You are on page 1of 14

df BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH (PHVL)

KHOA CƠ BẢN

---🙠🕮🙢---

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ BÀI: Anh (chị) hãy Vận dụng quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc
sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
SVTH: Nguyễn Ngọc Trúc

MSSV: 31221570313

Chuyên nghành: Kế toán doanh nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Hà

Vĩnh Long, ngày 03 tháng 11 năm 2022

1
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................trang

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................trang 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................trang 1

3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................trang 1

PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................trang 2

1. Các khái niệm cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lặp

1.1 Khái niệm quy luật................................................................................trang 2

1.2 Khái niệm mâu thuẫn thông dụng .........................................................trang 2

1.3 Khái niệm mâu thuẫn biện chứng .........................................................trang 3

1.4 Khái niệm mặt đối lặp............................................................................trang 3

2. Qúa trình vận động của mâu thuẫn.....................................................................trang 3

2.1 Khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lặp ......................................trang 3

2.2 Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lặp.........................................trang 4

3. Tính chất chung của mâu thuẫn...........................................................................trang 5

4. Ý nghĩa phương pháp luật ..................................................................................trang 6

5. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu
thuẫn trong cuộc sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

5.1 Trong cuộc sống hằng ngày...................................................................trang 7

5.2 Sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay..................................................trang 9

PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................trang 12

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................trang 12

2
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

Nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin từ lâu đã được coi là
“xương sống” của phép biện chứng duy vật có vai trò quan trọng đối với nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức được các quy luật này giúp con người có
khả năng giải quyết và làm chủ những vấn đề xảy ra trong tự nhiên và xã hội. Hiện nay
chúng ta thấy rằng trong xã hội có rất nhiều những mâu thuẫn và những mâu thuẫn đó
tồn tại một cách đối lập và trái ngược nhau. Vậy thực ra trong xã hội các mâu thuẫn ấy
tồn tại như thế nào? Chúng có tuân theo một quy luật nhất định hay không? Và trong
thức tiễn cuộc sống của chúng ta vận dụng những quy luật này nhằm mục đích gì? Để
có thể hiểu rõ hơn về quy luật đó bản thân em đã chọn đề tài “Vận dụng quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc
sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?” để nghiên cứu làm phần
tiểu luận ngày hôm nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu về đặc điểm và những biểu hiện của quy luật mâu thuẫn trong
cuộc sống và trong công cuộc đổi mới đất nước ở nước ta hiện nay, qua đó thấy được
những mặt tích cực cũng như tiêu cực mà công cuộc đổi mới đã đem lai. Để từ đó phát
huy những mặt tích cực và đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ những mặt tiêu cực còn tồn tại trong
xã hội Việt Nam hiện nay.

3. Phạm vi nghiên cứu

Nắm bắt được vai trò quan trọng của quy luật đó, đề tài đã giới hạn phạm vi
nghiên cứu là phạm vi của đề tài này rất rộng, vì thời gian có hạn nên trong phần tiểu
luận naỳ chỉ xem xét đánh giá một vài mâu thuẫn tiêu biểu. Để từ đó cho thấy được sự
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào nhận diện các mâu thuẫn trong cuộc
sống hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

1
PHẦN II: NỘI DUNG

1. Các khái niệm cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lặp

1.1 Khái niệm quy luật

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa
các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp. Các quy luật chỉ phản
ánh lại mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan chứ
không tạo ra những mối liên hệ đó. Đặc biệt, các quy luật luôn tồn tại khách quan, độc
lập với ý chí của con người; mang tính ổn định, phổ biến, nhưng không tồn tại vĩnh viễn
mà chỉ tồn tại trong một thời gian, một quá trình nhất định của sự vật, hiện tượng.

1.2 Mâu thuẫn thông thường: là chỉ trạng thái xung đột trái ngược nhau, chống đói lẫn
nhau giữa sự vật và hiện tượng

Ví dụ: Cao – thấp Đen – trắng

1.3 Mâu thuẫn biện chứng: là dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống
nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối
lặp. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một
cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng
trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận
thức

Ví dụ: Trong mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng
hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp. Còn dị hóa là tập hợp các chuỗi phản
ứng chuyển hóa phân hủy các phân tử thành các đơn vị nhỏ hơn được hoặc bị oxy hóa
để giải phóng năng lượng hoặc được sử dụng trong các phản ứng đồng hóa khác.

2
1.4 Mặt đối lập: là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động, biến
đổi trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Sự tồn tại
các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện
chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những
mặt trái ngược nhau.

