You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


--------------------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


⃰⃰⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN


BẰNG KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY VÀO GIẢI
QUYẾT MỘT MÂU THUẪN CỤ THỂ NẢY
SINH TRONG CUỘC SỐNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Nguyên Ký


Tên lớp học phần: 21C1PHI51002702
Sinh viên thực hiện: Lưu Thanh Thư – MSSV: 31211024335

TP. Hồ Chí Minh – năm 2021


LỜI NÓI ĐÀU
Mâu thuẫn là cái tất yếu trong đời sống, nó có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã
hội và tư duy con người. Nhất là các hoạt động kinh tế, lĩnh vực mang tính phổ biến, chẳng
hạn như cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch của từng xí nghiệp, từng công ty và
tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá ... Mâu thuẫn tồn tại song hành cùng sự
vật hiện sự việc từ lúc sự vật sự việc bắt đầu cho tới khi sự vật sự việc đó kết thúc. Trong mỗi
một sự vật, không phải hình thành chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng
một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Có
bao nhiêu cái "quan hệ mâu thuẫn " xung quanh cuộc sống của chúng ta? Hư, thực; thuận,
nghịch; đại, tiểu; cương, nhu; viễn, cận; tiến, thoái... rất rất nhiều và đơn giản nhất và dùng
thông thường nhất trong đời sống hàng ngày đó chính là 2 từ "Có" và "Không"...

Trong xã hội mâu thuẫn phổ biến một cách rộng rãi như vậy nhưng quan niệm không
đúng về mâu thuẫn trong xã hội, (về các mặt đối lập, coi đây là những hiện tượng bất thường
cần phải loại trừ) vẫn còn tồn tại. Các quan điểm sai lầm này làm hạn chế sự giải quyết mâu
thuẫn, làm chậm lại sự phát triển của xã hội. Và nó cũng mang lại nhiều khó khăn cho sự phát
triển kinh tế nói chung và sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Quy luật
đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập là ‘‘hạt nhân’’ của phép biện chứng duy vật vì
nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển cảu thế giới quan và vì nó là
chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù
phép biện chứng duy vật. Vì vậy việc kết hợp các mặt đối lập một cách biện chứng theo tinh
thần của V.I.Lênin mang một vấn đề quan trọng. Và đề tài của bài tiểu luận này chính là vấn
đề này: Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập và vận dụng
phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nảy sinh trong cuộc sống.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn sách “SỰ KẾT
HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY” do thầy làm tác giả đã cung cấp cho em rất nhiều thông tin hữu ích
và giúp ích em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

2
I. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối
lập
Khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện
chứng, cần tiếp cận từ ba góc độ:

 Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận,
tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật được
biểu hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đó không phải là sự
thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhất tương đối, thống nhất trong sự
khác biệt, kể cả sự đối lập.
 Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận.
Ở góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem xét như đối tượng nhận thức của
con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn
tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều này rõ ràng là một công việc không
đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủ quan, vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính
bản thân mâu thuẫn. Bởi vì, mâu thuẫn không tự bộc lộ ra mà nó tồn tại bên trong cái “vỏ
bọc” thống nhất với những hình thức cụ thể của nó.
 Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc
độ này trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các
mặt đối lập giữa một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối
lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt. Dĩ nhiên vì đây là biểu hiện hoạt
động của chủ thể cho nên việc kết hợp các mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của
chủ thể. Có thể khẳng định sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa
điều kiện khách quan, tính tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con người với
tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết một mâu thuẫn
xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân;
song mặt khác, đó lại không phải là hoặt động chủ quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận
thức đúng và tuân theo những yêu cầu khách quan, cũng như những điều kiện khách quan của
việc giải quyết mâu thuẫn đó.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể
chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép.
Tuyệt đối đây không phải là một giải phấp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi
trường hợp, với mọi điều kiện.

