You are on page 1of 3

Trình bày tư tưởng cơ bản của “chính sách kinh tế mới” (NEP) của Lênin.

Từ đó nêu
bật lên phương pháp kết hợp biện chứng các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
của nước Nga Xô viết thời kỳ đó
GIỚI THIỆU VỀ BÀI THUYẾT TRÌNH
1. Mục đich, nhiệm vụ, giới hạn của bài
1.1 Mục đích
Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất cả các phạm trù và quy luật
khác của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu quy luật này giúp mọi người hình
thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất của các
sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh
1.2 Nhiệm vụ
 Trình bày tư tưởng cơ bản của “chính sách kinh tế mới” (NEP) của Lênin
 Nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn và tư tưởng kết hợp các mặt đối lập.
 Phân tích việc V.I.Lênin vận dụng sự kết hợp các mặt đối lập để giải quyết
mâu thuẫn của nước Nga Xô viết thời bấy giờ.
1.3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-Những nguyên ý cua chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Những quan điểm của V.I.Lênin về chính sách kinh tế mới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀ TƯ TƯỞNG KẾT
HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP.
1.1 Định nghĩa
- Mâu thuẫn: là hiện tượng khách quan và phổ biến, chỉ mối liên hệ tác động qua lại
giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật
( là hiện tượng khách quan và phổ biến, chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa các
mặt đối lập trong cùng một sự vật. Như vậy, mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật
hiện tượng. Khi sự vật hay hiện tượng được hình thành và phát triển sẽ xuất hiện
mâu thuẫn, là do cấu trúc tự nhiên của sự vật quy định, không phụ thuộc vào bất kỳ
một lực lượng siêu nhiên nào, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc, ở mọi không gian,
thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác được
hình thành)
- Các hình thức mâu thuẫn:
 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
 Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
- Mặt đối lập: theo Giáo trình Triết học Mác-Lênin: “Khi nói tới những nhân tố cấu
thành mâu thuẫn biện chứng, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có
những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi
trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính
những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng.”
- Trong tư duy thông thường, khi nói đến hai mặt đối lập là nói đến mâu thuẫn. Còn
trong tư duy biện chứng, không phải là hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn
mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chứng với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và
tạo nên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn – mâu thuẫn biện chứng.
1.2. Sự kết hợp các mặt đối lập
Theo tư tưởng của Mác – Lênin về sự kết hợp giữa các mặt đối lập
- Vấn đề kết hợp các mặt đốt lập được đặt ra với tư cách là hình thức hoạt động tích
cực, tự giác của chủ thể trên cơ sở nhận thức và vận dụng mối quan hệ khách quan,
vừa thống nhất vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập nảy sinh trong đời sống xã hội.
Xuất phát trừ sự thống nhất vốn có giữa các mặt đối lập, chủ thể hoạt động có thể
thực hiện việc kết hợp chúng lại một cách đúng đắn, khoa học nhằm đem lại lợi ích
nhất định cho chủ thể đó
- Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, với tư cách là hoạt động tích cực của hoạt động
chủ quan, phải được dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu
của việc kết hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành
việc kết hợp này
- Khi khẳng định kết hợp các mặt đối lập là biểu hiện các hoạt động tích cực của chủ
thể trong hoạt động thực tiễn xã hội, tư tưởng biện chứng mác xít lưu ý rằng, đây
không phải là hành động có tính chủ quan thuần túy, có thể áp dụng đối với bất kỳ
mặt đối lập nào một cách vô điều kiện
Trái lại, việc thực hiện kết hợp các mặt đối lập phải tuân theo những yêu cầu khách quan
nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mặt khách quan, giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư
cách là những mặt đối lập của nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới
sự điều hòa, thỏa hiệp trong một giớ hạn nhất định. Với những thỏa hiệp nhất định ở đây
không phải là hoạt động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn xã
hội này hoàn toàn mang tính đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiện được một
cách đúng đắn và đem lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể.
Thứ hai, về mặt chủ quan, việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết
quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được
yêu cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có đủ khả năng sớm nắm bắt
được yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ
chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng có lợi cho chủ thể.
Thứ ba, việc kế hợp các mặt đối lập đó phải thể hiện được tính định hướng rõ rang,
phải góp phần thúc đầy sự phát triển xủa xã hội
Thứ tư, việc kết hợp các mặt đối lập phải đảm bảo quá trính đấu tranh giữa các mặt
đối lập đó. Bởi vì, sự phát triển chính là “quá trình đấu tranh của các mặt đối lập”
1.3. Kết luận
Nhìn từ góc độ tư tưởng biện chứng, sự kết hợp các mặt đối lập chính là một quá trính
tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể, giữa nhân tố chủ quan và điều kiện
khách quan. Trong đó, vai trò của chủ thể, của nhân tố chủ quan được phát huy cao độ
để có thể thúc đẩy lịch sử phát triển.
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI.
2.1. Hoàn cảnh ra đời của Chính sách Kinh tế mới
Tháng 3-1921, V.I. Lê-nin đã vạch ra Chính sách Kinh tế mới (NEP) thay cho Chính sách cộng
sản thời chiến, được trình bày đầu tiên trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. V.I. Lê-nin đã xuất
phát từ đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của nước Nga lúc bấy giờ:

Một là, sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, như: kinh tế kiểu gia trưởng - kinh tế
tự nhiên, tự cung, tự cấp của nông dân; sản xuất hàng hóa nhỏ; chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa
tư bản nhà nước; chủ nghĩa xã hội. Trong đó, kinh tế tiểu nông sản xuất hàng hóa nhỏ chiếm ưu
thế, đây là đặc điểm quan trọng nhất.
Hai là, nền đại công nghiệp cơ khí, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội còn vô cùng
non yếu; các quan hệ hàng hóa - tiền tệ chưa phát triển.

Ba là, sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng sau nội chiến mới kết thúc.

Bốn là, nước Nga là nước làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, phải tự khai
phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vô cùng khó khăn, bị chủ nghĩa tư bản quốc tế
bao vây chống phá.

Từ sự phân tích này, khắc phục sự nóng vội chủ quan muốn trực tiếp đi thẳng lên chủ
nghĩa xã hội và khủng hoảng kinh tế, xã hội trong nước, V.I. Lê-nin đã đề ra NEP trong giai đoạn
nước Nga chuyển từ thời chiến sang thời bình.

You might also like