Ví dụ: Thống trị - bị trị Sản Xuất – tiêu dùng

2. Qúa trình vận động mâu thuẫn

2.1 Khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lặp

Sự thống nhất giữa các mặt đối lặp là cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền
đề để cho nhau tồn tại. Giữa các mặt có sự tương đồng, đồng nhất có nghĩa là giữa
chúngcó điểm giống nhau, nên khi biến đổi thì chúng có thể hóa vào nhau. Những nhân
tốgiống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó," sự
thốngnhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự " đồng nhất" của các mặt đó.

Ví dụ: Quan hệ lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất: khi
lự lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển, hai hình
thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất.

Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn
đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự thống nhất của các
mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song đó chỉ là trạng
thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các
mặt đối lập. Dó đó nếu không có mặt đối lập này thì cũng sẽ không có mặt đối lập kia
và ngược lại.

3
2.2 Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lặp.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lặp là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau của cac mặt đối lặp và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau,
thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. Hình thức đấu tranh của các
mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua
lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn
ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình
thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách căn bản.

Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối
lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự
thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của vật. Sự đấu
tranh của mối quan hệ gắn bó với tính tuỵêt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó
có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt
đối lập là tuyệt đối. Lênin viết:”Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại
với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận
biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân của sự
thống nhất chỉ là tính tương đối tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt
đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả
trong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt
đối lập là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối
lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”

Như vậy mối quan hệ giữa các khái niệm của quy luật chỉ ra rằng: Mâu thuẫn
giữa các mặt đối lặp trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn đó
là động lực của sự vận động, phát triển. Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
là tự thân. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lặp này là nguyên nhân, động

Tuy nhiên ta cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói
lên mâu thuẫn. Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo

4
nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chưngs với nhau tạo nên sự vật
hiện tượng và tạo lên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn- mâu thuẫn biệ chứng.

3. Tính chất chung của mâu thuẫn

3.1 Tính khách quan

Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện
tượng. Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy
định nó không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Không thể khác mâu thuẫn không sinh từ ý
thức, mà tồn tại độc lập với ý thức con người

Ví dụ: trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt đối lập giữa
nhân từ và độc ác, thông minh và ngu dốt, dũng cảm và hèn nhát, trung thực và giả dối,

3.2 Tính phổ biến

Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến
khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển.
Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phải
chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn vì sự trong cùng một lúc có thể
có nhiều mặt đối lập

Ví dụ: mâu thuẫn cơ học: MT giữa lực và phản lực trong sự tương tác giữa các vật thể;
mâu thuẫn vật lý: MT giữa lực đẩy và lực hút giữa các hạt, các phân tử, các vật thể;
mâu thuẫn sinh học: MT giữa đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động
sống của sinh vật,

3.3 Tính đa dạng và phong phú:

Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở việc mỗi sự vật, hiện tượng,
đều có thể có loại mâu thuẫn khác nhau, sự biểu hiện cũng khác nhau trong những điều
kiện lịch sử cụ thể khác nhau; các mâu thuẫn đều vị trí, vai trò khác nhau trong sự tồn
tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: MT giữa cá nhân đó với
tự nhiên bên ngoài, MT giữa cá nhân đó với các cá nhân khác trong gia đình và xã hội
5
trên phương diện tình cảm, nhậnthức, kinh tế, chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại
của cá nhân có các mâu thuẫn về phương diện tư duy, đạo đức và nhu cầu, ...

 Phân loại mâu thuẫn

- Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn sẽ được phân loại thành
mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Ví dụ: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu
thuẫn bên trong.Còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong
ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài

- Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia làm mâu
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

- Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai đoạn nhất định thì
mâu thuẫn phân loại là mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu.

Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực
dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu. Còn mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân

- Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm mâu thuẫn đối kháng và
mâu thuẫn không đối kháng.

Ví dụ: Mâu thuẫn đối kháng: chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã
hội chiếm hữu nô lệ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm
lược. Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân
tay, giữa công nhân với thợ thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện
nay.

4. Ý nghĩa phương pháp luật của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lặp

- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết
mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn nhận thức đúng sự vật,
hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó.

- Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu
thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập
trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới
6
hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm ra được những
phương pháp để giải quyết mâu thuẫn.

- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn
còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa

5. Vận dụng quy luật trên để phân tích một mâu thuẫn có liên quan đến cuộc sống
hằng ngày và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

5.1 Vận dụng quy luật trên để phân tích một mâu thuẫn có liên quan đến cuộc sống
hằng ngày

Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi
sự phát triển. Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết
các mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện
tượng khách quan mang tính phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn
có của sự vật.

