You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ
---------*****---------

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ KẾT HỢP BIỆN CHỨNG CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ
SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

GIẢNG VIÊN: TS. TRẦN NGUYÊN KÝ


LỚP: CH K32 -2 TT7 -A 212
HỌC VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG - 522202070674

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


MỤC LỤC

1. LÝ LUẬN: ................................................................................................................................ 1
1.1.1. Định nghĩa: ....................................................................................................................... 1
1.1.2. Nội dung ............................................................................................................................ 1
1.1.3. Vai trò: .............................................................................................................................. 2
1.1.4. Điều kiện của kết hợp các mặt đối lập: .......................................................................... 3
2. VẬN DỤNG: ............................................................................................................................. 4
2.1. Vận dụng của V.I.Lênin trong thực tiễn cách mạng Nga: ................................................ 4
2.2. Vận dụng của Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam: ................................ 5
2.3. Vận dụng của Đảng Cộng sản Việt nam trong công cuộc đổi mới đất nước: ................. 7
2.4. Vận dụng của bản thân vào chuyên môn: ........................................................................ 10
3. Kết luận ................................................................................................................................... 11
Như chúng ta đã biết, mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như
mọi lĩnh vực của đời sống. Từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người… tất cả
những lĩnh vực đó nếu thiếu đi mâu thuẫn cơ bản tạo thành sự vật, hiện tượng đó thì
bản thân sự vật, hiện tượng không còn khả năng tồn tại. Mâu thuẫn có từ khi sự vật,
hiện tượng xuất hiện và chính nó là động lực cho sự phát triển, là nguồn gốc của sự
vận động bên trong sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, việc nắm được sự kết hợp giữa
các mặt đối lập để vận dụng vào cuộc sống đời thường và công việc chuyên môn có
một ý nghĩa rất quan trọng.
1. LÝ LUẬN:
1.1.1. Định nghĩa:

Nói về ba quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, V.I Lênin đã phát biểu
rằng quy luật của sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân của phép
biện chứng” bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận
động và phát triển của sự vật, và là chìa khóa giúp chúng ta nắm vững thực chất của
các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.1.2. Nội dung

Mọi sự vật hiện tượng diễn ra trên thế giới đều có liên hệ lẫn nhau và luôn vận động,
phát triển; sự vận động phát triển do các mâu thuẫn gây ra, các mâu thuẫn biện chứng
khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua ba giai đoạn: hình thành (sự xuất hiện của các
mặt đối lập) – hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) – giải quyết
(sự chuyển hóa của các mặt đối lập).
Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời với những
mâu thuẫn biện chứng mới hay thay đổi vai trò tác động của các mâu thuẫn biện chứng
cũ.
Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế
gới vật chất. Vận động, phát triển mang tính tự thân.
Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mang tính khách quan và phổ biến.
Tất cả các sự vật hiện tượng xảy ra đều luôn khác nhau, nhưng đều tồn tại trong một

1
mối quan hệ phổ biến với nhau theo những cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nó có tính
khách quan do đó là những thứ vốn có trong các sự vật hiện tượng và có tính phổ biến
do sự thống nhất và đáu tranh của các mặt đối lập tồn tại trong tất cả lĩnh vực tự nhiên
và xã hội. Vì những tính chất khách quan và phổ biến đó nên nó có tính đa dạng và
phức tạp. Có thể nói các khác, trong mỗi sự vật hiện tượng không chỉ có một mẫu
thuẫn mà có đa dạng các mâu thuẫn, sự đấu tranh đạt đến một mức độ nào đó thì mâu
thuẫn sẽ được giải quyết, sự vật mới sẽ ra đời. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra
đời và hình thành một quá trình mới, làm cho sự vật không ngừng vận động và phát
triển.
Một số điều cần lưu ý khi xem xét các mặt đối lập:
- Tất cả những đối lập đều xuất phát từ sự đối lập giữa những thuộc tính nhất
định. Ví dụ: sự đối lập giữa làm chủ và làm thuê, giữa áp bức và bị áp lực,
thống trí và bị trị… Những thuộc tính này sở dĩ đối lập nhau vì chúng có những
khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, chống đối nhau.
- Không phải là tất cả, mà chỉ có một số thuộc tính trong các bộ phận, sự vật, hệ
thống đó đối lập với nhau. Ví dụ: sự đối lập giữa hai giai cấp không có nghĩa là
tất cả những gì thuộc hai giai cấp đó đối lập nhau.
- Sự đối lập giữa hai sự vật, bộ phận, hệ thống có thể là sự đối lập giữa các thuộc
tính cơ bản, cũng có thể là thuộc tính không cơ bản.
- Sự đối lập giữa hai sự vật, bộ phận, hệ thống có thể là sự đối lập giữa các thuộc
tính tất nhiên, cũng có thể là sự đối lập giữa một số dấu hiệu không tất nhiên.
1.1.3. Vai trò:

Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đâu tranh của hai mặt đối lập. Trong đó: thống
nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh giữa hai mặt đối lập là
tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và
phát triển của sự vật là tự thân và diễn ra liên tục. Tính tương đối của thống nhất giữa
các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật đa
dạng phức tạp, giai đoạn … Như vậy, mâu thuẫn là khách quan phổ biến, đa dạng. Mọi
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thống nhất của các mặt đối lập.
2
Chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hóa giữa chúng là nguồn gốc,
động lực của sù phát triển
1.1.4. Điều kiện của kết hợp các mặt đối lập:

Mâu thuẫn của sự vật, biêu rhienej ở cuộc đáu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập
là nguồn gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Trong tư tưởng biện chứng của
C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quan niệm nguồn gốc của mọi sự
vận động, phát triển của sự vật khách quan đề bắt nguồn từ mâu thuẫn bên trong, các
tác giả luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề
thống nhất, vấn đề đấu tranh, các vấn đề kết hợp các mặt đối lập. Trong đó vấn đề kết
hợp các mặt đối lập được các ông xem xét với tính cách là một biểu hiện hoạt động
của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định,
trên cơ sở nhận thức sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn
này.

Chúng ta cần tiếp cập từ ba góc độ khi đề cập đến vấn đề thống nhất giữa các mặt đối
lập trong một mâu thuẫn biện chứng:
- Xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức là sự
thống nhất khách quan vốn có của chúng. Sự thống nhất có tính tương đối,
thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.
- Xem xét dự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Việc cần
làm ở đây là vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại, ẩn náu dưới vỏ bọc thống
nhất hoàn chỉnh. Đứng dưới góc độ mâu thuẫn không tự bộc lộ ra mà nó tồn tại
bên trong, điều này là không đơn giản, tùy thuộc vào nhân tố chủ quan của chủ
thể.
- Xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Trên cơ sở
nhận thức sự thống nhất giữa các mặt đối lập giữa một mâu thuẫn nhất định,
chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải
quyết mâu thuẫn được tốt. Dĩ nhiên vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể
cho nên việc kết hợp các mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của chủ
thể. Có thể khẳng định sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện
3
chứng giữa điều kiện khách quan, tính tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan.
Một mặt, con người với tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối
lập nhằm giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản
thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, đó lại không
phải là hoạt động chủ quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng và tuân
theo những yêu cầu khách quan, cũng như những điều kiện khách quan của việc
giải quyết mâu thuẫn đó.

Việc kết hợp các mặt đối lập không phải là hoạt động mang tính chủ quan thuần
túy, tùy tiện vô nguyên tắc mà phải với tư cách là các hoạt động tích cực của hoạt
động chủ quan, dựa trên cơ sở khách quan, có tính định hướng rõ ràng. Đảm bảo
quá trình vừa thống nhất, vừa đáu tranh giwuax các mặt đối lập trong một chỉnh thể
mâu thuẫn xã hội cụ thể, sự tiến bộ sẽ dần chiến thắng và thay thế cho sự lạc hậu.

Trong xã hội, cái mới và cái cũ luôn đan xen và gắn bó với nhau, vừa thống nhất
vừa đấu tranh. Vai trò của các mới đối với sự phát triển chỉ được phát huy trên cơ
sở phủ định biện chứng. Cái cũ dù là nhân tố về cơ bản là kìm hãm sự phát triển
song không vì thế mà không chứa những yếu tố góp phần cho sự phát triển, cho
nên cái mới cần biết kế thừa.

