trên tất cả
mọi lĩnh vực từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng
tầng. Nhưng nếu đã thuộc về cơ sở hạ tầng thì bắt buộc phải có
khả năng tạo ra vật chất, của cải. Công cụ lao động có thể làm
được điều đó còn NN thì lại không. Vì NN là công cụ giao tiếp
trong XH đồng thời là phương tiện trao đổi ý kiến, giúp con
người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung
trên mọi hoạt động xã hội.
Phạm Linh: Nếu NN đã không là CSHT thì nó sẽ càng không
phải là kiến trúc thượng tầng vì mỗi kiến trúc thượng tầng đều
do cơ sở hạ tầng sinh ra. Khi CSHT nào đó bị phá vỡ thì KTTT
cũng sụp đổ theo. Nhưng riêng NN thì không hề bị lãng quên và
thay đổi sang ngôn ngữ mới mà nó biến đổi liên tục và phát triển
dù CSHT và KTTT được đổi mới. Những điều này là vì NN
không do CSHT sinh ra mà được hình thành, bảo vệ và phát
triển phù hợp với nhu cầu của con người qua từng thời đại.
Thành Tấn: Nhưng nếu KTTT có liên quan đến chính trị mà
NN lại là phương tiện phục vụ cho cách mạng hay biểu tình thì
NN có mang tính giai cấp giống KTTT hay không?
Thục Quyên: Mình nghĩ điều đó là sai. Vì NN ra đời cùng xã
hội loài người ngay khi loài người xuất hiện nhu cầu giao tiếp.
Và khi loài người bắt đầu phân chia giai cấp, mọi giai cấp vẫn
có thể giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau. Khi XH phân
chia giai cấp, ngôn ngữ có thể là công cụ để kêu gọi đấu tranh về
giai cấp nhưng không phải để phân biệt ngôn ngữ mà là để đòi
quyền lợi.
Nhất Phương: Mình sẽ bổ sung thêm ý kiến cho bạn, vì giai cấp
thuộc phạm trù chính trị học còn ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn
ngữ học. Nên với tư cách là công cụ giao tiếp của toàn XH, phân
hoá giai cấp trong XH không hề ảnh hưởng đến sự phân hoá
ngôn ngữ. Rõ nét hơn là ngay khi nhà nước thay đổi về hình hài
kinh tế xã hội thì giao tiếp chung giữa các giai cấp không thay
đổi, NN chỉ phát triển và đa dạng hoá để phù hợp với sự phát
triển của xã hội mà thôi.
Đông Quân: Nhóm mình đã thảo luận cặn kẽ và đưa ra mọi dẫn
chứng cần thiết để chứng minh được ngôn ngữ là hiện tượng xã
hội đặc biệt. Vậy mn còn có ý kiến nào khác không?
(Nhóm trả lời không để còn được đi ngủ^^)
Nếu không thì nhóm mình sẽ kết thúc buổi thảo luận ngày hôm
nay. Cảm ơn mn đã tham gia đầy đủ và đúng giờ nha.

You might also like