Việc học của sinh viên là một quá trình tăng trưởng về mặt tri thức và đồng thời
ta cũng học cách áp dụng những tri thức đó vào đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học
tập của sinh viên cũng không ngoại lệ mà nó chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.
Chính vì thế, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói
chung và sự học nói riêng để có thể thúc đẩy sự phát triển của bản thân sinh viên:

 Phải biết tôn trọng mâu thuẫn.

Con người cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy
đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển. Đối với sinh viên,
tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường, chọn ra
các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai, vạch ra kế hoạch học tập, tham
gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân.

 Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.

Khi gặp vấn đề không được tránh né, mà cần tìm ra giải pháp khắc phục, như thế
mới có thể phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâuthuẫn
phát sinh sau này. Sinh viên cũng vậy, khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không

7
giải được, cần phải tìm tòi trên các trang mạng, diễn đàn học vấn, hỏi và tiếp thu từ các
giảng viên, các đàn anh, đàn chị hay cả những bạn học.

Sinh viên không được ngại việc học


lại, học bổ sung để củng cố kiến thức của
mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải
biết chia sẻ kiến thức của mình cho những
người cần chúng. Chia sẻ và học hỏi là
cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn
gặp phải đối với sự học của một sinh viên.

 Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri
thức:

Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ mình
có đầy đủ tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề
mới. Để làm được điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo ra các tri
thức mới. Đồng thời, quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biếtvượt qua mọi định
kiến để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa
quen thuộc. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô
cùng vô tận đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại.

Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không
được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó. Điều đó giúp cho sinh viên thêm
phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng bởi vì
thế mà qua mỗi năm, các trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn sách để đổi
mới kiến thức cho các sinh viên.

 Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách có hệ
thống.

Bởi vì, kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta phải nhìn nhận được sự tương tác, tương
hỗ giữa các kiến thức, của các ngành nghề khác nhau để bổ trợ cho sự thiếu sót của nhau,
đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.Cũng như vậy, sinh viên cần tìm hiểu sự
tương tác qua lại giữa các môn học, ngành học, qua đó đánh giá và chọn lọc được một

8
chỉnh thể những môn học phù hợp với bản thân. Cần biết vận dụng khả năng tổng hợp,
phân tích để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức cần thiết.

Tóm lại, qua những điều đã nói ở trên, có thể thấy việc vận dụng nhuần nhuyễn quyluật
mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và việc học tập nói riêng là cực kì cần thiết
đối với sinh viên. Điều đó là nền tảng sự phát
triển của bản thân mỗi sinh viên, và cũng
quyết định thành bại trong sự nghiệp sau này.
Là sinh viên, ta cần phải biết cách áp dụng
những điểm có lợi của quy luật thống nhất và
đấu tranh giữacác mặt đối lập vào học tập để
hoàn thành mục tiêu của mình

5.2 Vận dụng quy luật trên để phân tích một mâu thuẫn có liên quan đến và
sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

 Thực chất nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ kinh tế mà trong đó, sản xuất xã hội gắn
chặt với thị trường, tức là gắn chặt chẽ với quan hệ hàng hóa – tiền tệ với quan hệ
cung cầu Trong nền kinh tế thị trường nét tiêu biểu có thính chất bề mặt của đời sống
xã hội là quan hệ hàng hóa. Mọi hoạt động xã hội đều phải tính đến quan hệ hàng
hóa, hay ít nhất cũng phải sử dụng các quan hệ hàng hóa như mắt khâu trung gian.

 Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Thành tựu của 35 năm đối mới vừa qua ở nước ta đã có tác dụng làm cho nước
ta quen dần vứ các quan hệ hàng hóa. Hàm lượng kinh tế trong các hạt động xã hội
bất chấp kinh tế hoặc phí kinh tế đã giảm đáng kể. Bước chuyển sang kinh tế thị
trường này đương nhiên không tránh khỏi mặt tiêu cực của nó, nhưng dẫu sau nói
lên sức sống và khả năng tác động những quan hệ thị trường “ở Việt Nam dù nề kinh
9
tế thị trường mới chỉ đang hình thành, còn trong những bước chập chững ban đầu và
được điều tiết một cách có ý thức theo định hướng XHCN, song cũng tác động khá
rõ rệt đế mọi mặt đời sống xã hội và để lại những dấu ấn của mình...”