2. VẬN DỤNG:
2.1. Vận dụng của V.I.Lênin trong thực tiễn cách mạng Nga:

V.I.Lênin chính là người đầu tiên vận dụng tư tưởng kết hợp các mặt đối lập trong
giải quyết mâu thuẫn xã hội vào thực tiễn của đất nước. Người đã cho thấy vấn đề
kết hợp các mặt đối lập là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với công cuộc xây
dựng CNXH ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo V.I.Lênin, trong quá trình giải quyết
mâu thuẫn xã hội, một tư duy biện chứng phải thể hiện bằng khả năng biết kết hợp
các mặt đối lập.

V.I.Lênin cho rằng việc kết hợp các măt đối lập không phải chỉ là một biểu hiện
của tư duy biện chứng trong việc nhận thức, giải quyết mâu thuẫn nói chung, và
4
quan trọng hơn, đây phải được coi như một chính sách thực tiễn quan trọng của
Đảng và nhà nước Xô viết. Mục đích của chính sách thực tiễn này chính là nhằm
kết hợp được như thế nào đó các mặt đối lập đang tồn tại khách quan trong đời
sống xã hội. Qua đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn tốt hơn, thúc đẩy nhanh quá
trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, đó là sự biểu hiện của việc
vận dụng chủ nghĩa Mác, vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa Mác vào thực
tiễn cách mạng.

2.2. Vận dụng của Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam:

Trong khi mâu thuẫn dân tộc nổi lên gay gắt, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt
lên hàng đầu, thì phương pháp luận mà Hồ Chí Minh luôn quán xuyến là phát huy
những yếu tố tương đồng, khai thác cái giống nhau để loại bỏ cái khác nhau, tìm ra
điểm chung của toàn dân tộc thay vì sự loại trừ lẫn nhau giữa các nhân tố cấu thành
cộng đồng dân tộc. ở đây, vấn đề kết hợp các mặt đối lập của phép biện chứng
được Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo trong đường lối cũng như trong
phương pháp, trong chiến lược cũng như trong sách lược cách mạng. V.I.Lênin chỉ
rõ: “Khái niệm “kết hợp” có nghĩa là có sự khác nhau mà chúng ta cần phải kết hợp
với nhau. Khái niệm “kết hợp” có nghĩa là phải biết vận dụng các biện pháp của
chính quyền nhà nước để bảo vệ những lợi ích vật chất và tinh thần của giai cấp vô
sản đã hoàn toàn hợp lại để cho nó khỏi bị chính quyền nhà nước đó xâm phạm”.

Hồ Chí Minh chính là nhà chính trị rất thành thạo trong việc làm thế nào và khi nào
có thể và cần phải kết hợp các mặt đối lập. Khi mà thực dân Pháp rồi đến phát xít
Nhật xâm chiếm nước ta, mâu thuẫn dân tộc bao trùm lên xã hội Việt Nam; khi mà
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, Hồ Chí Minh kêu gọi “phải đoàn kết
lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa
bỏng”. Hồ Chí Minh luôn đặt trung tâm sự chú ý của mình vào việc phát hiện ra sự
đồng nhất, sự nhất trí, sự tương đồng giữa các tầng lớp, các giai cấp xã hội nhằm
làm cho họ ngày càng xích lại gần nhau để đấu tranh vì quyền lợi dân tộc cao hơn
hết thảy. Lúc này sự tương đồng lớn nhất của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam là

5
giải phóng dân tộc. Chính sự tương đồng lớn nhất đó là cơ sở khách quan để các
giai cấp, các tầng lớp khác nhau cố kết, quy tụ lại thành khối đại đoàn kết dân tộc.
Biết phát huy sự tương đồng, tạo ra sự kết hợp các mặt đối lập là phép biện chứng
cách mạng, là bản lĩnh chính trị đặc biệt, là nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ Chí
Minh trong mỗi bước ngoặt lịch sử.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chiến lược sáng suốt lúc này là làm
sao củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng đang còn trong “trứng nước”. Tư
duy chiến lược của Hồ Chí Minh là quy tụ cho được lực lượng toàn dân “không
phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu
nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra
giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đánh tan giặc Pháp – Nhật xâm chiếm nước
ta. Sự liên minh tất cả lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng
cứu nước, các tôn giáo các dân tộc kháng Nhật, đó là công việc cốt yếu của Đảng
ta”.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhiều tổ chức và đảng phái chính trị phản động chống
phá cách mạng quyết liệt, Hồ Chí Minh áp dụng sách lược thỏa hiệp và nhân
nhượng với Tưởng để loại trừ một trong số kẻ địch nguy hiểm nhất.

