You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN BẰNG
KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
NÀY VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT MÂU THUẪN CỤ THỂ
NẢY SINH TRONG CUỘC SỐNG

GV: TS. TRẦN NGUYÊN KÝ


SINH VIÊN THỰC HIỆN: Lê Thị Bích Tuyền

LỚP: FB004 – K47

Bình Định, ngày 18 tháng 11 năm 2021


1. Các khái niệm và nội dung, ý nghĩa quy luật mâu
thuẫn.
1.1 Các khái niệm.
1.1.1 Mặt đối lập là gì?
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau,
tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Ví
dụ như điện tích âm-dương, nóng-lạnh, lực hút-lực đẩy,… . Và
mặt đối lập chính là nhân tố tạo nên mâu thuẫn.
1.1.2 Mâu thuẫn biện chứng là gì?
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng.
Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện
chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã
hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh
mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận
thức.
1.1.3 Sự thống nhất và sự đấu tranh.
- Sự thống nhất: Để giải thích cho tính thống nhất giữa hai mặt
đối lập, ta biết rằng đặc tính cơ bản của vật chất là vận động, tuy
nhiên quá trình vận động không diễn ra một cách liền mạch mà có
những khoảng đứng yên tương đối. Khi vật chất đứng yên, ta có
thể nhận biết được hình thái của nó như: cái bàn, cái ghế,.. Khi xu
hướng vận động của các mặt đối lập đạt đến cân bằng tương đối
với nhau thì ta có sự ổn định của sự vật hiện tượng, hay nói cách
khác là ta có sự đứng yên tương đối. Do đó, sự đồng thời tồn tại
và đạt đến cân bằng giữa các mặt đối lập (sự thống nhất giữa các
mặt đối lập) là đặc tính cơ bản của vật chất. Ví dụ: Quả bóng
đứng trên bàn vì nó có sự cân bằng giữa sức hút của quả đất và
phản lực của mặt bàn.
- Sự đấu tranh : Tính đấu tranh giữa hai mặt đối lập là hiển nhiên
vì mặt đối lập là những xu hướng vận động ngược chiều và bài trừ
nhau. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú,
đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các
mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa
chúng. Theo V.I.Lênin, thì sự phát triển chẳng qua  “là cuộc “đấu
tranh” giữa các mặt đối lập”.
1.2 Nội dung quy luật.
 Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các
mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo
thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật.
Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt
đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập,
đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo
thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự
vật.
2. Kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập.
Theo tư tưởng của Mác- Lênin về sự kết hợp giữa các mặt đối
lập của sự vật được tác giả Trần Nguyên Ký phân tích rất sâu sắc
trong cuốn: “Sự kết hợp các măt đối lập trong thời kỳ quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” như sau :mâu thuẫn của
sự vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối
lập, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Trong tư
tưởng biện chứng của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin về mâu
thuẫn, khi quan niệm nguồn gốc của mọi sự vạn động, phát triển
của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫn bên trong, các
ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu
thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và các vấn đề kết
hợp các mặt đối lập. Trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập
được các ông xem xét với tính cách là một biểu hiện hoạt động
của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn xã
hội cụ thể nhất định, trên cơ sở nhận thức sự đấu tranh và thống
nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn này.
- Khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong
một mâu thuẫn biện chứng cần tiếp cận từ ba cấp độ:
+ Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc
độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng.
Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện ra với tư cách
của một hệ thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đó không phải là
sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhất
tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.
+ Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc
độ nhận thức luận. Ở góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối
lập được xem xét như đối tượng nhận thức của con người. Nhiệm
vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra những mặt đối lập
đang tồn tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều
này rõ ràng là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc
vào nhân tố chủ quan vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính
bản thân mâu thuẫn. Bởi vì, mâu thuẫn không tự bộc lộ ra mà nó
tồn tại bên trong cái “vỏ bọc” thống nhất với những hình thức cụ
thể của nó.
+ Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ
thực tiễn. Ở góc độ này, trên cơ sở nhận thức sự thống nhất( và
đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt đối lập giữa
một  mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp
