You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Môn: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng
duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát
triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động
nhận thức và thực tiễn của bản thân.

Sinh Viên: Trần Nguyễn Trà My


MSSV: 31221025577
Mã lớp học phần: 23D1PHI51002334
Tên học phần: Triết Học Mác - Lênin
Giảng viên giảng dạy: Phạm Thị Kiên
MỤC LỤC:

A. LỜI CẢM ƠN 1
B. PHẦN NỘI DUNG 2
1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI: 2

1.1 2

1.2 2

1.3 3

2. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN: 4

2.1 4

2.2 5

2.3 5

C. KẾT LUẬN 6
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
A. LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học UEH đã cho em cơ hội được
học tập trong một ngôi trường chất lượng và hiện đại.

Em xin gửi lời cảm ơn và lời tri ân sâu sắc đến TS Phạm Thị Kiên – giảng viên bộ môn
Triết Học Mác – Lênin đã giảng dạy cho em những bài học hay, bổ ích, giúp em mở ra
được những khía cạnh, những cái nhìn mới về cuộc sống. Trong quá trình học tập em đã
nhận được sự giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu từ một người giảng viên
đầy tâm huyết. Nhờ đó mà em có nền tảng kiến thức để làm bài tiểu luận này. Em xin cảm
ơn và chúc cô thật nhiều sức khỏe, mãi luôn là người cô tâm huyết, giảng dạy những bài
học hay và là người giảng viên truyền lửa cho các sinh viên.

Trong quá trình làm bài tiểu luận này, mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi
những sai lầm, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình của cô để
em có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Mục đích bài tiểu luận: Làm rõ phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển
của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, thế nào là vận động và phát triển, mối quan hệ
giữa lượng và chất. Vận dụng các lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản
thân”.

Phạm vi hoạt động: hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

1
B. PHẦN NỘI DUNG
1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI:

1.1 Khái niệm mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng:
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau trong sự vật, trong một quan hệ.

Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau.

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy
trong thế giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai
cấp bóc lột trong đời sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong
triết học và các lý thuyết về tự nhiên, xã hội.

Mâu thuẫn biện chứng có tính chất: khách quan, phổ biến và tính đa dạng, phong
phú. Tính khách quan, phổ biến của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ mọi sự vật hiện tượng thuộc
mọi lĩnh vực trên thế giới đều chứa đựng trong mình các mặt đối lập, chúng tạo thành mâu
thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng đó, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào
ý thức của con người. Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ, mỗi sự vật,
hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác
nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối
với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại
những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau.

1.2 Quá trình vận động của mâu thuẫn:


Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.

2
Thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy
định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại
của chính mình.

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các
mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

Trong quan hệ giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự
thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời. Quá trình thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa
các mặt đối lập diễn ra hết sức đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối
lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động qua lại dẫn đến
chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở
sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung
đột với nhau gay gắt và điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu
thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình
tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn
luôn vận động và phát triển. Như vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:


Thứ nhất, vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, cho nên, trong hoạt
động thực tiễn phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn; từ đó nhận thức và giải quyết
mâu thuẫn một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể. Muốn phát hiện
mâu thuẫn, cần tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất bên trong sự vật, hiện
tượng.

Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn, cần phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp. Đối với từng
loại mâu thuẫn cụ thể, cần có giải pháp giải quyết cụ thể, phù hợp.

3
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn; song cũng không nóng vội, chủ
quan, tuyệt đối hóa đấu tranh của hai mặt đối lập mà bỏ qua sự thống nhất vốn có của chúng.
Trong thực tiễn, cần chủ động, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo trong giải quyết từng mâu
thuẫn cụ thể trong những điều kiện cụ thể, nhất là có thể và cần phải biết khai thác và vận
dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp kết hợp biện chứng các
mặt đối lập.

2. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN:

Quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển. Bản chất của sự
phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật, hiện tượng.
Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng khách quan mang tính phổ biến được hình
thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng.

Việc học của sinh viên cũng là một quá trình thu nhập, tích lũy về mặt tri thức và
đồng thời áp dụng những tri thức đó vào công việc và đời sống thực tại. Vậy nên, quá trình
học tập của sinh viên, như bao sự vật hiện tượng khác đều chịu sự tác động của quy luật
mâu thuẫn.

Chính vì vậy, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói
chung và vào sự học nói riêng để có thể phát triển bản thân của sinh viên.

2.1 Sinh viên phải thừa nhận tích khách quan của mâu thuẫn:
Khi bước vào cánh cổng Đại học chúng ta phải thích nghi với môi trường mới, đây
cũng là thử thách cho sinh viên. Nếu ở phổ thông sẽ học một môn học đến tận một năm thì
ở Đại học chúng ta chỉ học vỏn vẹn 2-3 tháng đồng thời lượng kiến thức ở Đại học lại rộng
lớn, vĩ mô hơn so với phổ thông. Chính vì thế mà sinh viên cần phải thay đổi cách sống
mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với yêu cầu của môi trường mới.

