You are on page 1of 6

Họ và tên (MSSV): Hồ Hồng Ngọc (31211026209)

Lớp: FNC05.

Đề tài: Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập. Vận
dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nảy sinh trong cuộc
sống của bạn.

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN BẰNG SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT
ĐỐI LẬP.

1. Mâu thuẫn là gì?

Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn được hiểu là sự liên hệ, tác động theo cách vừa
thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối
lập. Các mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính… tạo thành mâu thuẫn, có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn có tính
chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự
vật, hiện tượng. Mâu thuẫn có tính phổ biến bởi nó hiện hữu ngay tại mọi sự vật hiện tượng,
mọi giai đoạn, mọi quá trình, trong cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy. Vì mâu thuẫn là hiện tượng
khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp. Sự khác nhau giữa các sự vật,
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, và ngay cả bản thân sự vật hiện tượng cũng chứa
đựng nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

2. Quá trình vận động và vai trò của mâu thuẫn:

Trong mỗi mâu thuẫn các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo nên tính
ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để
chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, qui định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này
lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất
của nó. Lênin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập(sự thống nhất của chúng, nói như vậy
có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng
lắm. theo một nghĩa nào đấy, cả hai đều đúng)”. Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ
khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Đấu tranh của các
mặt đối lập rất phong phú, đa dạng về hình thức, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều
kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

1
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập luôn dẫn đến sự chuyển hóa giữa
chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể. Trong
sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là tuyệt đối còn thống nhất là
tương đối, có điều kiện, tạm thời; Ở đây, có một sự gắn bó chặt chẽ giữa mặt thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập: thống nhất là điều kiện đấu tranh, muốn đấu tranh thì phải
thống nhất, đồng thời thống nhất để dẫn tới đấu tranh. Đấu tranh là nội dung bên trong của
thống nhất, còn thống nhất là hình thức chuyển tải đấu tranh. Chỉ trên cơ sở gắn bó hữu cơ
giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thì mâu thuẫn mới có điều kiện giải quyết, từ
đó làm cho sự vật phát triển.

Ph. Ăngghen nhấn mạnh chính mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng là nguồn gốc
cho sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng đó. Sự phát triển này là kết quả của quá trình
tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể
hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt
với nhau và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được
giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động,
chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động
và phát triển.

3. Giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp giữa các mặt đối lập:

Các mâu thuẫn ᴠà хung đột хã hội đều có nguуên nhân gốc rễ, do đó các mâu thuẫn ᴠà
хung đột хã hội chỉ có thể được giải quуết triệt để khi хử lý được ᴠấn đề gốc rễ của nó. Điều
nàу đòi hỏi phải có cách tiếp cận, phương pháp ᴠà bộ công cụ giải quуết phù hợp ᴠới từng
loại mâu thuẫn ᴠà хung đột хã hội cụ thể. Một trong những cách để giải bài toán mâu thuẫn là
dùng phương pháp kết hợp các mặt đối lập. Làm cách nào mà chúng ta có thể kết hợp hai mặt
đối lập? Và kết hợp như thế nào thì hiệu quả và tốt nhất ?

Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể nhằm giải quyết các
mâu thuẫn xã hội với những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể nhằm đem lại lợi ích
nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại
với tư cách là những mặt đối lập của nhau dữa trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất vốn có
giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của
chúng. Sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách
quan, tính tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Nghĩa là , trong cuộc sống ta không tránh

2
khỏi những mâu thuẫn xung đột giữa người với người, và đôi khi mâu thuẫn với bản thân
nhưng để có thể giải quyết mâu thuẫn này ta thường chủ động xem xét, tiến hành các hành
động cụ thể sao cho bản thân có lợi nhất nhưng không được tùy tiện mà phải nhìn vào nữa
những điều kiện khách quan như môi trường, pháp luật, mối quan hệ…

Việc kết hợp các mặt đối lập là một nghệ thuật mà chính chủ thể sẽ là người nghệ sĩ biểu
diễn sự kết hợp này sao cho vừa uyển chuyển vừa hiệu quả mà không khô than, thiếu linh
hoạt. Đồng thời việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiện được
tính định hướng rõ ràng. Cụ thể định hướng ở đây là định hướng cho cái tiến bộ chiến thắng:
xác định được mặt đối lập nào đại diện cho sự đổi mới; mặt đối lập nào đại diện cho sự lạc
hậu. Sau đó để cái mới chiến thắng loại bỏ dần cái lạc hậu và giữ lại cái cần phát huy trong
mặt đối lập còn lại có như vậy việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc
đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội.

Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập, chủ thể có thể chủ động có cho mình những phương pháp giải quyết thích hợp nhất để
có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ thể.
Vì thế, sự kết hợp các mặt đối lập không phải là phương pháp duy nhất giải quyết các mâu
thuẫn xã hội, hơn nữa không phải mặt đối lập nào cũng có thể kết hợp được với nhau. Để giải
quyết một hay nhiều mâu thuẫn một cách đúng đắn và hiệu quả, chủ thể cần ý thức được
trường hợp nào nên hay không nên sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập. Cụ thể là
xem xét những điều kiện sau:

Thứ nhất, về mặt khách quan:

1. Các mặt đối lập đang xem xét phải có những điểm chung, tương đồng để về sau đi tới sự
điều hòa, thỏa hiệp trong một giới hạn nhất định. Dựa trên những điểm tương đồng ấy, chủ
thể có thể tạo ra một sự thỏa hiệp thỏa đáng, nhằm hướng sự giải quyết mâu thuẫn theo hướng
có lợi cho chủ thể. Tuy nhiên không nên hiểu việc đưa ra thỏa hiệp là hành động xóa bỏ
nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập mà đây chỉ là hành động đưa cuộc đấu tranh giữa
các mặt đối lập vào trong một hình thức cụ thể mà hình thức này có lợi cho chủ thể mà thôi.
Chẳng hạn như việc xây dựng các dự án về trường học nên kết hợp hiệu quả về chi phí, lương
bổng và chất lượng giáo dục. Hay trong quan hệ lao động giữa người lao động ᴠà chủ ѕử dụng
lao động: tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể liên quan đến HĐLĐ, tiền
công, thời gian làm thêm, điều kiện lao động, BHXH, phúc lợi хã hội; ᴠấn đề đình công.

3
Ngược lại khi giữa các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng thì mâu thuẫn
xã hội này hoàn toàn mang tính đối kháng dẫn đến việc kết hợp không thể thực hiện được.

2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong hoàn cảnh xã hội thuận lợi. Cụ
thể, đó phải là những điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện việc kết hợp theo mong
muốn đôi khi trong vài trường hợp để có thể giải quyết mâu thuẫn chủ thể bắt buộc phải lựa
chọn phương pháp này. Biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, khoa học vũ trụ,…là những ví
dụ về điều kiện khách quan để chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập.

Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả
mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh đê thực hiện sự kết hợp này: cần có khả
năng sớm nắm bắt được yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết hợp, biết
cách tiến hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc đấu tranh giữa
hai mặt đối lập trong mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể. Chủ thể ở đây nhận thức và
hành động nên có ý nghĩa quyết định đến sự thành công việc kết hợp các mặt đối lập.

Mặc dù việc kết hợp các mặt đối lập sẽ được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của
chủ thể hoạt động. Song đồng thời, để việc kết hợp này không rơi vào tình trạng là biểu hiện
của hoạt động chủ quan thuần túy, phủi sạch các điều kiện khách quan đòi hỏi việc kết hợp
phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với bản chất của các mặt đối lập. Đây chính
là điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động kết hợp các mặt đối lập một cách đúng đắn, có tính
khoa học, với những hoạt động kết hợp phi khoa học, kết hợp sai lầm chủ quan.

Ở đây nếu xét về hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm ba loại:

Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn. Đây là sự kết hợp có nguyên
tắc, đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự kết hợp này phản ánh đúng đắn
tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu tranh.
Một ví dụ thú vị là: mua sắm. Chúng ta luôn muốn mua tất cả mọi thứ chúng ta yêu thích
nhưng với hầu bao có hạn. Thông thường trong trường hợp này, chúng ta sẽ mua những cái
chúng ta thấy thích nhất hoặc cần nhất trong khả năng thu nhập.