các mặt đối lập từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt.
Dĩ nhiên,vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể cho nên việc
kết hợp các mặt lúc nào cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của chủ
thể. Có thể khẳng định sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối
quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan, tính tất yếu khách
quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con người với tư cách chủ
thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết
một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp
ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, không
phải là hoạt động chủ quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức
đúng và tuân theo những yêu cầu khách quan, cũng như những
điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó.
3. Vận dụng sự kết hợp các mặt đối lập giữa xe ôm
công nghệ và xe ôm truyền thống. 
Thời gian gần đây, tình trạng ẩu đả, xô xát giữa các tài xế xe ôm
công nghệ và xe ôm truyền thống đang thu hút sự quan tâm của
những người làm nghề xe ôm nói riêng và xã hội nói chung. Nhận
thấy hai mặt đối lập trên, chủ thể ( khách hàng) đã kết hợp hai mặt
đối lập để đi đến sự phát triển mang tính tất yếu, khách quan trong
thị trường, cũng như trong thời đại công nghệ 4.0
1.Xác định hai mặt đối lập của vấn đề  
Hai mặt đối lập là xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống. Hai
chủ thể phát triển theo hai chiều hướng trái ngược nhau, có tính
đấu tranh, bài trừ lẫn nhau, nhưng vẫn nằm chung trong một sự
thống nhất là thị trường dịch vụ đưa đón khách.
 Xe ôm công nghệ: là loại hình đưa đón khách sử dụng công
nghệ để tìm kiếm khách hàng, trao đổi về giá cả, chất lượng
tài xế, địa điểm đưa, đón,... bằng các ứng dụng được nghiên
cứu và đã đi vào sử dụng thời gian gần đây. Các ứng dụng
điển hình cho hoạt động xe ôm này ở Việt Nam như: Grab,
Goviet,... Ngày đầu ra mắt, người tiêu dùng không khỏi cảm
thấy bỡ ngỡ cũng như hoài nghi về mức độ khả thi của ứng
dụng này. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, với mức độ
nhanh nhạy bắt nhịp công nghệ của giới trẻ tại các thành
phố lớn đã đưa các ứng dụng này tiến gần hơn với thị trường
Việt Nam. 
 Xe ôm truyền thống: là loại hình đưa đón khách không sử
dụng công nghệ tìm để định vị khách hàng. Họ sẽ trao đổi
trực tiếp với khách hàng về mặt giá cả, địa điểm đưa đón,...
Đây là loại hình xe ôm đã phổ biến tại Việt Nam trong thời
gian dài. 
2. Xác định sự thống nhất, sự đấu tranh trong mâu
thuẫn giữa hai mặt đối lập.
 Sự thống nhất: Hai loại hình dịch vụ xe ôm này đều nằm
trong thị trường đưa đón khách. Có sự tác động qua lại
ngang nhau.
 Sự đấu tranh: Với sự khác biệt về hình thức tìm kiếm khách
hàng, hai mặt đối lập luôn không ngừng bài trừ lẫn nhau, cố
gắng định hướng khách hàng theo hình thức xe ôm mỗi bên.
3.Nhận thức đúng về sự kết hợp các mặt đối lập.
Một số quan điểm sai lầm khi muốn né tránh mâu thuẫn của hai
mặt đối lập này, họ cho rằng nên có sự hòa giải, dung hòa lợi ích
cả hai bên để cả hai cùng tồn tại hoặc phủ nhận sự đấu tranh giữa
chúng. 
Chủ thể kết hợp ( khách hàng) phải để các mặt đối lập đấu tranh
một cách khách quan, có như vậy kết quả của sự đấu tranh mới
được cả xã hội công nhận, và sự phát triển mới đi theo chiều
hướng tất yếu.
Sự kết hợp đúng đắn ở đây sẽ thúc đẩy mâu thuẫn của hai bên,
dần dần đi đến chiến thắng của mặt đối lập mang sự tiến bộ hơn
cả, đồng thời điều chỉnh hành vi người tiêu dùng tiến gần hơn với
ngành công nghệ 4.0
4. Kết luận:
Đây sẽ không phải là vấn đề duy nhất cần kết hợp các mặt đối lập
trong đời sống hiện nay, vì tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng nhu
cầu của con người là vô hạn. Chính vì thế, các chủ thể kết hợp cần
chuẩn bị một thái độ, tinh thần khách quan khi nhìn nhận các mặt
đối lập, cũng như mâu thuẫn của chúng. Và quan trọng không
kém chính là tính chủ quan của chủ thể, phải làm sao cho nó vừa
mang lại lợi ích cho cộng đồng vừa tôn trọng quá trình mâu thuẫn,
không phá vỡ nguyên tắc đấu tranh giữa chúng.

LỜI CẢM ƠN
Qua đây em cũng muốn được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến thầy TS.Trần Nguyên Ký - giảng viên môn Triết học
Mác-Lênin của lớp FB004. Cảm ơn UEH đã giúp em có cơ hội
được học tập bởi một giảng viên đầy tâm huyết và yêu nghề như
thầy. Nhờ có thầy em không chỉ thấy yêu thêm môn học này mà
còn có cái nhìn khái quát và có chiều sâu hơn về những vấn đề
trong cuộc sống và bên cạnh đó em còn muốn gửi lời cảm ơn đến
cuốn sách “ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI
KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY” cuốn sách thầy làm tác giả thực sự đã giúp ích em rất
nhiều trong quá trình làm bài, là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để
em có thể hoàn thiện bài làm của mình hơn . Đây thực sự là cuốn
sách vô cùng có giá trị. Và nó có được như vậy là nhờ sự tài giỏi
và tâm huyết của tác giả Trần Nguyên Ký. Cuối cùng, em xin
kính chúc thầy luôn có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành
công trong cuộc sống và sự nghiệp giảng dạy!

You might also like