You are on page 1of 5

4.

QUY LUẬT THỐNG NHẤT , ĐẤU TRANG GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP, SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY
VÀO QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA BẢN THÂN.

Quy luật thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập ( quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy
luật cơ bản, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác- Lênin, là quy luật
về nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động phát triển chung của thế giới
Đề cập tới vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên
nhân , động lực của sự vận động, phát triển chính là mâu thuẫn, việc giải quyết mâu thuẫn
nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

Các khái niệm


 Mặt đối lập: dùng để chỉ những mặt , những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng cùng tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy, đồng thời là điều
kiện, tiền đề, cơ sở cho nhau phát triển.
( Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan, là phổ biến trong thế giới. Theo triết học
duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều
chứa đựng những mặt trái ngược nhau.
Ví dụ:(dùng hình ảnh minh họa) Trong mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị
trong xã hội xưa, họ đối lập với nhau về quyền lợi , ý chí. Hai giai cấp này luôn đấu
tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.(hoạt
động ăn và hoạt động bài tiết). Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh
vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền.
Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Trong tư
duy con người: biết và chưa biết, chân lý và sai lầm, biết sâu sắc và biết nông cạn.
 Mâu thuẫn biện chứng:(hình ảnh minh họa) (mâu thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ mối liên
hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật , hiện tượng hay
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau .(Phân biệt với mâu thuẫn thông thường: chỉ là trạng
thái xung đột chống đối lẫn nhau.)
 Ta có thể hiểu mâu thuẫn là sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Mặt đối --thống nhất, đấu tranh--> Mâu thuẫn (tạo sơ đồ)

Ví dụ: Quá trình kháng chiến chống Pháp , nhân dân ta có mâu thuẫn gay gắt với thực dân
Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng lên đấu tranh và kết quả
là nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời.( Lợi dụng những mặt đối lập trong di
truyền, biến dị, gây ra đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn. Tay trái, tay
phải trong một con người, giữa điện tích âm và điện tích dương,lực hút và lực đẩy. Mâu
thuẫn giữa cá nhân và nhóm xảy ra khi có sự khác biệt về quan điểm)
Chú ý:
o Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn.
o Tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ
những mặt đối lập tác động biện chứng với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo
nên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn biện chứng.

 Thống nhất của các mặt đối lập: sự nương tựa ,quy định lẫn nhau, tồn tại không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập , sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
(Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những
nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “ đồng nhất” của mặt
đối lập.( Thống nhất bao hàm cả sự “ đồng nhất” của các mặt đó.)
Sự thống nhất của những mặt đối lập còn bao hàm cả sự “đồng nhất”, sự phù hợp,
sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và mặt tiêu dùng phát triển theo chiều
hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu
dùng, ngược lại nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.( có nam có
nữ đều là con người mới có thể kết hôn sinh con, cái thiện cái ác trong một con
người, trong cái ác đều có cái thiện)
 Đấu tranh của các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại
theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt các mặt đối lập.
(Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập, tùy điều kiện cụ thể diễn ra cuộc
đấu tranh giữa chúng.)
Ví dụ: Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong
xã hội xưa.Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu
tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.

Các tính chất của mâu thuẫn 😊 3 tính chất

 Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện
tượng, bản chất chung cùa mọi sự vật, hiện tượng; các mặt đối lập tồn tại
một cách khách quan trong tất cả các sự vật, hiện tượng nên mâu thuẫn do
các mặt đối lập tạo thành cũng tồn tại khách quan.(ví dụ: Bất kì ai trong
chúng ta đều chứa đựng những yếu của các mặt đối lập giữa dũng cảm và
hèn nhát, giữa thông minh và ngu dốt; sự tiến hóa của giống loài không thể
có nếu thiếu đi sự tác động qua lại giữa biến dị và di truyền, hai quá trình
này diễn ra một cách khách quan.)
 Tính phổ biến: tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi
quá trình, ,không có sự vật, hiện tượng nào không có mâu thuẫn, tồn tại
trong cả tự nhiên, xã hội, tư duy, quá trình vận động, phát triển của sự vật,
mâu thuẫn này được giải quyết, mâu thuẫn khác sẽ nảy sinh.(ví dụ: mâu
thuẫn giữa lực hút, lực đẩy của các hạt, phân tử, các vật thể; đồng hóa và
dị hóa; trong xã hội, đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản; giữa
bóc lột và bị bóc lột.)
 Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau thì sẽ có mâu thuẫn
khác nhau. Trong cùng 1 sự vật, hiện tượng nhưng ở những giai đoạn khác
nhau thì mâu thuẫn biểu hiện khác nhau, mâu thuẫn có nhiều dạng, nhiều
loại khác nhau, mỗi loại mâu thuẫn có những tính chất, vai trò, vị trí khác
nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó.(ví dụ: Mỗi
cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa cá nhân
đó với môi trường bên ngoài , cá nhân đó với cá nhân khác trong gia đình ,
xã hội trên phương diện tình cảm , nhận thức, kinh tế và ngay trong cá
nhân chính mình cũng có những mâu thuẫn về tư duy , nhận thức.) (tìm
hình minh họa cho sự mâu thuẫn giữa cá nhân với mọi người xung quanh
với 1 hình mâu thuẫn trong nội tâm)