Thứ hai đó là sự kết hợp mang tính chiết trung. Sự kết hợp này được thực hiện một cách
tùy tiện, vô nguyên tắc. Chủ thể kết hợp đã thực hiện sự kết hợp hoàn toàn dựa vào ý chỉ chủ
quan, kết hợp bất cứ cái gì, trong bất kì hoàn cảnh nào. Sự kết hợp chiết trung không đem lại
những giá trị đích thực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

4
Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương. Sự kết hợp này thể hiện sự nhượng bộ, thảo
hiệp vô điều kiện, sự thiếu bản lĩnh của chủ thể để có thể đưa sự kết hợp đến kết quả mong
muốn. Kết quả tất yếu của sự kết hợp này là sự thất bại của chủ thể hành động do không đảm
bảo nguyên tắc đấu tranh giữa chúng.

Tóm lại, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể, tùy vào nội dung, tính
chất của mối quan hệ giữa các mặt đối lập, cũng như điều kiện hoàn cảnh khách quan, năng
lực của chủ thể hoạt động… mà thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải quyết
một mâu thuẫn một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể.

II. Vận dụng phương pháp sự kết hợp các mặt đối lập vào việc giải quyết một mâu
thuẫn cụ thể nảy sinh trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, cá nhân em cũng có những mâu thuẫn trong hiện thực đời sống cũng như
trong tư tưởng. Bằng cách phát hiện và xem xét cẩn thận nguồn gốc mâu em đã giải quyết dần
dần những mâu thuẫn đó vào đúng thời điểm để bản thân ngày càng phát triển hơn và có thế
giới quan đúng đắn hơn. Cụ thể vào khoảng thời gian sau khi có thông báo kết quả tuyển sinh,
trong tư tưởng em xuất hiện một mâu thuẫn đó là giữa tiềm lực tài chính gia đình còn hạn chế
và việc chọn theo học Đại học Kinh tế Tp. HCM. Phát hiện được sự mâu thuẫn như vậy, bên
cạnh việc tự suy ngẫm em cũng hỏi ba mẹ về lời khuyên. Nếu vì lí do tài chính không đủ mà
dừng lại việc học, đi làm thêm đến khi có đủ tiền rồi thi lại tiếp tục học đại học thì lúc đó tư
duy, trình độ, nhận thức của em đã chậm khó tiếp thu thêm và tiếp thu nhanh những kiến thức
chuyên môn và lấy được bằng cấp chứng chỉ mình mong muốn; bên cạnh đó không nên bỏ lỡ
cơ hội và công sức mình ôn luyện suốt 12 năm học vừa qua để đậu vào ngành mình yêu thích
và học tại ngôi trường mình hằng mong ước chỉ vì chữ tiền và đó cũng không phải điều gia
đình và cả chính em mong muốn. Tuy nhiên, học phí cho việc học đại học không kể còn các
chi tiêu sinh hoạt hằng ngày là không nhỏ và em không muốn bản thân trở thành gánh nặng
cho gia đình. Nhưng nhìn về đường xa, việc học đại học sẽ là con đường giúp em phát triển
nhanh hơn và tương lai mai sau có thể tự lo cho bản thân mình và lo cho cả gia đình nhiều
hơn. Chính vì thế, em đã quyết định nộp đơn theo học ngành tài chính tại UEH và cũng nhắc
nhở bản thân gắng học thật tốt để đạt học bổng giúp phần nào giảm chi phí cho bố mẹ hoặc
vào những buổi rãnh trong tuần kiếm việc làm thêm, các công việc liên quan đến ngành của
mình để có thể vừa kiếm thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm. Không để cái lợi trước mắt,
khó khăn mà hy sinh mục tiêu dài, em đã có cho mình sự lựa chọn phù hợp, có lợi ích cho
bản thân và đang trên hành trình lĩnh hội những kiến thức mới trong môi trường học tập năng

5
động và hiện đại cùng với những thầy cô và bạn bè rất tài năng và đáng ngưỡng mộ. Việc phát
hiện ra mâu thuẫn, nhìn nhận mâu thuẫn một cách khách quan và chủ quan, lựa chọn phương
pháp và thời điểm giải quyết mâu thuẫn đã khiến cho cuộc sống của em hạnh phúc hơn và lý
tưởng hơn.

You might also like