You are on page 1of 12

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Thời gian: 28 giờ

Từ 19h ngày 06/12 đến 23h ngày 7/4/2024

Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Hoài An

Mã số sinh viên: 2321000755

Mã lớp học phần: 24111802047722

Mã đề:

Bài làm gồm: 9 trang

BÀI LÀM:
CÂU 1:

1. Khái niệm mâu thuẫn:


 Là sự liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
 Thống nhất của các mặt đối lập: là sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy
định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Thống
nhất gắn liền với trạng thái đứng im tương đối của sự vật.
 Đấu tranh của các mặt đối lập: khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định
nhau của các mặt đối lập. Đấu tranh gắn liền với trạng thái vận động tuyệt đối của
sự vật.
2. Nội dung quy luật:
2.1. Các tính chất chung:
 Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng,
không phải đem từ bên ngoài vào.
2

o Ví dụ: Mỗi con người chúng ta đều có những nhân tố của sự đối lập giữa trung
thực và dối trá, thiện lành và độc ác, giỏi giang và ngu dốt, bao dung và ích kỉ, ...

 Tính phổ biến: Mâu thuẫn tồn tại trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
o Ví dụ: mâu thuẫn sinh học gồm mâu thuẫn giữa di truyền và biến dị ; mâu thuẫn
hoá học gồm mâu thuẫn giữa phân giải và hoá hợp, ...

 Tính đa dạng, phong phú: Mâu thuẫn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ đó có
những tính chất và vai trò khác nhau đối với sự vật.
o Ví dụ: Mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa
cá nhân đó với tự nhiên bên ngoài, mâu thuẫn giữa cá nhân đó với các cá nhân
khác trong gia đình và xã hội trên phưfơng diện tình cảm, nhận thức, kinh tế,
chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại của cá nhân có các mâu thuẫn về phương
diện tư duy, đạo đức và nhu cầu, ...
 Trong mỗi sự vật hay quá trình nào đó luôn có những mặt, những mặt đối lập tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự đấu tranh và sự thống nhất giữa các mặt đối
lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ
và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.
 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và
được thể hiện:
o Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia.
o Thứ hai, các mặt đối lập ngang bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang
hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
o Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập
còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
 Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn
nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng
nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì thống
nhất giữa chúng có tính tạm thời, tương đổi, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ
tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng; còn đấu tranh có tính
tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển
hóa về chất của chúng.
3

o Ví dụ: Nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong 1 bộ phim hoặc tác phẩm văn
học; mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hoá và phi văn hoá; mối liên hệ
thống nhất, đấu tranh giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể sinh vật; sản xuất và tiêu
dùng trong hoạt động kinh tế – xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển
của nhận thức.

2.2. Phân loại:

Dựa vào sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng chia thành mâu thuẫn bên trong và mâu
thuẫn bên ngoài.

 Mâu thuẫn bên trong là sự qua lại giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật.
o Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản chủ
nghĩa; mâu thuẫn giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật.
 Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật
khác.
o Ví dụ: Mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu
thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn giữa động vật và thực vật với môi trường; mâu thuẫn
giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau.

Dựa vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn
nhất định chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

 Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định
của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
o Ví dụ: Nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực
dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu.
 Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó
của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
o Ví dụ: Nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân.

Dựa vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và mâu
thuẫn không cơ bản.

 Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất
cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật.
 Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương tiện nào đó của sự vật,
nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
4

Dưạ vào tính chất lợi ích cơ bản đối lập nhau trong quan hệ giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất
định, trong xã hội chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

 Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu
hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
o Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giữa vô sản
với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với giặc đi xâm lược.
 Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội
thống nhất với nhau về lợi ích cơ bản, chỉ đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm
thời.
o Ví dụ: Mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với
thợ thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện nay.

2.3. Quá trình vận động của mâu thuẫn:

Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt và khi điều kiện chín muồi, hai mặt đối lập
sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình
tác động chuyển hóa của hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận
động và phát triển.

 Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

Trước hết, phải thừa nhận rằng mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng là khách quan; sau đó, việc
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Bên cạnh đó, tìm ra thể
thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật và hiện tượng là điều cần thiết để phát hiện mâu
thuẫn. Cuối cùng, tìm ra con đường và giải pháp phù hợp cho các hoạt động nhận thức và thực
tiễn.

Thứ hai, phân tích mâu thuẫn phải bắt đầu bằng cách xem xét từng loại mâu thuẫn phát sinh và
phát triển. Điều này bao gồm việc xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và
các điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Điều cần thiết là phải phân tích một mâu thuẫn cụ thể và
đưa ra một chiến lược để giải quyết mâu thuẫn đó.

Thứ ba, giải quyết mâu thuẫn phải dựa trên đấu tranh giữa các mặt đối lập. Nghĩa là giải quyết
mâu thuẫn bằng cách điều hoà nó, không nóng vội hay bảo thủ; giải quyết mâu thuẫn phụ thuộc
vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay không.

Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển.
Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn bên
5

trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng khách quan mang tính
phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật.

4. Ví dụ: mâu thuẫn trong gia đình

 Mâu thuẫn giữa các thế hệ:

Nguyên nhân:

 Sự khác biệt về quan niệm, lối sống: Mỗi thế hệ có những trải nghiệm, hoàn cảnh sống
khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về quan niệm, lối sống.
 Sự thay đổi của xã hội: Xã hội ngày càng phát triển, thay đổi nhanh chóng, dẫn đến sự
khác biệt về nhận thức, cách nhìn nhận vấn đề giữa các thế hệ.

Biểu hiện:

 Mâu thuẫn về cách giáo dục con cái: Ông bà thường muốn áp dụng phương pháp giáo
dục truyền thống, trong khi cha mẹ muốn áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại.
 Mâu thuẫn về nếp sống sinh hoạt: Ông bà thường thích nếp sống truyền thống, trong khi
cha mẹ và con cái thích nếp sống hiện đại.

Giải pháp:

 Tôn trọng sự khác biệt: Mỗi thế hệ cần tôn trọng quan điểm, lối sống của nhau.
 Giao tiếp cởi mở: Các thành viên trong gia đình cần giao tiếp cởi mở, chia sẻ quan điểm,
suy nghĩ để hiểu nhau hơn.
 Tìm kiếm giải pháp chung: Các thành viên trong gia đình cần cùng nhau tìm kiếm giải
pháp chung để giải quyết mâu thuẫn.
 Mâu thuẫn giữa vợ chồng:

Nguyên nhân:

 Sự khác biệt về tính cách, sở thích: Vợ chồng là hai cá nhân riêng biệt, có những tính
cách, sở thích khác nhau.
 Áp lực cuộc sống: Áp lực từ công việc, gia đình, tài chính có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa
vợ chồng.
 Kỹ năng giao tiếp kém: Kỹ năng giao tiếp kém có thể dẫn đến hiểu lầm, mâu thuẫn giữa
vợ chồng.

Biểu hiện:

 Cãi vã: Vợ chồng thường xuyên cãi vã, tranh luận về các vấn đề trong cuộc sống.
6

 Mâu thuẫn về quan điểm sống: Vợ chồng có những quan điểm sống khác nhau, dẫn đến
mâu thuẫn trong cuộc sống.

Giải pháp:

 Tôn trọng và thấu hiểu nhau: Vợ chồng cần tôn trọng và thấu hiểu nhau.
 Giao tiếp hiệu quả: Vợ chồng cần giao tiếp hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn.
 Cùng nhau chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái: Vợ chồng cần cùng nhau chia sẻ
công việc nhà và chăm sóc con cái để giảm bớt áp lực cuộc sống.

CÂU 2

a)
1. Khái niệm:

1.1. Lực lượng sản xuất:

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (sức khỏe, thể chất, kinh nghiệm, kĩ năng,
tri thức lao động của họ) với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức
sản xuất vật chất nhất định.

Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải
vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản
xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư
liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Con
người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.
Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao
động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật
chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày
càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ
của người lao động ngày càng cao. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao
động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu.Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động và tư liệu
lao động.Trong tư liệu sản xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục thế giới tự
nhiên.

1.2. Quan hệ sản xuất:


7

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản
xuất xã hội). Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan
trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. -Quan hệ sản
xuất là hình thức xã hội của sản xuất, các mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau tạo
thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của
lực lượng sản xuất.

2.Nội dung

Trong một phương thức sản xuất, sự phát triển của lực lượng sản xuất bắt nguồn từ đòi hỏi khách
quan sự phát triển của xã hội là không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động
(trong một phương thức sản xuất thì sự phát triển của lực lượng sản xuất bắt nguồn từ yêu cầu
hay đòi hỏi khách quan của sư phát triển xã hội là không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao
năng suất lao động bởi vì nhu cầu con người không bao giờ đứng yên một chỗ, nhu cầu con
người ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên đó là phải nhiều hơn phải ngon hơn phải rẻ
hơn.) Muốn vậy, bản thân con người phải cải tiến đổi mới công cụ lao động và các cuộc cách
mạng trong công cụ lao động diễn ra thường xuyên liên tục không ngừng nghỉ (từ đồ đá đồ đồng
sắt ) đồng thời dẫn đến trình độ kinh nghiệm của người lao động được nâng cao, phân công lao
động xã hội ngày càng sâu sắc làm cho lực lượng sản xuất không ngừng phá triển (trong sự vận
động phát triển lực lượng sản xuất bao giờ cũng biến đổi và phát triển nhanh hơn vì nhu cầu con
người luôn luôn thay đổi để thõa mãm những nhu cầu đó ngta cần phải cải tiến cách mạng về
công cụ sản xuất, tư liệu lao động, về lực lượng sản xuất vì vậy đòi hỏi người lao động cững cần
thay đổi về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để dử dụng. Sản xuất càng phát triển thì phân công
lao động ngày càng diễn ra sâu sắc hơn, sự phân công và chuyên môn hóa ngày càng rõ nét qua
đó làm cho lực lượng sản xuất không ngừng vận động phát triển. )

 Ví dụ: Trong phương thức sản xuất phong kiến ⇒ Do sự phát triển không ngừng cuả
công cụ sản xuất, năng xuất lao động tăng, nền sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển
⇒Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành với việc áp dụng khoa học
kĩ thuật ⇒ Năng suất cao hơn hẳn phương thức săn xuất phong kiến.

Thứ hai: Khi lực lượng sản xuất thay đổi về trình độ phát triển, đòi hỏi tất yếu quan hệ sản xuất
thay đổi.Sự thay đổi đó diễn ra như sau: lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi, bắt
đầu từ sự phát triển của công cụ lao động, quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, đến một
giai đoạn nhất định, quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức” phù hợp trở thành “xiềng xích” kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan
hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
8

 Phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho phương thức sản xuất cũ.

Ví dụ: Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong chế độ phong kiến đòi hỏi phải thay đổi quan
hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời ; hay sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lòng chủ nghĩa
tư bản đạt trình độ xã hội hóa cao⇒quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ không còn phù
hợp nữa⇒đòi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất TBCN cũ thiết lập quan hệ sản xuất mới là
XHCN ⇒mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển ⇒ (qua đó dẫn đến)sự ra đời của phương
thức sản xuất CSCN thay thế cho phương thức TBCN.

b)

 Thực trạng phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay:

Trước hết ở mặt trình độ về trí tuệ, chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm của người lao động.
Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc
thang quốc tế, không đủ lao động có chuyên môn, tay nghề cao cụ thể số lượng lao động có
chuyên môn chỉ là 24,1% triệu lao động, số liệu năm 2021. Lao động đã qua đào tạo và có chứng
chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm
20,92%. Bên cạnh đó, trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể nhưng vẫn
có tới 76,9% người lao động chưa được đào tạo về chuyên môn.

