You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


===============

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG


QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN
LỰC Ở VIỆT NAM

Họ và tên : Nguyễn Thùy Dương

Mã sinh viên : 2011210024

Lớp : TRI115(1+2.2/2021)59.3

SBD : 18

Giảng viên giảng dạy : TS. Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, tháng 03 năm 2021


MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………

NỘI DUNG……………………………………………………………………

1. Lý luận chung về nhân tố người lao động trong quá trình sản
xuất……………………………………………………………………..
1.1. Lý luận của Triết học Mác - Lênin về con người……………
1.2. Những khái niệm cơ bản……………………………………..
2. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật chất………
2.1. Quá trình sản xuất vật chất………………………………………
2.2. Người lao động trong quá trình sản xuất vật chất………………
2.2.1. Lực lượng sản xuất…………………………………………..
2.2.2. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật
chất…………………………………………………………………..
3. Nguồn nhân lực ở Việt Nam…………………………………………..
3.1. Đặc điểm đội ngũ lao động của nước ta hiện nay………………..
3.2.Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam………………..

KẾT LUẬN…………………………………………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………


LỜI MỞ ĐẦU
Trong Triết học cổ đại hay hiện đại, con người luôn là một đối tượng được quan tâm
hàng đầu. Đặc biệt, trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, vai trò của
con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất là vô cùng to lớn.
Con người giữ vai trò quyết định, không thể thiếu trong sản xuất phát triển nền kinh
tế. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố
quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con
người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Vì thế mà
một nước phát triển đến đâu đều được đánh giá qua trình độ của người lao động. Tuy
vậy, vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất từ xưa đến nay ngoài mặt tích
cực thì luôn có những mặt tiêu cực cần phải khắc phục.
Lý luận về người lao động trong quá trình sản xuất, chủ nghĩa Mác – Lênin đã có
những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vững
chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định
và phát triển thị trường người lao động cùng những vấn đề liên quan đến nó.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học Công nghệ lao động trí tuệ ngày càng
đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, ở nước ta, một nước sản xuất nông nghiệp chính là
tiến lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN cùng với sự tiếp thu khoa học
Công nghệ tiên tiến của các nước phát triển thì vấn đề nguồn nhân lực cũng là một
trong những sự quan tâm hàng đầu của nước ta.
Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất cũng như
tìm những phương pháp giải quyết và phát huy vai trò của người lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam, tôi chọn đề tài: “ Vai trò của người lao động trong quá trình
sản xuất vật chất và vấn đề nguồn nhân lực ở Việt Nam”.
Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận của tôi còn nhiều sai sót, mong
các thầy cô và các bạn góp ý để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Nội dung của bài tiểu luận được chia thành 3 phần:
1. Lý luận chung về nhân tố người lao động trong quá trình sản xuất
2. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật chất
3. Nguồn nhân lực ở Việt Nam

1
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về nhân tố người lao động trong quá trình sản xuất
1.1. Lý luận của Triết học Mác - Lênin về con người

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.

Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương
diện cơ bản của con người, loài người.

Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:

Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của
chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự
tiến hóa của các loài.

Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự
nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người”.

Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:

Một là, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không
phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn
gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao
động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển
thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ
đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học
thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.

Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn
tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội
biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược
lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối
quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật
thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
2
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản
chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó thường
là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm
Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắt tắt nhưng quan niệm đó và xác lập
quan niệm mới của mình: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội”

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn,
thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên
theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra
lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.

1.2. Những khái niệm cơ bản

Người lao động: Là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là
làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên
thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

Quá trình sản xuất: Thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao
động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Gồm có
quá trình sản xuất và quá trình tái sản xuất xã hội. Có ba yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Nền kinh tế:

a. Nền kinh tế nông nghiệp: Là nền kinh tế sản xuất vật chất cơ bản của xã
hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm
tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp.
b. Nền kinh tế công nghiệp: Là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất
hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ nhu cầu kinh doanh tiếp theo.