Con người cần luôn luôn cố gắng nỗ lực tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích
đầy đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển. Với sinh viên, việc
tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường, chọn ra các
4
môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai. Do đó, trong học tập sinh viên phải biết
cách từng bước tích lũy kiến thức, muốn làm điều đó cần phải ôn tập hằng ngày, tránh ôn
tập gấp rút, như vậy chính là thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập. Cần phải
tránh tư tưởng chủ quan, lười nhác, gấp rút trong việc tiếp nhận kiến thức cũng như trong
hoạt động thực tiễn hằng ngày.

2.2 Sinh viên phải tự biết giải quyết mâu thuẫn:


Khi bước vào cánh cổng Đại học, có một bộ phận sinh viên tự mãn với những gì
mình đã đạt được (học sinh giỏi, IELTS 8.0...), không tiếp tục nỗ lực mà sống lười nhác.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có sinh viên có ý thức phấn đấu hết mình học tập để đạt được học
bổng. Mỗi sinh viên phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi: “Học như thế nào?” “Học cho
ai?”, “Học để làm gì?”, từ đó lập ra kế hoạch cụ thể cho bản thân.

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta còn vấp phải khó khăn trở
ngại. Bên cạnh những cá nhân vẫn luôn phấn đấu vươn lên thì vẫn còn những cá nhân lười
biếng hay những thành phần bất hảo. Bên cạnh những người có điều kiện học tập thì trên
thực tế sẽ vẫn còn đó những học sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để nhằm mục đích có thể
giải quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà nước cần ban hành rộng rãi hơn, hoàn thiện
hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hợp lý, đảm bảo nghiêm trị. Về phía các
chủ thể là sinh viên, mỗi người cần tự đấu tranh với chính mình, phải biết chắt chiu thời
gian, chống lại mọi cám dỗ, nỗ lực trong học tập cũng như trong quá trình rèn luyện ở giảng
đường Đại Học. Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải
đối với sinh viên.

2.3 Sinh viên phải biết vận dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng
biện pháp kết hợp biện chứng các mặt đối lập:
Sinh viên cần vận dụng quy luật mâu thuẫn để liên tục tìm tòi, học hỏi và sáng tạo
trong tri thức. Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên đòi hỏi con người cần phải nỗ lực để
không bị thụt lùi. Cuộc sống ngày càng phát triển, tri thức cũng ngày càng tiến bộ vì vậy
sinh viên phải liên tục học, trau dồi tri thức để giải quyết các vấn đề mới
Đồng thời, quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định kiến
5
để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa quen
thuộc. Mỗi khi tiếp thu tri thức mới, người học cũng cần có ý thức tìm ra mâu thuẫn trong
chính tri thức đó, để từ đó có thể mở rộng và phát triển, đào sâu hơn về lĩnh vực mình đang
nghiên cứu. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng
vô tận đang ngày càng trở nên phong phú hơn theo thời gian của nhân loại.
Người ta thường nói: “Học tập chính là con đường ngắn nhất để dẫn tới thành công’’.
Nhưng thực tế có mấy ai bước đi thuận lợi, những con người đã vượt khó trong học tập hầu
hết họ đều đã gặp bất hạnh trong cuộc sống. Đối với họ để vượt qua chỉ còn cách đối mặt
với khó khăn để thoát khỏi cái đói nghèo, khổ cực. Và câu chuyện về người thầy Nguyễn
Ngọc Ký chính là một minh chứng. Mọi thứ chỉ tràn đầy hy vọng khi những năm đầu đời
Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Khi lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh bất ngờ
đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến ông bị liệt cả hai tay. Ông không cầm được bút
nhưng ông nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học
tập, ông không đầu hàng số phận, Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết chữ bằng chân cũng như
làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một
chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn
buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được
thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Ông đã cố
gắng vượt lên số phận để thành công trong cuộc sống và nhận danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”
và “ Người thầy Việt Nam đầu tiên dùng chân để viết”, cùng đạt được nhiều giải thưởng
toán học. Sự nỗ lực của thầy Nguyễn Ngọc Ký như một minh chứng cho ý chí, nghị lực,
cũng như tin vào chính bản thân mình và một ngày nào đó bạn sẽ gặt hái được quả ngọt.

C. KẾT LUẬN
Trong đời sống hằng ngày, không ít thì nhiều, sẽ có những lúc nảy sinh mâu thuẫn.
Việc nắm vững lý thuyết kết hợp các mặt đối lập giúp em biết được cách thức để giải quyết
những mâu thuẫn này một cách hợp lý nhất. Chúng ta cần nhìn thấy được những mặt đối
lập nào hiện đang tồn tại trong sự việc, có sự mâu thuẫn nào và tìm cách kết hợp các mặt

6
đối lập lại với nhau để có thể giải quyết những mâu thuẫn này, giúp bản thân nói riêng và
môi trường xung quanh ngày càng phát triển hơn

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin (tr.204 – 207). Khoa Lý luận
Chính trị Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2020).
[2]. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (tr.569). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia (1995).
[3]. Phép biện chứng duy vật <https://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/PHM101/Giao
%20trinh/06_PHM101_Bai2_v2.0013105209.pdf >

7
8
9

You might also like