Thứ hai, ở mặt trình độ nền ứng dụng các thành tựu của khoa học vào sản xuất nhìn chung vẫn
còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Không những thế đội ngũ cán bộ tuy
có tăng nhưng vẫn chưa thực sự tạo được sản phẩm mang tính đột phá. Hơn nữa, đầu tư cho khoa
học – công nghệ còn hạn chế. và sự phân bố lực lượng lao động khoa học không hợp lý.

Thứ ba, quản lý đơn hàng nhầm lẫn, còn mất nhiều thời gian trong quản lý: Các doanh nghiệp
sản xuất luôn cần phải sản xuất trong thời gian nhanh nhất để chuyển sang thực hiện đơn hàng
khác. Nếu không quản lý tốt thời gian sản xuất đơn hàng thì không những không nhận được các
đơn hàng mới mà còn bị chậm trễ, hủy hợp đồng với khách hàng cũ.

 Giải pháp nhà nước đã và đang thực hiện để phát triển lực lượng sản xuất của nước
ta

Phát triển lực lượng sản xuất là yếu tốt quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì
vậy nhà nước ta có vai trò then chốt sử dụng các biện pháp phát triển lực lượng sản xuất để phát
huy nền kinh tế xã hội thể hiện ở:
9

 Đầu tiên, đầu tư và phát triển vào khoa học và công nghệ:
o Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ, đây được coi là quốc sách
hàng đầu. Mục tiêu là nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo ra
động lực cho phát triển lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bước đi và thứ tự
ưu tiên trong triển khai các chương trình công nghệ này. Đồng thời, trong giai đoạn trước
mắt, cần đặc biệt coi trọng phát triển và áp dụng công nghệ thích hợp, có khả năng thu
hút nhiều lao động.
o Nâng cao trình độ và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực. Đây
là khâu quyết định triển vọng phát triển của nền khoa học, công nghệ nói riêng và của
Việt Nam nói chung.
o Tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công
nghệ với các nhu cầu kinh tế-xã hội.

Ví dụ: Anh Võ Duy Khánh là thí sinh từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9. Sau khi
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trở thành ổ dịch, Võ Duy Khánh cùng với nhóm của mình được
giao nhiệm vụ khám phá công nghệ và phát triển một ứng dụng có thể truy vết người mắc Covid-
19 tên là Bluezone nhờ vậy cán bộ Việt Nam lúc bấy giờ dễ dàng kiểm soát triệt để được ổ dịch.

 Thứ hai, nâng cao trình độ lao động:


o Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của một quốc gia, người lao động cần phải
nâng cao trình độ trí tuệ, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
o Ngoài dạy các kiến thức cơ sở cần thiết, còn cần phổ cập kỹ năng tin học và ngoại ngữ
cho học sinh, sinh viên, chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, làm
việc nhóm,... Mục tiêu là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất.

Ví dụ: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT chọn học nghề tăng từ 10% năm 2000 lên 30% năm 2020.

 Thứ ba, mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại:


o Thiết lập quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ,
các trung tâm chính trị ,kinh tế quốc tế lớn các tổ chức quốc tế và khu vực theo các
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có
lợi ;giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, làm thất bại mọi
âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Ví dụ: Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, theo lời mời
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, diễn ra trong năm Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 10 năm
10

thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2013-2023) không chỉ khẳng định vị thế mới của Việt Nam
mà còn phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an
ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

 Thứ tư, tổ chức và sắp xếp hợp lý, logic hệ thống quản lý, tổ chức sản xuất:

Ví dụ: Ứng dụng trường học thông minh trong quản lý sắp xếp hệ thống:

 Hồ sơ học sinh điện tử: Lưu trữ thông tin cá nhân, học tập, sức khỏe của học sinh một
cách an toàn, dễ dàng truy cập và cập nhật.
 Theo dõi điểm danh: Theo dõi thời gian ra vào trường, giờ học, giờ nghỉ của học sinh
bằng thẻ RFID hoặc nhận diện khuôn mặt.
 Quản lý học phí: Thanh toán học phí trực tuyến, theo dõi lịch sử thanh toán, thông báo
nhắc nhở thanh toán.
 Gửi thông báo: Gửi thông báo về lịch học, điểm thi, sự kiện của nhà trường đến phụ
huynh qua tin nhắn, email hoặc ứng dụng di động.