3
c. Nền kinh tế tri thức: Là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân
phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo
ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.
2. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật
chất
2.1. Quá trình sản xuất vật chất

Sản xuất vật chất là hoạt động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động
(trực tiếp hay gián tiếp) vào đối tượng lao động nhằm cải biến các dạng vật chất của
tự nhiên, tạo ra của cải cần thiết mà các dạng vật chất trong tự nhiên không có để
thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển.

Sản xuất vật chất có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản là sức lao
động của người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sản xuất vật chất
luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người; là
hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội; là cơ sở của
sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.

Dù được xem xét trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển xã hội
loài người nói chung, hay được xem xét trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của các
xã hội hiện thực nói riêng thì sản xuất vật chất vẫn luôn luôn đóng vai trò là cơ sở,
nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội.

2.2. Người lao động trong quá trình sản xuất vật chất
2.2.1. Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Nghĩa là
trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên
bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được chủ nghĩa duy
vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và kỹ năng lao động và tư liệu sản
xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để

4
tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất
lao động cao.

Trình độ phát triển công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên
của con người. Như vậy có thể nói yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất
chính là con người.

2.2.2. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật chất

Theo C.Mác, sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên và cơ bản của con người.
Đó là quá trình con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào tự nhiên,
tạo ra những của cải vật chất nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân mình và phát triển
xã hội. Để tiến hành sản xuất, con người phải sử dụng những tư liệu sản xuất như
đối tượng lao động, công cụ lao động và những điều kiện vật chất khác.

Ngoài việc nhấn mạnh đến vai trò của tư liệu sản xuất – yếu tố cần thiết của mỗi
quá trình sản xuất, C.Mác đã khẳng định, để quá trình sản xuất được tiến hành
không thể thiếu vai trò của người lao động. Con người không chỉ chế tạo ra công cụ
lao động, không chỉ đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động, mà còn trực
tiếp sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Theo C. Mác: “
Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở
chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết con người đem nhập vào các yếu
tố của lực lượng sản xuất sức mạnh cơ bắp của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành
sản xuất bằng các khí quan vật chất thuần túy của cơ thể thì con người sẽ không bao
giờ tiến xa hơn động vật. Vì con người là một sinh vật xã hội nên ngoài sức mạnh
cơ bắp, khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người còn có cả trí tuệ và toàn bộ
hoạt động tâm sinh lý và ý thức của họ. Cái phần vật chất của con người trong lực
lượng sản xuất được điều khiển bằng trí tuệ nên nó trở nên khéo léo, linh hoạt, năng
động hơn khiến con người trở thành yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất.

Theo C.Mác, con người là một “động vật biết chế tạo công cụ”. Con người với
trí tuệ và khả năng của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực
hiện sản xuất. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách khỏi

5
người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực
lượng sản xuất của xã hội. Như thế có thể nói, nhân tố con người (người lao động)
có vai trò hết sức quan trọng và trở thành động lực của sự phát triển sản xuất xã hội.

Như vậy, quan điểm của các nhà Triết học Mác – Lênin về nhân tố người lao
động đã cho thấy vai trò quyết định của con người đối với quá trình sản xuất cũng
như quá trình lịch sử - xã hội. Quan điểm này không chỉ bác bỏ những quan điểm
duy tâm về con người mà còn là cơ sở khoa học để mỗi chúng ta có những nhận
thức đúng đắn về vai trò to lớn của con người, nhất là người lao động đối với sự
phát triển của lịch sử. Quan điểm đó có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức và phát
triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
3. Nguồn nhân lực ở Việt Nam
3.1. Đặc điểm đội ngũ lao động của nước ta hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực Việt nam có 6 đặc điểm nổi bật
chủ yếu:
- Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2018 ước
tính xấp xỉ 94,665 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là
55,4 triệu người, chiếm 58,52%. Khi xem xét cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, do
Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn được hưởng lợi từ cơ cấu dân số, nên đa số
người lao động từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 25-49, dao động
quanh mức 60%.
Với quy mô nguồn nhân lực lớn, tăng nhanh hàng năm, với đa phần nhân lực bổ
sung trẻ, khỏe, có kiến thức chuyên môn và khả năng nhanh nhạy. thích ứng được
với cơ chế thị trường, có thu nhập đang tăng lên sẽ là điều kiện thuận lợi đáp ứng
yêu cầu của nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế đang trong giai đoạn tăng lên
nhanh chóng.
- Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam- nữ khá cân cân bằng
Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, % lao động nam lại nhiều hơn nữ
với trên 50% lao động là nam giới. tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và
cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ
khá cao so với lao động nam do hạn chế về thể trạng, những tranh chấp giữa sinh đẻ
và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp.