=>Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả sự vật hiện tượng, hết sức đa dạng và phong phú.
Tính đa dạng, phong phú được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các
mặt đối lập, điều kiện tác động qua lại của chúng, trình độ tổ chức của hệ thống mà
trong đó mâu thuẫn tồn tại. (đúc kết)

Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng(ý nghĩa):

Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; quy
định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
Mâu thuẫn không cơ bản đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự
vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng , không quy
định bản chất của sự vật và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
 Vai trò:
Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện
tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của
quá trình phát triển.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
 Quan hệ giữa các mặt đối lập
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng...(yếu
tố cấu thành sự vật) đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trò quy
định trực tiếp quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng phải thông
qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.
 Tính chất của lợi ích cơ bản
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu
hướng xã hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản thống nhất nhau.

Quá trình vận động của mâu thuẫn


Nguyên nhân tạo nên nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
là sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa các
mặt đối lập trong chúng.
Trong mỗi sự vật, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện tạm thời.(Sự
thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự
vật. Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn
tồn tại. Thống nhất có tính tương đối. Trong các mặt đối lập thống nhất , quá trình
đấu tranh vẫn diễn ra dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển và khi đến đỉnh
điểm ,chúng chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị
phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Đấu tranh có tính tuyệt đối.)
Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển
hóa giữa chúng. Chuyển hóa được xem như là kết quả của việc giải quyết mâu
thuẫn.
Sự tác động qua lại của các mặt đối lập (đấu tranh) dẫn tới chuyển hóa chúng là một
quá trình, làm mâu thuẫn phát triển.
 Khi mới hình thành, mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt dẫn đến phát triển thành
hai mặt đối lập
 Khi hai mặt của mâu thuẫn xung đột với nhau một cách gay gắt và khi điều
kiện đã chín muồi các mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau , mâu thuẫn được
giải quyết.

Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Nhờ vậy, mâu thuẫn cũ mất đi,
mâu thuẫn mới hình thành, sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. Và quá trình tác động
qua lại, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật luôn vận động,
phát triển không ngừng. Do đó, sự liên hệ tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập là nguồn gốc động lực của vận động và phát triển trong thế giới

Tóm lại: Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất
yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của sự vật nói
chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển.

Nội dung quy luật “Mâu thuẫn”: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng ,
lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó. Các mặt đối lập vừa thống nhất
vừa đấu tranh vừa chuyển hóa lần nhau làm cho mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ vậy, sự vật luôn
vận động, phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế.

Ý nghĩa phương pháp luận:

 Do mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tôn trọng mâu
thuẫn, phát hiện mâu thuẫn tìm thể thống nhất của mâu thuẫn phân tích đầy đủ các
mặt các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự phát
triển từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực
tiễn.
 Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và giải quyết mâu
thuẫn cần phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn . Chỉ có như thế mới hiểu
đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển, tìm ra được những
phương pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn.
 Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đối tranh giữa các mặt
đối lập phận biệt đúng vai trò, vị trí mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện tìm
ra phương pháp giải quyết phù hợp.

Liên hệ

 Việc học của sinh viên là một quá trình tăng trưởng về mặt tri thức , đồng thời ta
cũng học cách áp dụng những tri thức đó vào đời sống thực tế suy ra nó cũng chịu sự
tác động của quy luật mâu thuẫn. Chính vì thế, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu
thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và sự học nói riêng để có thể thúc đẩy sự
phát triển của bản thân sinh viên.
 Phải biết tôn trọng mâu thuẫn
Tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường , chọn ra các môn phù hợp với định
hướng , mục tiêu tương lai, vạch ra kế hoạch học tập , tham gia các câu lạc bộ, hoạt
động Đoàn hội, thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
 Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn
Khi gặp bài giảng không hiểu , bài tập không giải được, cần phải tìm tòi trên mạng,
anh chị khóa trước , các diễn đàn học tập, thầy cô , không ngại việc học lại bổ sung
kiến thức , chia sẻ kiến thức với các bạn là cách nhanh nhất để giải quyết mâu thuẫn
này.
 Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi , đổi mới, sáng tạo trong tri thức
Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi học hỏi các kiến thức mới chứ không ngủ
quên trên chiến thắng của bản thân, điều đó cũng giúp sinh viên thêm phần sáng
tạo, nhạy bén.
 Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức có hệ thống
Cần tìm hiểu sự tương tác qua lại giữa các môn học từ đó đánh giá và chọn lọc môn
phù hợp bản thân.

You might also like