Đối với bọn thực dân Pháp, kẻ thù cụ thể trước mắt, Hồ Chí Minh cũng vận dụng
phép biện chứng kết hợp các mặt đối lập. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 là một trường
hợp điển hình về sự kết hợp đó. Trong tình hình mà ta và Pháp tìm thấy điểm
chung là cần hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng, lùi một bước để rồi lại tiến công
mạnh hơn, do đó hai bên có nhu cầu phải ký Hiệp định 6-3-1946. ở đây, Hồ Chí
Minh phân biệt rõ trong những trường hợp nào cần phải kết hợp các mặt đối lập, và
trong trường hợp nào không thể kết hợp được. Đối với Người, điều đó tùy thuộc ở
điều kiện khách quan, chứ không tùy thuộc ở nguyện vọng chủ quan muốn hay
không muốn kết hợp. Và ngay trong những trường hợp không thể tránh được sự kết
hợp các mặt đối lập, thì về phương diện chỉ đạo chiến lược và sách lược, Hồ Chí
Minh phân tích tỉ mỉ hoàn cảnh đặc thù cũng như những điều kiện cụ thể của mỗi

6
một sự kết hợp, hay của từng loại kết hợp đối với kẻ thù dân tộc và ý thức một cách
đầy đủ rằng đó chỉ là một sự kết hợp tạm thời, để rồi chọn một lối đi khác, và bằng
con đường có thể là quanh co, ngoắt ngoéo, đưa cách mạng chuyển sang một thời
kỳ phát triển mới, hoàn thành mục tiêu chiến lược cơ bản.

Trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn phân biệt
lúc nào thì không thể kết hợp các mặt đối lập, biết suy xét kịp thời, quyết đoán mau
lẹ những vấn đề mà trong đó biểu hiện ra sự kết hợp không thể dung thứ được, sự
kết hợp mà hiện thân của nó là chủ nghĩa cơ hội nguy hại. Nhưng, ngay trong
những trường hợp không tránh được sự kết hợp các mặt đối lập, thì Hồ Chí Minh
bao giờ cũng trung thành với lời dặn của Lênin rằng, phải biết xuyên qua mọi sự
kết hợp ấy mà “giữ lấy thái độ trung thành với những nguyên tắc của mình, với giai
cấp của mình, với nhiệm vụ cách mạng của mình, với sự nghiệp của mình là chuẩn
bị cuộc cách mạng và giáo dục quần chúng để đi đến cách mạng thành công”. Phép
biện chứng chỉ rõ kết hợp các mặt đối lập mà không xa rời nguyên tắc, vẫn giữ
được bản lĩnh và thanh danh chính trị của mình, đó là một sự kết hợp đúng đắn, có
nguyên tắc, một sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong chiến lược và
sách lược, trong phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng.

Không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... Hồ Chí Minh chủ trương kết
hợp các mặt đối lập, mà trong quan hệ xã hội giữa người và người, kể cả những kẻ
lầm đường lạc lối, Người quan tâm đến chữ “đồng” tìm ra cái chung, cái đồng nhất
để chân thành hợp tác, cố kết họ lại vì lợi ích đại cục. Đức độ và nhân cách cao cả
của Người thể hiện qua dòng tư tưởng lớn sau đây: “Năm ngón tay cũng có ngón
vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay.

2.3. Vận dụng của Đảng Cộng sản Việt nam trong công cuộc đổi mới đất
nước:

Đại hội XII của Đảng (2016) khẳng định: “Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan
hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội
7
chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng
kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

Các mối quan hệ này đã được đề cập trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và được Đại hội
XII tiếp tục bổ sung, có những mối quan hệ có mâu thuẫn, trong đó các mặt đối lập
đều có tính tất yếu tồn tại và có vai trò nhất định trong sự phát triển của xã hội
XHCN. Do vậy, việc tiếp cận và giải quyết chúng đòi hỏi phải có cơ sở lý luận
khoa học. Đó chính là lý luận của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập.