Nếu như trước đây, nền kinh tế trước đây, nền kinh tế ở nươc ta chỉ có một kiểu
sở hữu thuần nhất với hai thành phần kinh tế tập thể và quốc doanh. trên con đường
CNH – HĐH, việc chúng ta bắt đầu sử dụng thị trường như một công cụ, một phương
thức để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, trên thực tế, đã dêm lại những kết qua tích cực
về các cả phương diện, thực tiễn lẫn phương diện nhân thức.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, thị trường vừa là căn cứ, vừa là
đối tượng của công tác kế hoạch hoá. Việc điều tiết vĩ mô đối với thị trường, một
mặt là nền kinh tế nước ta thực sự trở thành một thị trường thống nhất.

 Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin thì kinh tế quyết định chính
trị: "chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Trong lịch sử phát triển xã hội
loài người không phải bảo vệ cũng có vấn đề chính trị xã hội nguyên thuỷ chưa có
giai cấp, chưa có vấn đề chính trị. Từ khi xã hội xuất hiện giai cấp và Nhà nước thì
vấn đề chính trị mới hình thành. Vấn đề chính trị là vấn đề thuộc quan hệ giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Trung tâm của vấn đề chính trị là vấn đề đấu tranh giữa các giai
cấp các lực lượng xã hội nhằm giành và giữ chính quyền Nhà nước và sử dụng chính
quyền đó làm công cụ để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lợi ích của
giai cấp cầm quyền. Đấu tranh giai cấp, về thực chất là đấu tranh vì lợi ích kinh tế,
được thực hiện thông qua đấu tranh chính trị. Vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn
đề chính trị mà nó được xem xét giải quyết theo một lập trường chính trị nhất định.
Giai cấp nào cầm quyền cũng hướng kinh tế phát triển theo lập trường chính trị của
giai cấp đó nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Trong khi đề ra đổi
mới chính trị Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chính trị, giữ vững và tăng cương
sự lãnh đạo của Đảng.

Ổn định về chính tri lại không thể tách rời đổi mới về chính trị. Nhưng đổi mới
chính trị không phải là đổi mới vô ngyên tắc, mà đổi mới là giữa vững ổn định về
10
chính trị, giữa vững và tăng cường vai rò lãnh đạo của Đảng. Đổi mới kinh tế không
phải đỏi mới một cách tùy tiện mà theo một định hướng nhất định. đó là chuyển tù
nền kinh tế kế hoạch hóa nề kinh tế tập trung sang “nền kinh tế nhiều thành phần,
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí Nhà nuuocws theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là nhằm
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, và đó cũng
là cơ sở để giữ vững ổn định về chính trị.

Tóm lại: Ổn định và đổi mới về


chính trị là hai mặt đối lặp nhưng
thống nhất biện chứng vơi nhau.
Có ổn định thì mới có đổi mới, và
đổi mới là điều kiện để ổn định, hai
mặt đó tác động qua lại với nhau và
gắn bó chặt chẽ với đổi mới kinh tế
trên nền tảng cả đổi mới kinh tế.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Là một trong ba quy luật cơ bản, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập là hạt nhân và là thực chất của phép biện chứng duy vật. Với quy luật này,
nguyên nhân, nguồn gốc và động lực của sự tự vận động và phát triển, được giải
quyết triệt để trong triết học Mác. Ngày nay, quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập vẫn là công cụ triết học hữu hiệu giúp con người kiểm soát được
động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, vận dụng đúng và có hiệu
quả quy luật này vào đời sống xã hội bao giờ cũng không giản đơn. Trong khi đó,
đồng thuận xã hội, ổn định xã hội, đoàn kết xã hội,… lại cũng là những động lực của
sự phát triển xã hội mà từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới, từ lâu đã coi là
hiển nhiên và vẫn đang không mệt mỏi thực hiện.

Để kết thúc bài tiểu luận em xin chân thành cảm ơn Cô đã giúp em hoàn thành
bài tiểu luận lần này. Hy vọng bài tiểu luận sẽ góp một phần không nhỏ vào việc
nghiên cứu, tìm hiểu quy luật mâu thuẫn và vận dụng

11
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác_Lênin (Nhà xuất bản giáo dục)
2. https://www.zbook.vn/ebook/quy-luat-mau-thuan-van-dung-vao-
phan-tich-cong-cuoc-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay-39433/
3. https://toploigiai.vn/vi-du-ve-su-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-lap
4. https://123docz.net/document/5457196-van-dung-quy-luat-thong-nhat-va-dau-
tranh-giua-cac-mat-doi-lap-de-ly-giai-quan-he-giua-phat-trien-kinh-te-voi-bao-
ve-moi-truong-o-viet-nam-hien-nay.htm

You might also like