6
- Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý giữa thành thị, nông thôn, giữa vùng,
miền lãnh thổ; giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế

Ngày nay, lực lượng lao động luôn luôn hội tụ đông nhất ở khu vực Đồng bằng
sông Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền
Trung (trên 21%) và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các khu vực có diện tích
đất rộng, hội tụ nhiều Tp lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho
việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực
này. Những khu vực chiếm phần trăm thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp,
nhiều đồi núi, ít khu đô thị và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động
đến đây.

Đối với Việt Nam có đặc điểm nổi bật lên là quá trình chuyển dịch cơ cấu nhân
lực diễn ra nhanh hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân cơ bản của tình
hình đó là do xuất phát điểm tỉ lệ nhân lực trong nông nghiệp quá cao, năng suất lao
động trong nông nghiệp thấp, tình trạng thất nghiệp trá hình diễn ra trong sản xuất
nông nghiệp là phổ biến.

-Nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, bố trí không
đều, sức khẻ chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường
Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm
trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài
chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được
đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công
nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt
Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo
dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy
móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Nguồn nhân lực có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao và thời gian lao động
ở khu vực nông thôn không thấp
Tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng lãnh thổ còn nhiều bất hợp lí, ba vùng kinh tế
trọng điểm có mức thất nghiệp cao hơn trung bình cả nước, đó là vùng Đồng bằng
sông Hồng tỷ lệ thất nghiệp 5,42%, vùng Duyên hải Nam Trung bộ là 5,24%, vùng
Đông Nam bộ là 5,47%. Trong khi đó 3 vùng này được tập trung đầu tư để đẩy

7
mạnh công nghiệp hóa, nhưng quan hệ cung cầu về việc làm lại mất cân đối, điều
đó dẫn đến vấn đề đầu tư tăng nhưng không giải quyết được nhiều việc làm, không
tương quan giữa tốc độ tăng đầu tư và việc gia tăng việc làm.
- Nguồn nhân lực có năng suất lao động và thu nhập thấp
Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học lao động xã hội, hiện năng
suất lao động ở Việt Nam và trình độ quản trị doanh nghiệp rất thấp và hiện 2/3
người lao động đang thiếu hụt kỹ năng về lao động và kỹ thuật; 55% số doanh
nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Trong khi trên
60% số doanh nghiệp FDI đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhưng
nếu không nâng cao chất lượng nguồn lao động thì rất khó có thể thu hút đầu tư.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm
2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của
Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Phillipine và bằng 87,4% của Lào. Đáng
lo là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia
tăng.

3.2. Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là bậc đại học, cao
đẳng
Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra nguồn nhân
lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ
thông trung học, giáo viên và phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho
con em mình trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của
bản thân. Từ đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực
mà mình yêu thích, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi hoàn thành khoá học. 
Đặc biệt, các trường cao đẳng, đại học phải làm tốt công tác tuyển chọn, xây
dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng
nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của quá trình hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế
tri thức hiện nay. Chú trọng đến việc thực hành các thao tác, các bước của hoạt
động lắp ráp, sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ; sử dụng thành thạo các
trang thiết bị kỹ thuật, nhất là máy móc hiện đại, điều khiển từ xa, tự động hoá.