Đại hội XII đã nêu những mối quan hệ lớn cần phải được quán triệt và xử lý.
Chúng ta hiểu quán triệt nghĩa là hiểu thấu vai trò, lý do tồn tại của từng mặt và
mối quan hệ tác động, bổ sung lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau giữa chúng. Xử lý
nghĩa là tìm ra phương pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng, bởi vì
trong các mối quan hệ, có những mặt không chỉ có tác động cùng chiều, bổ sung,
thúc đẩy lẫn nhau, mà còn có tác động ngược chiều, nghĩa là mâu thuẫn với nhau.
Trong trường hợp những mặt có mâu thuẫn với nhau thì vấn đề không phải là xóa
bỏ một mặt, giữ lại mặt kia mà là phải biết “kết hợp các mặt đối lập”. Ở đây, xin đề
cập hai trong số các mối quan hệ lớn:

Một là, mối quan hệ “giữa việc tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa”

- Đây là sự cụ thể hóa mối quan hệ có mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị - xã
hội trong điều kiện xây dựng CNXH. Kinh tế và quan hệ sản xuất là lĩnh vực
vật chấtcủa xã hội - nó chỉ quan tâm đến “năng suất, chất lượng, hiệu quả”, vấn
đề tình cảm, lương tâm trở thành thứ yếu. Còn mối quan tâm của lĩnh vực chính
trị và xã hội lại là lợi ích cộng đồng, trong đó sự giúp đỡ những người nghèo,
bệnh tật, người già cô đơn không nơi nương tựa... lại rất được coi trọng. Do
8
vậy, tư tưởng cho rằng chỉ cần có kinh tế thị trường, kinh tế thị trường phải
được hoàn toàn tự do là rất phiến diện.
- Như vậy, chúng ta cần có cách nhìn nhận mới đối với mâu thuẫn, không nên chỉ
thừa nhận một mặt và phủ nhận mặt kia, thí dụ khi thừa nhận kinh tế thị trường
thì phủ nhận vai trò của định hướng xã hội, khi thừa nhận tự do trong sản xuất
kinh doanh thì phủ nhận vai trò quản lý của nhà nước. Phương pháp giải quyết
mâu thuẫn không phải là loại bỏ mâu thuẫn hay loại bỏ một mặt, mà là kết hợp
hài hòa các mặt đối lập trong một thể thống nhất.

Hai là, mối quan hệ giữa “Nhà nước và thị trường”

- Đây là mối quan hệ chủ quan và khách quan giữa vai trò quản lý của Nhà nước
XHCN với bảo đảm tự do trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị
trường.
- Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, tự do. Nếu không có tự do trong sản
xuất kinh doanh thì không thể có kinh tế thị trường. Nhà kinh doanh sản xuất
cái gì, số lượng bao nhiêu, tổ chức dịch vụ gì, đặt cơ sở sản xuất và dịch vụ ở
đâu, đầu tư bao nhiêu vốn, thuê bao nhiêu nhân công là do họ hoàn toàn quyết
định theo quy luật thị trường. Như vậy, tự do là điều kiện không thể thiếu của
thị trường.
- Tuy nhiên, không thể để nhà doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh một
cách hoàn toàn tự do, không có sự kiểm soát. Bởi nếu không có sự quản lý của
nhà nước hoặc quản lý lỏng lẻo, có thể dẫn đến tình trạng các nhà máy xả nước
thải công nghiệp chưa xử lý ra môi trường, nạn chặt cây, phá rừng làm tổn hại
môi trường sinh thái... Một hiện tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay là người
sản xuất và cung cấp dịch vụ chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm
đến lợi ích cộng đồng, nên đã sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, chế biến,
bảo quản thực phẩm, thậm chí còn tổ chức tiêu thụ thực phẩm bẩn, v.v.. Do vậy,
nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thì người ta sẵn sàng cung cấp
những dịch vụ độc hại, đồi bại cho người có nhu cầu, làm băng hoại đạo lý của
xã hội.
9
- Như vậy, mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và thị trường tự do là mối quan hệ
giữa hai mặt đối lập cần phải được kết hợp sao cho hai mặt này nằm trong một
thể thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Quản lý của nhà nước sẽ góp phần đấu tranh,
hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong thị trường tự do, giúp cho thị trường
phát triển một cách lành mạnh, phục vụ ngày càng tốt hơn cho lợi ích cộng
đồng. Ngược lại, khi thị trường phát triển tốt thì nền kinh tế của đất nước sẽ
thịnh vượng, Nhà nước sẽ có nguồn thu lớn hơn để đầu tư nhiều hơn vào các
công trình công cộng.