Nâng cao hiệu quả quản lý: Giảm bớt công việc thủ công, tự động hóa các quy trình quản lý, tiết
kiệm thời gian và chi phí.

Tăng cường kết nối: Kết nối nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh thông qua hệ thống
thông tin chung.

Cải thiện chất lượng giáo dục: Giúp giáo viên tập trung vào giảng dạy, học sinh học tập hiệu quả
hơn.

Việc áp dụng các giải pháp trường học thông minh sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tăng
cường kết nối và cải thiện chất lượng giáo dục.

Ví dụ: Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất

 Quản lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất quản lý dữ liệu một cách vô cùng
hiệu quả. Tất cả các thông tin từ kho hàng, nhân công, quy trình sản xuất,..cũng sẽ được
quản lý rất khoa học nhờ phần mềm trên cùng một hệ thống. Cấp quản lý chỉ cần truy cập
vào hệ thống ở mọi lúc, mọi nơi cũng nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp.
 Tự động tính toán: Khi doanh nghiệp nhận đơn hàng, phần mềm dựa trên những định
mức được cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán những thông số đầu vào như cần bao nhiêu loại
vật tư, số lượng các loại, số lượng nhân công, thời gian sản xuất, chi phí,..Việc tính toán
hoàn toàn tự động, hoàn toàn chính xác và nhanh chóng, giảm đáng kể thời gian và nhân
lực của việc tính toán thủ công, tình huống sai sót,..
11

 Tự động thông báo tiến trình sản xuất: Với phần mềm quản lý sản xuất, bất cứ khi nào,
tại bất kì đâu cấp quản lý cũng có thể theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
Trong trường hợp, quản lý có quá nhiều công việc mà không thể theo dõi thường xuyên
được tình hình sản xuất, thì hệ thống cũng sẽ tự động thông báo trong những trường hợp
cần thiết như nguyên liệu cạn kiệt, cảnh báo tồn kho, đơn hàng chậm deadline,..Tính
năng này chính là cứu cánh cho công ty, báo hiệu những nguy cấp, rủi ro để doanh
nghiệp kịp thời xử lý.
 Báo cáo thống kê: Tại mỗi thời điểm, để giúp quản lý nhìn được tổng quan tình hình, các
số liệu sẽ được biểu diễn ở các dạng biểu đồ. Thông tin được hiện ra rõ ràng, khoa học.
Dữ liệu cũng sẽ được xuất ra ở các định dạng (excel, word,..) nếu cần.
 Thứ năm, phát triển cơ sở hạ tầng:
o Phát triển hệ thống giao thông như xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng biển, ...
o Phát triển hệ thống thông tin liên lạc như mở rộng mạng internet, 3G, 4G, ...
o Phát triển hệ thống năng lượng bằng cách đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sản xuất
kinh doanh.

Ví dụ: Xây dựng cầu Ba Son nối liền quận 1 với thành phố Thủ Đức

Kết luận: Nhờ những chính sách của nhà nước, lực lượng sản xuất của Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp theo phân loại của Ngân hàng
Thế giới.
12

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Giáo trình triết học Mác - Lênin
- Quy luật mâu thuẫn trong triết học và ví dụ cụ thể: https://onthisinhvien.com/quy-luat-
mau-thuan-trong-triet-hoc-va-vi-du-cu-the
- Quy luật mâu thuẫn: https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/triet-
hoc-mac-lenin/quy-luat-mau-thuan-bai-tap-nhom/17827688
- Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay:
http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-tu-lieu/van-
dung-quy-luat-ve-su-phu-hop-cua-quan-he-san-xuat-voi-trinh-do-phat-trien-cua-luc-
luong-san-xuat-trong-cong-cuoc-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.html

You might also like