You are on page 1of 4

ĐỀ: Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc,

động lực
của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn của bản thân.

Phép biện chứng bao gồm ba quy luật cơ bản là: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ
định của phủ định.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là qui luật về nguồn gốc, động lực cơ
bản, phổ biến của mọi quá trình vân động và phát triển. Theo qui luật này, nguồn gốc và
động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật chính là xuất
phát từ mẫu thuẫn khách quan, vốn có của nó.
1) Khái niệm mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng
Theo quan niệm biện chứng: Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống
nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

Các tính chất chung của mâu thuẫn: Tính khách quan, phổ biến của mâu thuẫn biểu
hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực trong thế giới đều chứa đựng
trong mình các mặt đối lập, chúng tạo thành mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng
đó tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Tính đa dạng mẫu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có
thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều
kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu
thuẫn cơ bản và không cơ bản...

2) Quá trình vận động của mâu thuẫn


Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.

1
Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chị sự liên hệ, ràng buộc, không
tách rời nhau, qui định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền để
tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua
lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối
lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể
của sự vật, hiện tượng.
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa
giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng,
tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện
lịch sử, cụ thể.
Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là tuyệt đối còn
thống nhất là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu
tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

3) Ý nghĩa phương pháp luận


Thứ nhất, vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, cho nên, mang hoạt
động thực tiễn phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn; từ đó nhận thức và
giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể.
Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất
bên trong sự vật, hiện tượng.

Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn, cần phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp. Đối
với từng loại mâu thuẫn cụ thể, cần có giải pháp giải quyết cụ thể, phù hợp.

Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hoà, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn; song cũng không nóng
vội, chủ quan, tuyệt đối hóa đấu tranh của hai mặt đối lập mà bỏ qua sự thông nhất
vốn có của chúng.
Trong thực tiễn, cần chủ động, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo trong giải quyết từng
mâu thuẫn cụ thể trong những điều kiện cụ thể, nhất là có thể và cần phải biết khai
thác và vận dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp kết
hợp biện chứng các mặt đối lập.

4) Vận dụng thực tiễn

2
Quy luật mâu thuẫn được áp dụng vào thực tiễn đời sống nói chung và sự học nói
riêng để có thể thúc đẩy sự phát triển của bản thân sinh viên:

a) Phải biết tôn trọng mâu thuẫn.


Con người cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ
các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển.
Đối với sinh viên, tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của
nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra
kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt
được mục tiêu bản thân.
b) Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.
Khi gặp vấn đề không được tránh né, mà cần tìm ra giải pháp khắc phục, như thế
mới có thể phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu
thuẫn phát sinh sau này.

Sinh viên cũng vậy, khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được, cần
phải tìm tòi trên các trang mạng, diễn đàn học vấn, hỏi và tiếp thu từ các giảng viên,
các đàn anh, đàn chị hay cả những bạn học. Sinh viên không được ngại việc học lại,
học bổ sung để củng cố kiến thức của mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải
biết chia sẻ kiến thức của mình cho những người cần chúng. Chia sẻ và học hỏi là
cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải đối với sự học của một sinh viên.
c) Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri thức:
Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ mình
có đầy đủ tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn
đề mới. Để làm được điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo ra các
tri thức mới. Đồng thời, quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua
mọi định kiến để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái
mới còn chưa quen thuộc. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho
tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân
loại.

Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không
được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó. Điều đó giúp cho sinh viên
thêm phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng
bởi vì thế mà qua mỗi năm, các trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn
sách để đổi mới kiến thức cho các sinh viên.
d) Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống.

3
Bởi vì, kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta phải nhìn nhận được sự tương tác, tương
hỗ giữa các kiến thức, của các ngành nghề khác nhau để bổ trợ cho sự thiếu sót của
nhau, đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.
Cũng như vậy, sinh viên cần tìm hiểu sự tương tác qua lại giữa các môn học, ngành
học, qua đó đánh giá và chọn lọc được một chỉnh thể những môn học phù hợp với
bản thân. Cần biết vận dụng khả năng tổng hợp, phân tích để tiếp thu và ghi nhớ
những kiến thức cần thiết.

5) Tài liệu tham khảo:


1. TS. Phạm Văn Sinh – GS.TS Phạm Quang Phan (2018), Giáo trình Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lenin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia sự thật.
2. Bộ môn Mác – Lênin, Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh (2022). Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác Lênin. TP
Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022.
.

You might also like