2.4. Vận dụng của bản thân vào chuyên môn:

Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, cuộc sống. Bản thân
tôi đang là Trưởng phòng vận hành của công ty TNHH VAMFURNITURE – một
công ty sản xuất nội thất xuất khẩu tại Biên Hòa – Đồng Nai, trực tiếp quản lý các
công việc liên quan đến kinh doanh, quản lý khối gián tiếp, kỹ thuật của công ty.
Trong quá trình công tác, tôi gặp thường xuyên những mâu thuẫn trong công việc,
với khách hàng, với nhân viên, với bộ phận sản xuất hay thậm chí với chính bản
thân mình. Việc nắm được những lý thuyết về sự kết hợp biên chứng các mặt đối
lập và cách thức để vận dụng vào thực tiễn, tôi đã vận dụng và một số tình huống
sau:

- Trong công việc kinh doanh, thường xuyên làm việc với khách hàng và giải
quyết khiếu nại của khách hàng về tiến độ, chất lượng, thanh toán… Tôi kết
hợp giữa các mặt đối lập trong điều kiện khách quan và chủ quan giúp tôi hài
hòa bản thân, hài hòa lợi ích giữa khách hàng và công ty để có thể xử lý khéo
léo hơn. Tôi sử dụng những kiến thức chuyên môn của tôi và kinh nghiệm sau
nhiều năm công tác để tư vấn cho khách hàng về chất lượng, yêu cầu kỹ thuật
cho sản phẩm, nhằm mục đích mang đến sản phẩm chất lượng cho khách hàng,
chất lượng ở đây được hiểu là phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng
đáp ứng của doanh nghiệp. Các vấn đề trên được tôi cố gắng chỉ rõ từ đầu, tránh
những phát sinh trong quá trình thực hiện.

10
- Trong việc quản lý nhân viên cấp dưới tôi cũng gặp một số mâu thuẫn giữa
nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên và tôi. Để phòng ngừa những mâu
thuẫn có thể xảy ra, tôi luôn tìm cách thiết lập, cải tiến quy trình kết hợp giữa
các nhân viên, đặt ra các KPI để nhân viên phấn đấu, hợp tác cùng phát triển.
Song song với đó tôi luôn tìm cách hoàn thiện bản thân để hiểu hơn về nhân
viên cấp dưới, cùng làm việc với họ để nhận ra những vấn đề khúc mắc, từ đó
đồng hành với nhân viên xử lý công việc.
- Trong vấn đề làm việc với các bộ phận liên quan, cụ thể ở đây là bộ phận sản
xuất trực tiếp, tôi thường gặp những mâu thuẫn về tiến độ, tuân thủ kỹ thuật,
chất lượng sản phẩm cam kết với khách hàng. Với kinh nghiệm là một kỹ sư cơ
khí, am hiểu tường tận về sản xuất, đã từng quản lý sản xuất 3 năm, tôi thấu
hiểu những vấn đề sản xuất hay gặp phải, những mâu thuẫn nội bộ về chất
lượng, tiến độ. Trong quan điểm làm việc, trong bất cứ sự việc gì xảy ra thì lợi
ích công ty và lợi ích khách hàng luôn được tôn lên hàng đầu, tránh tư tưởng cá
nhân, bảo thủ, cùng nhau phân tích nguyên nhân, mổ xẻ vấn đề tận gốc để cùng
nhau xử lý.
- Trong vấn đề cuộc sống, tôi tham gia nhiều lớp học, tham gia các câu lạc bộ
trong ngành để học hỏi nhiều hơn, giúp tôi mở mang kiến thức, hoàn thiện bản
thân, có cái nhìn tích cực, khách quan hơn về những sự việc diễn ra trong thực
tế.

3. Kết luận

Tóm lại, trong quá trình làm việc, không nhiều thì ít, sẽ có những lúc nảy sinh những
mâu thuẫn. Việc nắm vững lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập giúp tôi biết
được cách thức để giải quyết những mâu thuẫn này một cách hợp lý nhất. Tôi sẽ phải
nhìn thấy được có những mặt đối lập nào hiện đang tồn tại trong sự việc, có sự mâu
thuẫn nào và tìm cách kết hợp các mặt đối lập lại với nhau để có thể giải quyết được
những mâu thuẫn, giúp bản thân nói riêng và môi trường xung quanh ngày càng phát
triển hơn.

11

You might also like