You are on page 1of 4

Trần Quốc Trường

QH22A
Câu 1:
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn
người,lực lượng, xu hướng xã hội...có lợi ích cơ bản đối lập
nhau và không thể điều hòa được.Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp
bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và bị trị.
Như vậy, hiểu theo định nghĩa thứ nhất thì mâu thuẫn đối kháng
là sự đối lập giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những
xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Đây thực chất là
một cách hiểu nhằm “mềm hoá” khái niệm mâu thuẫn, bởi vì
“lợi ích cơ bản đối lập nhau” thì chưa đủ để khẳng định là mâu
thuẫn đối kháng hay không đối kháng, chẳng hạn lợi ích cơ bản
của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là thống nhất với
nhau nhưng không có nghĩa là không có đối lập nhau. Do đó,
vấn đề là ở chỗ, sự đối lập nhau về lợi ích cơ bản ấy phải ở tính
chất nào, mức độ nào thì mới trở thành mâu thuẫn đối kháng.
Hiểu theo cách thứ hai thì xem ra lại hơi “cứng”. Bởi lẽ, nếu cho
rằng lợi ích cơ bản trong mâu thuẫn đối kháng là “không thể
điều hoà được” thì sẽ khó giải thích nhiều hiện tượng mâu thuẫn
đối kháng vẫn “có thể điều hoà được” lợi ích cơ bản thông qua
sự dàn xếp trên bàn thương lượng, qua biện pháp ngoại giao,..
Có thể định nghĩa mâu thuẫn đối kháng là phạm trù triết học dùng
để chỉ sự đối lập thuộc về bản chất của lợi ích cơ bản giữa các giai
cấp, các lực lượng xã hội, các khuynh hướng xã hội đối địch.
Những mâu thuẫn đối kháng thường được đề cập tới là mâu thuẫn
giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, địa chủ và nông nô, tư sản
và vô sản, giữa các nước đi xâm lược và các dân tộc bị xâm lược,
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, giữa địch và ta,…
Những mâu thuẫn không đối kháng thường được nhắc đến là mâu
thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, giai cấp công
nhân và đội ngũ trí thức, giữa dân chủ và tập trung, dân chủ và
chuyên chính, giữa quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển
xã hội và hoạt động tự giác, có ý thức trong việc sáng tạo xã hội
mới của con người, mâu thuẫn trong các đảng cộng sản, mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn giữa xoá bỏ giai cấp và
chuyên chính giai cấp, giữa việc nhà nước tiêu vong và sự tăng
cường nhà nước…
Ví dụ:
Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông nô, giữa giai cấp thống trị và bị
trị, giữa chủ nô và nô lệ, giữa giaicaasp công nhân và đội ngũ tri
thức,
-Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập
đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội...có lợi ích cơ bản không
đối lập nhau nên mâu thuẫn cục bộ,tạm thời.
Cụ thể là mâu thuẫn không đối kháng tồn tại tạm thời,vì lợi ích
cơ bản của củ thể mâu thuẫn không đối lập nhau nên có thể hòa
hoãn,thương lượng giải pháp để giải quyết mâu thuẫn để đôi bên
đều có lợi, hài lòng.
Nhìn chung cả hai loại mâu thuẫn đều xuất phát từ sự đối lập về
lợi ích nhưng ở mức độ và tính chất khác nhau.
Ví dụ về mâu thuẫn không đối kháng:
+ Giữa 2 doanh nghiệp cạnh tranh nhau một hạn mục để giành
quyền lợi thúc đẩy doanh thu,lợi nhuận của doanh nghiệp.Để giải
quyết mâu thuẫn thì 2 doanh nghiệp cùng nhau ngồi vào thương
lượng hợp tác như thế nào để cả 2 doanh nghiệp cùng phát
triển,thúc đẩy doanh số của cả 2 doanh nghiệp.
Câu 2:
Phủ định là sự xóa bỏ hoặc thay thế sự tồn tại của sự vật, sự việc
này bằng sự vật, sự việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự
phát triển hoặc không.
Trong khi đó, trong triết học, phủ định là một phép biện chứng,
dùng để chỉ sự phủ định đồng thời phải tạo ra những điều kiện,
tiền đề phát triển của sự vật.
-Phân tích đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan
và tính kế thừa:
 Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm
ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những
mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những
mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật có
phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết
mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ
định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của
con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình
phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững
quy luật phát triển của sự vật.

 Tính kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát
triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự
phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền
tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ
mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp,
những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu
cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy,
phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.

You might also like