You are on page 1of 3

Quy luật thống nhất và đấu tranh

giữa các mặt đối lập

I. Vị trí, vai trò của quy luật


- Thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật
- Là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động

II. Khái niệm và các tính chất chung của mâu thuẫn biện
chứng

1. Mặt đối lập

 Là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận
động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của
nhau trong tự nhiên, xã hội, tư duy

2. Mâu thuẫn biện chứng


 Khái niệm mâu thuẫn trong triết học dùng để chỉ các mối liên hệ, thống nhất,
đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật hiện tượng hoặc
giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

3. Tính chất của mâu thuẫn biện chứng

a. Tính khách quan

- Mâu thuẫn tồn tại khách quan, là cái vốn có trong mỗi sự vật, hiện tượng, tồn tại
khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
- Không phụ thuộc vào ý thức con người.

b. Tính phổ biến

- Mọi sự vật hiện tượng đều chứa những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo
thành mâu thuẫn trong bản thân nó.

c. Tính đa dạng, phong phú và tính lịch sử cụ thể

- Mọi sự vật hiện tượng đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau.
- Biểu hiện khác nhau và nắm vai trò khác nhau trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử,
cụ thể khác nhau.
III. Nội dung của quy luật mâu thuẫn
 Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối
lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm
cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời.

1. Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập

 Chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời, quy định lẫn nhau giữa các mặt
đối lập.

2. Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập

 Chỉ các sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các
mặt đối lập.

3. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập

- Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra khi sự đấu tranh đạt đến một trình
độ nhất định và hội tụ đủ các điều kiện cần thiết.
- Chuyển hóa của các mặt đối lập là lúc mâu thuẫn được giải quyết, đó chính là
quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau: hai
mặt đối lập thay đổi thành hai mặt khác; mặt này thay thế mặt kia; cả hai mặt lên
trình độ cao hơn…

4. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự phát triển


- Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển
và giải quyết mâu thuẫn.
- Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật; sự
đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

5. Phân loại mâu thuẫn


- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

IV. Ý nghĩa phương pháp luận


1. Phải phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất,
nguồn gốc, phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.

2. Giải quyết mâu thuẫn tùy vào từng loại mâu thuẫn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể
mà đưa ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn cho phù hợp.
3. Nắm rõ nguyên tắc giả quyết mâu thuẫn bằng con đường đấu tranh giữa các mặt
đối lập.

Bài học rút ra và vận dụng thực tiễn

You might also like