3
- Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong
các trường hợp cụ thể sau:
 Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối
lập của nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏa hiệp trong
một giớ hạn nhất định. Trong trường hợp này, cụ thể hoạt động có thể thực hiện việc kết hợp
các mặt đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào đó, nhằm hướng sự giải quyết mâu
thuẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể. Dĩ nhiên, việc kết hợp các mặt đối lập, với những
thỏa hiệp nhất định ở đây không phải là hoạt động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt
đối lập. Đây chỉ là hoạt động đưa cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình
thức cụ thể, có lợi cho chủ thể mà thôi. Trong trường hợp giữa các mặt đối lập hoàn toàn
không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn xã hội này hoàn toàn mang tính đối kháng thì
việc kết hợp không thể thực hiện được một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả mong muốn
cho chủ thể.
 Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh
thuận lợi (bao gồm cả điều kiện trong nước và Quốc tế). Cụ thể đó phải là những điều kiện
hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo mong muốn. Thậm chí đó còn
là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất yếu khách quan, buộc chủ thể phải thiến
hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương thức kết hợp này. Chẳng hạn, những biến đổi về
kinh tế quốc tế hiện nay, về sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện nay… là những điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện
sự kết hợp các mặt đối lập.
- Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết
quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu
cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có đủ khả năng sớm nắm bắt được yêu cầu
khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một
cách khéo léo, khoa học nhằm hướng có lợi cho chủ thể. Có thể khẳng định, trong chừng mực
nào đó, vai trò của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.
Những mâu thuẫn nảy sinh trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời thường
một mặt tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và ý chí của con người; song mặt khác, xét
cho cùng, lại chính do con người tạo ra, thông qua sự tồn tại của bản thân con người cũng
như những hoạt động tự giác của họ. Mà khi đã nói tới hoạt động của con người thì không thể
không nói đến lợi ích, động cơ của hoạt động đó. Bởi vì, hoạt động của con người bao giờ
cũng gắn liền với những lợi ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn với lợi ích

4
cho nên mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng, chính là những
mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy, việc giải quyết các mâu thuẫn
trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời thường không giống với việc giải quyết mâu
thuẫn trong tự nhiên. Chúng được thực hiện thông qua hoạt động của con người. Việc giải
quyết mâu thuẫn này sẽ tốt hơn, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, khi
thông qua hoạt động tự giác, tích cực của con người.
Con người không thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong cuộc sống và công việc hằng ngày,
cũng như thủ tiêu quá trình từ giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉ có thể tác động, làm
chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ
nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua
đó, con người có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. Đó là biểu
hiện của mối quan hệ biện chứng giữu khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong
sự phát triển xã hội.
Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chỉ đúng, và qua đó đem lại lợi ích
cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn, lấy bản chất khách quan của
mâu thuẫn làm cơ sở. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng
phải phù hợp với bản chất khách quan của mâu thuẫn đó. Tuy nhiên việc giải quyết mâu
thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó, quá trình giải
quyết mâu thuẫn cũng in dấu ấn của chủ thể. Điều đó được biểu hiện ở phương pháp giải
quyết mâu thuẫn mà chủ thể sử dụng trong việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể.
Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải quyết mâu thuẫn thích hợp
nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại hiệu quả cao nhất cho
chủ thể.
Chính trong quá trình hoạt động tự giác như vậy, trong điều kiện cho phép, chủ thể có
thể sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập, coi đó như một hình thức cụ thể để các mặt
đối lập thực hiện sự đấu tranh của chúng, dẫn tới việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể
theo hướng có lợi cho chủ thể. Cũng chính vì thế, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập để
giải quyết mâu thuẫn xã hội, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải
là giải pháp có thể áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội,
với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về mặt lợi ích, là cội nguồn cho sự phát triển
xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, nhiều loại cụ thể. Mỗi một loại lại có những đặc
điểm, tính chất… khác nhau, và do đó quy định hình thức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn
khác nhau.
5
II. Vận dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn
cụ thể nảy sinh trong cuộc sống
Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những
chiều hướng trái ngược với nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để
có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tiêu dùng là mục đích cuối cùng của
việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng. Sản xuất
là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng. Nếu như không có
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu dùng. Sản xuất quy
định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng cho tiêu dùng, đây không phải là đối tượng nói
chúng mà là đối những đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làm môi giới cho người tiêu
dùng. Do đó sản xuất không chỉ là đối tượng của tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương
thức tiêu dùng. Sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho người
tiêu dùng. Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó thì mới tạo ra
nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó.

Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng chính là sự thống nhất của hai mặt
đối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó
tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển.

You might also like