You are on page 1of 1

- Mặt đối lập: là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược

nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
VD: đl giữa sự sống & cái chết, tính thiện & tính ác.
- Khái niệm mâu thuẫn:
+ Quan điểm siêu hình: Phủ nhận sự tồn tại của mâu thuẫn biện chứng.
+ Quan điểm biện chứng: Cho rằng mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng của
thế giới.
 Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng, hoăc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
- Mâu thuẫn biện chứng: chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau của
các mặt đối lập.
---------------------------------------------------------

Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn "đấu tranh" với nhau
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và
phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài
trừ, gạt bỏ lẫn nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- ( So với sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thì sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ có
tính tạm thời, tương đối, có điều kiện. Nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trại thái
đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng; còn sự đấu tranh lại có tính tuyệt đối, nghĩa là
đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của
chúng. Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển diễn ra không
ngừng của sự vật, hiện tượng )
- Kết quả của đấu tranh là sự chuyển hóa của các mặt đối lập – tức là sự biến đổi của chúng
sang trạng thái khác. Luôn là tuyệt đối, vĩnh viễn.
VD: Trên thực tế, ta nhận thấy rằng, hiện nay, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều chứa
đựng những mặt, những khuynh hướng có sự đối lập với nhau từ đó tạo thành những mâu
thuẫn trong chính bản thân mình
+ Sự đấu tranh giữa sự sống ( tức các quá trình hình thành, duy trì và hoàn thiện sự sống của cơ
thể như hệ thống miễn dịch..) và sự chết trong cơ thể ( tức do vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập
và các yếu tố gây hại khác)
+ Sự đấu tranh giữ Tính Thiện và Tính Ác trong nội tâm mỗi con người ( khi có sự giằng
co giữa lòng thương người và ham muốn ích kỷ; giữa lương tâm hay âm mưu muốn hại người vì
tiền bạc hay địa vị…)
+ Sự đấu tranh trong mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa: Họ đối
lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền
lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau

You might also like