8
Có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn nhân lực
chất lượng cao
Trong mọi giai đoạn, thời kỳ cách mạng, vấn đề cơ chế, chính sách hợp lý, đồng
bộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp cách mạng là
rất quan trọng. Nếu không thu hút, lôi cuốn được nguồn nhân lực chất lượng cao,
đất nước kém phát triển và ngược lại. Có thể thấy, cơ chế, chính sách sử dụng hợp
lý, phù hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng,
Nhà nước và các tổ chức, lực lượng có liên quan đối với những đóng góp của nguồn
nhân lực chất lượng cao cho cơ quan, đơn vị và địa phương. Tuy nhiên, cơ chế,
chính sách đó là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng lĩnh vực, ngành nghề ở
các vùng, miền và sự đóng góp đó cho sự phát triển ở mỗi cơ quan, đơn vị và địa
phương không phải là sự mặc định, có sẵn theo một khung nhất định.
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao
Bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm sự quản lý của Nhà
nước, điều hành của Chính phủ đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước là người ban hành cơ chế, chính sách đãi
ngộ, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó, Nhà nước cần phân cấp, giao
nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành tiến hành quản lý nguồn nhân lực chất lượng
cao một cách hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Xây
dựng, ban hành các quy định, yêu cầu cho các cơ sở đào tạo về nguồn nhân lực chất
lượng cao; yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao khi đào tạo song phải làm việc ở
trong nước, đặc biệt là bộ máy hành chính Nhà nước, nếu vi phạm sẽ phải bồi
thường, hoặc yêu cầu những nơi khác không tuyển dụng; đặt ra yêu cầu cao cho
nguồn nhân lực chất lượng cao phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết,
toàn tâm, toàn ý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân chủ, văn
minh, giàu đẹp, có vị thế ngày càng cao trong cộng đồng quốc tế; thường xuyên
kiểm tra quá trình làm việc nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu không đáp ứng
được sẽ bị thải loại, hoặc xắp xếp, bố trí ở những nơi khác.

KẾT LUẬN

9
Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của nền văn minh, văn
hóa. Vấn đề con người là vấn đề thực tiễn, khách quan. Con người là giá trị sản sinh
ra mọi giá trị, và là thước đo của mọi bậc thang giá trị.

Trong lịch sử hình thành và phát triển ấy, đã trải qua các nền kinh tế khác nhau,
có các hình thái, phương thức khác nhau nhưng cùng có chung một đặc điểm: vai
trò chủ đạo nằm ở người lao động.

Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất không thể có gì thay
thế hoàn toàn được lao động và con người là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội,
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở tồn tại sự phát triển xã hội.

Với Việt Nam là một nước đang phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội, bên cạnh
những sự phát triển về khoa học kĩ thuật thì nguồn lực lao động cũng là một vấn đề
nhận được sự quan tâm hàng đầu. Mọi sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đều do con người Việt Nam hiện đại thực hiện và
đều vì sự phát triển của con người Việt Nam toàn diện, do đó chúng ta cần có những
phương hướng, biện pháp xây dựng con người Việt Nam hiện đại, phù hợp với yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Như trên đã phân tích, nguồn lực con người là yếu tố quyết định, là chủ thể của
quá trình sản xuất vật chất, do đó chúng ta cần ưu tiên phát triển, cần có những biện
pháp, chính sách phát triển thích hợp với tình hình hiện nay để thúc đẩy kinh tế phát
triển, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10
1. Giáo trình và sách tham khảo
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin – Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia.
2. Các website
- Lý luận Triết học Mác – Lênin về con người

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-
luong-cao-o-nuoc-ta-hien-nay-d16202.html

- Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-
luong-cao-o-nuoc-ta-hien-nay-d16202.html

- Tiểu luận

https://123doc.net/document/3746224-vai-tro-cua-nguoi-lao-dong-trong-san-xuat-
vat-chat.htm?fbclid=IwAR1Zs9jD3mwdNaedtc3SURZZf-
3AAgH5GnPbtSA3XS8hnyDS2767dgny7SM

https://123doc.net/document/4821886-vai-tro-cua-nguoi-lao-dong-trong-qua-
trinh-san-xuat-qua-cac-giai-doan-phat-trien-tu-nen-kinh-te-nong-nghiep-den-
kinh-te-tri-

https://123doc.net/document/3746224-vai-tro-cua-nguoi-lao-dong-trong-san-xuat-
vat-chat.htm?fbclid=IwAR1Zs9jD3mwdNaedtc3SURZZf-
3AAgH5GnPbtSA3XS8hnyDS2767dgny7SM

11

You might also like