You are on page 1of 9

CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY

VẬT
Qui luật là những mối liên hệ : khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp
lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.
Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại thì các qui luật được chia
thành:
+ Những qui luật riêng: là những qui luật chỉ tác động trong một phạm vi nhất
định của các sự vật, hiện tượng cùng loài.
Thí dụ: Những qui luật vận động cơ giới, vận động hóa học, vận động sinh
học,...

+Những qui luật chung : là những qui luật tác động trong phạm vi rộng hơn qui
luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau.
Thí dụ: qui luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng...
+Những quy luật phổ biến: là những qui luật tác động trong tất cả các lĩnh vực:
từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những qui luật đó.
Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động để phân loại thì các qui luật được chia thành
ba nhóm lớn:
+ Những qui luật tự nhiên: là qui luật nảy sinh và tác động trong giới tự nhiên,
kể cả cơ thể con người, không phải thông qua hoạt động có ý thức của con
người.
+ Những qui luật xã hội : là qui luật hoạt động của chính con người trong các
quan hệ xã hội; những qui luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt
động có ý thức của con người nhưng những qui luật xã hội vẫn mang tính khách
quan.
+ Những qui luật của tư duy: Những qui luật tư duy là những qui luật thuộc mối
liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và của quá
trình phát triển nhận thức lý tính ở con người.
2. Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là qui luật ở vị trí “hạt
nhân” của phép biện chứng duy vật.

Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là qui luật về nguồn gốc,
động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vân động và phát triển.

Theo qui luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình
vận động, phát triển của sự vật chính là xuất phát từ mâu thuẫn khách quan, vốn
có của nó.

a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
- Khái niệm mâu thuẫn:
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ
thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Theo quan niệm siêu hình: mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự
thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.
Ví dụ mâu thuẫn:

Quan niệm về lối sống: Tâm linh (tin


vào các yếu tố thần linh) và vô thần
(Không tin vào các yếu tố tâm linh)

   

   Bài toán có đồng biến và nghịch


biến
Quá trình hấp thụ chất năng lượng và thải các chất cặn bã của sinh
vật

Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập
dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Thí dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử

đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống


sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh té của xã hội...

- Các tính chất chung của mâu thuẫn


Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến
-GIẢI THÍCH: Tính khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự
vật hiện tượng.
.Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự bóc tự thân bên trong của sụ
vật quy định quy định nó do đó không phù thuộc vào bất kì một lực lượng siêu
nhiên tự nhiên nào cũng không phù thuộc vào ý chí chủ quan của con người
Tính phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, mọi thời gian, mọi giai đoạn
phát triển.Mâu thuẫn này mất đi thì một mâu thuẫn khác xuất hiện.
Mâu thuẫn không những có tính khách quan, tính phổ biến mà còn có tính đa
dạng, phong phú.

Biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại
mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể
khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và
phát triển của sự vật.

Đó là:
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối vời sự vật được xem xét, mâu
thuẫn được phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
+Mâu thuẫn bên trong là sự qua lại giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật.
vd : trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu
thuẫn bên trong; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ
tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật. 
+Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó
với các sự vật khác.
Vd: mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu
thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn giữa động vật và thực vật với môi trường; mâu
thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau
-Căn cứ vào ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ
sự vật, mâu thuẫn được phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không
cơ bản
+ mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại
của sự vật
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương tiện nào
đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự
vật.
-Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, mâu thuẫn được phân loại thành mâu thuẫn chủ
yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong
giai đoạn đó.
ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với
thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu
+ Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát
triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn
chủ yếu chi phối
Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân
-Căn cứ vào các lợi ích đối lập tạo thành mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn trong xã
hội được phân loại thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
+Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn
người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.

Ví dụ: Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu
nô lệ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.
+Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh
hướng xã hội thống nhất với nhau về lợi ích cơ bản, chỉ đối lập về lợi ích không
cơ bản, cục bộ, tạm thời.
Ví dụ: như mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân
với thợ thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v. ở nước ta hiện nay.

Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính
chất khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sự biểu hiện của mâu
thuẫn.
b. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
với nhau.

Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ , ràng buộc,
không tách rời nhau, qui định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia
làm tiền đề tồn tại.
 Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó.
Ví dụ về sự thống nhất của các mặt đối lập :
Trong hoạt động bài tiết,
con người có hai hoạt động
đối lập nhau: ăn và bài tiết.
Tuy đối lập nhau nhưng
chúng không thể tách rời và
phụ thuộc vào nhau, qua đó
cho thấy hai hoạt động này
là thống nhất với nhau.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động
qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.

Sự đấu tranh giữa các mặt


đối lập được thể hiện qua
mối quan hệ giữa giai cấp
thống trị và bị trị trong xã
hội xưa. Họ đối lập với nhau
về quyền lợi, ý chí. 2 giai
cấp này luôn đấu tranh với
nhau để bảo vệ quyền lợi
của mình, luôn luôn tác
động đến nhau.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

 Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự
chuyển hóa giữa chúng.

Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện
lịch sử, cụ thể. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát
triển thành hai mặt đối lập.
Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau và khi điều kiện
đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động, chuyển
hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận
động và phát triển.

KL:+ Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là
tuyệt đối còn thống nhất là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống
nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.
+ Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá
trình.

 Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động
lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.
Dẫn chứng: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/12/1946 ) Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết : “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng
nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng
ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.’’
Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu
tranh và thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự
vật. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

d. Ý nghĩa phương pháp luận


- Mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển
 Do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện
mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc,
khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú
 Do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm
lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp
giải quyết phù hợp. trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân
biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện
nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết
từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.

Câu hỏi tham khảo:


1.Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học
A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.
B. Nam và Lan iểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
 2.Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự
vật và hiện
tượng?
A. Sự biến đổi về lượng và chất
B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. Sự phủ định biện chứng.
D. Sự chuyển hóa của các sự vật
3. Trong xã hội phong kiến giai cấp địa chủ vả nông dân luôn có xu hướng bài
trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi đó là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.      
B. sự liên hệ giữa các mặt đối lặp.
C. sự gắn bó giữa các mặt đối lập             
D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập
4.Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt
đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở
A.   Trong cùng một chỉnh thể.
B.   Các sự vật, hiện tượng khác nhau.
C.   Hai sự vật, hiện tượng đối lập.
D.   Bất kì sự vật hiện tượng nào.
5.Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm
Triết học?
A. Bảng đen và phấn trắng
B. Thước dài và thước ngắn
C. Mặt thiện và ác trong con người.
D. Cây cao và cây thấp.
6.Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa
tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa
mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?
A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.
B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
7. Đâu không là mặt đối lập của mâu thuẫn theo cách hiểu của triết học?
A. Mặt đồng hóa và mặt dị hóa trong cơ thể động vật  
B. Giai cấp thống trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ và giai cấp bị trị trong xã hội
phong kiến
C. Hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò trong một tiết học  
D. Điện tích âm và điện tích dương 
8.Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao
thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết
triệt để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
3. Trong một vở diễn lúc sinh thời, cố nghệ sĩ Chí Tài có nói: “Con người sinh
ra như tờ giấy trắng. Sống sao đừng trở thành tờ giấy than!”. Vận dụng kiến
thức vừa trình bày hãy giải thích câu nói trên?
-Trả lời: Trong cuộc sống, luôn luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, một
mặt là thiện, một mặt là ác. Hai mặt này luôn mâu thuẫn, đấu tranh không
ngừng trong con người chúng ta. Theo như câu trên, có thể hiểu, mặt thiện tức
là tờ giấy trắng, mặt ác tức là tờ giấy than. Bản thân mỗi con người chúng ta, từ
sâu bên trong phải đấu tranh làm sao để mặt thiện chiến thắng mặt ác, để giữ
con người luôn luôn là “tờ giấy trắng” chứ không được để trở thành “ tờ giấy
than ” .

You might also like