You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN:
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ BÀI:
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải một vấn đề của thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay.

HỌ VÀ TÊN : Vi Ngọc Yến Quỳnh

MSSV : 461844

LỚP : 4618

MỤC LỤ
C

MỞ ĐẦU........................................................................................................................
NỘI DUNG......................................................................................................................
I.Khái niệm :...............................................................................................................
1.1.Khái niệm “mâu thuẫn” và “mâu thuẫn biện chứng”:.......................................
1.2. Các tính chất chung của mâu thuẫn :................................................................
II. Quá trình vận động của mâu thuẫn:...................................................................
2.1. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau:...................................................................................................................
2.2.Sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn:...............................................................
III.Ý nghĩa phương pháp luận:...............................................................................
IV. Liên hệ thực tiễn: .................................................................................................
KẾT LUẬN....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................

MỞ ĐẦU
Triết học Mác- Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên; xây dựng thế giới quan và phương
pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.Nói rằng
quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập “hạt nhân” của phép biện
chứng quả không sai. Bởi theo V.I.Lênin, “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện
chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được
hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải
thích và một sự phát triển thêm 1.” Vì tầm quan trọng của Quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập cũng như mong muốn dựa vào kiến thức đã học
để lý giải,phân tích vấn đề quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay. Do kiến thức
còn hạn chế nên việc sơ sài và thiếu thông tin trong bài làm chắc chắn sẽ xảy ra.
Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái nhìn sâu sắc
hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!

1
V.I.Lênin: Toàn tập,Nxb. Tiến bộ.Mátxcơva,1981.t29.tr240
NỘI DUNG
I.Khái niệm:

*Quy luật: những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và
lặp lại giữa các mặt, các yếu tố,các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Với tư cách là một một môn khoa học về
mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu
những quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong đó phải kể đến quy
luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

*Vị trí và vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập: hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,xã hội và tư duy.

1.1. Khái niệm “mâu thuẫn” và “mâu thuẫn biện chứng”:

Nếu như trong quan điểm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối lập phản logic,
không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối
lập thì trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ
thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật,hiện tượng với nhau.Trong thực tế, mâu thuẫn không
chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập của
một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc sự vật và hiện tượng), mà còn là
mối quan hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là mâu thuẫn còn là sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên sự tự vận động của một đối tượng.

Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập hay còn là các mặt, các thuộc tính,
các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật, hiện tượng... vốn có trong “cái
thống nhất” (đối tượng được xem xét). Chúng là “sự phân đôi của cái thống
nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn nhau, theo chiều hướng trái
ngược nhau và loại trừ lẫn nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại của sự vật; nhưng
đồng thời lại thống nhất với nhau.

Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau
tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Ph.Ăngghen từng khẳng định, mâu thuẫn biện
chứng “tồn tại một cách khách quan ở trong bản thân các sự vật và các quá
trình và có thể bộc lộ ra dưới một hình thức hữu hình2”; “trong sinh vật học
cũng như trong lịch sử xã hội loài người, quy luật ấy đều được xác nhận3”.

1.2. Các tính chất chung của mâu thuẫn biện chứng:

Mâu thuẫn không chỉ có tính khách quan, tính phổ biến mà còn có tính đa dạng
phong phú. Tính khách quan của mâu thuẫn thể hiện ở chỗ mâu thuẫn của sự
vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại độc lập,không phụ thuộc vào ý thức của
con người; hay nói cách khác, mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện
tượng. Ph.Ăngghen còn chỉ ra rằng, nếu ngay cả những dạng vận động cơ học
đơn giản cũng chứa đựng mâu thuẫn thì ở những hình thức vận động cao hơn
không thể không có mâu thuẫn, kể cả tư duy con người: “Nếu như điện, từ v.v.
đều phân cực, đều vận động trong những mặt đối lập, thì tư duy cũng thế”.

Bên cạnh đó, mọi sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy đều tồn tại mâu thuẫn. Chỉ có sự khác nhau giữa mâu thuẫn đã phát hiện ra
và mâu thuẫn chưa phát hiện ra. Ph.Ăngghen từng khẳng định rằng “ Như vậy,
sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá
trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn
chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến4”.

Cuối cùng, tính đa dạng của mâu thuẫn thể hiện ở chỗ : mỗi sự vật, hiện tượng,
quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác
nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí,vai trò
khác nhau đối với sự tồn tại,vận động và phát triển của sự vật. Đó là mâu thuẫn
bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu,... Trong
các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác
nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.

