You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Ngày kiểm tra: 11/12/2023

Họ và tên sinh viên:Đặng Hồng Ánh


Mã số sinh viên:2321002677 Mã đề 211
Mã lớp sinh viên:23DTC02
Bài làm gồm:…..trang

Điểm Cán bộ chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1 Anh/Chị hãy phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập .Thông qua việc nghiên cứu quy luật này, anh/chị hãy vận dụng phân tích một vấn
đề thực tiễn đang đặt ra ở địa phương (Quận/huyện hoặc tương đương) nơi anh/chị đang
cư trú

Trả lời
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ( quy luật mâu thuẫn) là một
trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật thể hiện bản chất, là hạt
nhân của phép biện chứng duy vật. Bởi vì nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất
của phép biện chứng duy vật , đó là quy luật về nguồn gốc, động lực, nguyên nhân sâu xa
của mọi quá trình vận động và phát triển. Có thể hiểu đơn giản rằng trong mỗi sự vật hiện
tượng hoặc quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt đối lập tạo nên những mâu thuẫn
bên trong bản thân sự vật hiện tượng đó , và sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển . Từ đó cái mới ra đời và thay thế
cái cũ.
Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn :

1
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính , những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau . Chúng cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng và đồng thời là điều kiện,
tiền đề tồn tại của nhau
Ví dụ : Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt đối lập trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao, và ngược lại .Muốn có lợi nhuận ,
ngân hàng phải chấp nhận có rủi ro xảy ra.
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật , hiện
tượng với nhau.
Ví dụ : Mâu thuẫn biện chứng giữa lực hút và lực đẩy: Điện tích âm và điện tích dương
hút nhau, nhưng cũng đẩy nhau. Sự đấu tranh giữa lực hút và lực đẩy là động lực thúc đẩy
sự hình thành các phân tử, nguyên tử,...
Các tính chất chung của mâu thuẫn :
+Tính khách quan: do các mặt đối lập tồn tại một cách khách quan trong tất cả các sự
vật hiện tượng nên mâu thuẫn do các mặt đối lập tạo thành cũng tồn tại khách quan. Nó
tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người
+Tính phổ biển: Mâu thuẫn diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng, không có sự vật hiện
tượng nào không có mâu thuẫn.Mâu thuẫn tồn tại trong mọi giai đoạn tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng.Nếu mâu thuẫn này được giải quyết, mâu thuẫn khác sẽ sinh ra.
+Tính đa dạng, phong phú: Sự vật , hiện tượng khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau.
Trong một sự vật. hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò
khác nhau đối với sự vận động,phát triển của sự vật đó.
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau
tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật hiện tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ , ràng buộc, không tách rời
nhau. Chúng quy định, nương tựa vào nhau , sự tồn tại của mặt đối lập này phải lấy mặt

đối lập kia làm tiền đề. Sự thống nhất của những mặt đối lập còn bao hàm cả sự “đồng
nhất”, sự phù hợp, sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập được thể hiện ở việc:
+Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia

2
+Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh
giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn
+Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập
còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua
lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt
đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện tạm thời. Khi mâu thuẫn giữa
các mặt đối lập này trở nên gay gắt, khi đủ điều kiện thì chúng bài trừ, chuyển hóa lẫn
nhau dẫn đến sự phát triển. Chuyển hóa được xem như là kết quả của việc giải quyết mâu
thuẫn.
Sự vật, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có mặt đối lập mới, có mâu thuẫn mới. Khi mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới sẽ được hình thành và quá trình tác động và chuyển hóa
giữa các mặt đối lập lại tiếp diễn . Từ đó sự vật , hiện tượng sẽ luôn luôn vận động và
phát triển. Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các MĐL quy định 1 cách tất yếu những
thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của SV nói chung, nó là nguồn gốc
vận động và phát triển.
Tóm lại, mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối
lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân sự việc. Các mặt đối lập vừa thống
nhất, vừa đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau làm cho mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ vây,
sự vật luôn vận động, phát triển, cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay thế.
Vấn đề thực tiễn đặt ra ở địa phương: Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã hội và bảo
vệ môi trường tại Đồng Nai
Trong những năm vừa qua , Đồng Nai đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh
vực, đặc biệt là nền kinh tế tăng trưởng , đời sống vật chất và tinh thần của người dân
không ngừng được nâng cao , tuy nhiên việc phát triển kinh tế đã đặt nặng áp lực lên việc
bảo vệ môi môi trường.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập :
-Phát triển kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế nhanh với hàng nghìn dự án đầu tư vào các
khu công nghiệp. Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho
tỉnh huy động các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp và dịch vụ. Ngược lại, bảo vệ môi trường giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn

3
cho người lao động, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập :
Sự phát triển kinh tế- xã hội mạnh mẽ gây ra những áp lực nặng nề về việc xử lí, bảo
vệ môi trường. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, hiện trung
bình mỗi ngày các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 100.000m3 nước
thải, trong đó khoảng 85.500m3 được thu gom, xử lý, chiếm tỷ lệ 85%, tăng 7% so với
năm 2020. Số còn lại là doanh nghiệp được cấp phép xả thải trực tiếp, số ít doanh nghiệp
chưa đấu nối nước thải về khu công nghiệp.
Và ngược lại, nếu qui định bảo vệ môi trường quá khắt khe, sự phát triển kinh tế-xã hội
sẽ bị kìm hãm. Các doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn để đầu tư vào xử lí và bảo vệ môi
trường. Từ đó chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp có thể bị lỗ vốn hoặc bị phá vỡ. Ảnh
hưởng trầm trọng đến nền kinh tế thị trường.
Việc giải quyết tốt vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, các
doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và người dân.
Việc giải quyết tốt vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, các
doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và người dân.
Câu 2: : Anh/Chị hãy phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất (2 điểm). Qua đó, anh/chị cho biết Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quy luật này để xác định đường lối công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào (3 điểm)?
Trả lời
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

4
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

5
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1............................................................................................................................................
2............................................................................................................................................
3............................................................................................................................................
4………………………………………………………………………………………..

1
Hồ Chí Minh, toàn lâ

You might also like