II. Quá trình vận động của mâu thuẫn:

2
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Sđd., t.20, tr.173.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Sđd., t.20, tr.517.
4
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn bộ,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994,t20,tr173-174.
2.1. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau:

Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Khái
niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, nương tựa, ràng
buộc, làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Bên cạnh đó, Khái niệm
đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ phủ định nhau của các mặt đối lập.

Trong mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thì sự đấu
tranh giữa chúng là tuyệt đối, nói lên sự vận động tuyệt đối của sự vật; còn sự
thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, là sự đứng im tương đối của sự vật.
Theo V.I.Lênin: “ Sự thống nhất ( phù hợp, đồng nhất tác dụng ngang nhau )
của các mặt đối lập là có điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu
tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển,
sự vận động là tuyệt đối5.”

2.2. Sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn :

Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn biểu hiện ở sự khác biệt giữa hai thuộc tính, hai
yếu tố nào đó và dần dần phát triển thành hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập đó tồn
tại trong cùng một sự vật, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Theo thời
gian, sự khác nhau của hai mặt đối lập phát triển thành sự đối lập.Khi hai mặt
đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và nếu gặp điều kiện thích hợp
thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết làm cho
sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự vật mới ra đời lại nảy sinh mâu thuẫn mới
và quá trình tác động chuyển hóa của mâu thuẫn mới lại tiếp diễn.

Bởi vậy, sự liên hệ, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.Có thể tạm chấp nhận ý kiến
của số đông các nhà triết học hậu thế rằng, “Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực
của sự phát triển ở tất cả các khâu, các mặt, các giai đoạn và các phương diện
của nó - thống nhất, đấu tranh và giải quyết với tính cách là những quá trình
diễn ra từ khi mâu thuẫn được hình thành đến khi bị thủ tiêu để cái mới xuất

5
V.I.Lênin: Toàn tập,Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva,1981,t29,tr379-380.
hiện6”. Nếu thừa nhận động lực là cái có ý nghĩa kích thích, thúc đẩy, đóng vai
trò là xung lực của sự vận động, thì khó có thể phủ nhận vai trò của các nhân tố,
các mặt trong giai đoạn mâu thuẫn chưa đạt tới trình độ chín muồi. Hơn thế nữa,
nếu coi động lực là cái luôn có sự tham gia của yếu tố tinh thần, ý chí thì động
lực là cái chỉ có ở con người và ở một số loài động vật ít nhiều có trí khôn khi
chủ thể có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn. Không thể nói đến ý chí giải quyết
mâu thuẫn của bản thân thế giới vật chất ngoài con người.

III. Ý nghĩa phương pháp luận:

Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển, do vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta
phải biết phát hiện ra mâu thuẫn, tôn trọng mâu thuẫn, nắm được bản chất,nguồn
gốc và khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật để từ đó đưa ra được
những đường lối, chủ trương, biện pháp phù hợp đối với việc cải tạo,biến đổi sự
vật.

Bên cạnh đó, mâu thuẫn còn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc
nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể,tức là
biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp.
Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị
trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc
điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn
một cách đúng đắn. Theo V.I.Lênin, “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự
nhận thức các bộ phận đối lập của nó..., đó là thực chất... của phép biện
chứng7”.

Cuối cùng phải nắm vững được các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp
với từng loại mâu thuẫn cụ thể, với trình độ phát triển của mâu thuẫn đó. Không
được điều hòa mâu thuẫn mà cần phải tìm ra được phương thức, phương tiện
cũng như lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.

IV. Liên hệ thực tiễn:


6
Xem: Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
7

V.I.Lênin (1981), Sđd., t.29, tr.378


Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Mối quan hệ bị ràng buộc bởi quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên. Các
thỏa thuận được đưa ra trong mối quan hệ này thường sẽ là công việc, điều kiện
lao động, trả công, điều kiện công tác và nhiều vấn đề nữa. Người sử dụng lao
động, với mục đích của mình là lợi nhuận, sẽ tìm cách giảm các chi phí đầu vào
gồm: Nguyên, nhiên, vật liệu, lao động.
Tuy nhiên, đó đều là những thứ mà họ khó có thể quyết định, bởi vì nó phụ
thuộc vào thị trường, vào đối tác thương mại. Cái dễ biến thiên nhất chính là hạ
giá sức lao động. Để hạ giá sức lao động, người sử dụng lao động có thể áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau như: Hạ lương, cắt giảm chi phí bảo hiểm, cắt giảm
chi phí bảo hộ lao động, tăng thời gian làm việc, tăng cường độ làm việc với kỷ
luật lao động hà khắc... Tất cả những cái đó đều đụng chạm, đều đánh vào
quyền, lợi ích của người lao động, bởi lẽ những người lao động luôn mong
muốn có được một công việc ổn định, mức thu nhập cao, và cả điều kiện làm
việc ngày càng được cải thiện.

Từ đó, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh bắt
đầu từ lý do kinh tế.Nhưng cũng có thể trong thời điểm nào đó, sự xung đột có
nguyên nhân trực tiếp từ thái độ đối xử thiếu đúng đắn, song sâu xa vẫn là
nguồn gốc kinh tế. Mâu thuẫn đó rất khó có khả năng triệt tiêu và luôn là vấn đề
của quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi hai mặt đối lập
của mâu thuẫn xung đột gay gắt và điều kiện đã chín muồi cũng là lúc Luật lao
động ra đời với nhiệm vụ quan trọng là điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động, khống chế, điều hoà các xung đột cá nhân
trong quan hệ lao động cá nhân, tức quan hệ việc làm. Mâu thuẫn của các bên
trong quan hệ việc làm đó chính là vấn đề thứ hai mà luật lao động phải bao
quát. Bởi vì, nếu quan hệ người lao động- người sử dụng lao động không được
tồn tại trong hòa bình thì sẽ ảnh hưởng tới không chỉ các cá nhân đó. Nó còn là
những cơ sở cho các xung đột lớn hơn, có tầm bao quát hơn, ảnh hưởng tới đời
sống lao động và đời sống kinh tế - chính trị của xã hội.

Khi mâu thuẫn giữa các cá nhân người lao động và người sử dụng lao động mất
đi thì mâu thuẫn mới nảy sinh. Trong quá trình duy trì mối quan hệ lao động,
những người lao động đã tìm cách cố kết nhau nhằm tăng cường thêm sức mạnh
của mình. Họ lập ra tổ chức của mình với mục đích và hy vọng sẽ cân bằng về
thực lực đối với người sử dụng lao động. Có thể kể đến như là Công đoàn
(nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là “một hiệp hội của những người làm công ăn
lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ”, hoặc là
nghiệp đoàn của những người công nhân. Các công đoàn được thành lập đã có
đủ khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo, biến sức mạnh đoàn kết theo số đông lúc
ban đầu thành sức mạnh mang tính xã hội có tổ chức.Và như vậy, bên cạnh
những mâu thuẫn người lao động-người sử dụng lao động mang tính cá nhân,
trong quan hệ công nghiệp còn chứa chất những mâu thuẫn giai cấp giữa giai
cấp công nhân và giai cấp tư sản.

Vì thế, luật lao động dần dần phải bổ sung, hoàn thiện, lúc ban đầu có nhiệm vụ
của nó chỉ là điều chỉnh quan hệ việc làm và điều hoà các mâu thuẫn, các xung
đột cá nhân. Nó buộc phải bổ sung vào nhiệm vụ điều chỉnh của nó danh mục
các xung đột tập thể giữa các tập thể người lao động và cao hơn nữa, giữa giai
cấp công nhân với bên sử dụng lao động. Ví dụ trên như khẳng định lại phần nào
quan điểm của Lênin “ Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối
lập.8” Khi một mâu thuẫn được giải quyết sẽ lại tiếp tục nảy sinh ra một mâu
thuẫn mới và quá trình tác động, chuyển hóa giữa 2 mặt đối lập lại tiếp diễn, làm
cho sự vật,hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển.

8
V.I.Lênin (1981), Sđd., t.29, tr.379.
KẾT LUẬN:

Là một trong ba quy luật cơ bản, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập là hạt nhân và là thực chất của phép biện chứng duy vật. Với quy luật
này, nguyên nhân, nguồn gốc và động lực của sự tự vận động và phát triển,
được giải quyết triệt để trong triết học Mác. Ngày nay, quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập vẫn là công cụ triết học hữu hiệu giúp con người
kiểm soát được động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, vận
dụng đúng và có hiệu quả quy luật này vào đời sống xã hội bao giờ cũng không
giản đơn. Trong khi đó, đồng thuận xã hội, ổn định xã hội, đoàn kết xã hội,... lại
cũng là những động lực của sự phát triển xã hội mà từng quốc gia cũng như
cộng đồng thế giới, từ lâu đã coi là hiển nhiên và vẫn đang không mệt mỏi thực
hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA


MÁC- LÊNIN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA.
2. Nghiên cứu Khoa học Xã hội Và Nhân Văn, Một số vấn đề về quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Hồ Sĩ Quý.
3. Lênin toàn tập.Tập 18,1908 /V.I. Lê-nin.
4. Giáo trình Triết học Mác-Lênin.
5. Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế -
xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

You might also like