You are on page 1of 6

Tên: Đặng Thành Tài

Lớp: RE003
Mã số sinh viên: 3122102196
Câu 1: Hãy giải thích lý luận kết hợp các mặt đối lập theo tinh thần của
phép biện chứng di vật?
-Trong lí luận biện chúng Mácxít, vấn đề mâu thuẫn nói chung, vấn đề kết hợp
biện chứng các mặt đối lập nói riêng luôn được chú ý xem xét giải quyết. Kế thừa
tư tưởng biện chứng của Heghen, các nhà kinh điển của chủ nghĩa mâu thuẫn sự
vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập, là nguồn gốc, động
lực của sự phát triển sự vật đó. Giải quyết vấn đề này, C.Mác, Ph.Ăngghen,
VILênin một mặt khẳng định vai trò của cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, mặt
khác cũng khẳng định vai trò của sự thống nhất giữa chúng. Chính từ cơ sở đó, với
tư cách là những nhà “triết học thực tiễn”, những nhà “duy vật chiến đấu”, các
ông đã đi đến từ tưởng biện chứng về sự kết hợp các mặt đối lập trong thực tiễn
cách mạng. Nói một cách khác, trong tư tưởng biện chứng của CMác,
Ph.Ăngghen, VILênin về mâu thuẫn, khi quan niệm nguồn gốc của mọi sự vận
động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫn bên trong,
các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là
vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập. Trong đó
vấn đề kết hợp các mặt đối lập đã được các ông xem xét với tính cách là một biểu
hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn cụ
thể nhất định, trên cơ sở nhận thức sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối
lập trong mâu thuẫn này. Vì thế, việc xem xét tư tưởng của C.Mác, PhĂngghen,
VILênin về vấn đề thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được các ông thể
hiện trong phép biện chứng duy vật là điều cần thiết để hiểu rõ về vấn đề kết hợp
các mặt đối lập.
-Các mặt đối lập hợp thành chỉnh tể thống nhất, chúng liên hệ, nương tự, ràng
buộc, làm tiền đề cho nhau, phụ thuộc, gắn bó, không tách rời hay đồng nhất.
-Thống nhất là tạm thời, tương đổi, thoáng qua, có điều kiện. Thống nhất là điều
kiện, tiền đề của các mặt đối lập. Các mặt đối lập không nằm yên bên nhau mà
chúng quy định lẫn nhau, tác động, đấu tranh lẫn nhau, vận động, phát triển trái
ngược nhau, bài trừ, phủ định nhau, nhằm vào nhau mà chuyển hóa Đấu tranh là
nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển của sự vật vai trò
của đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn vì đấu tranh diễn ra liên tục, thường xuyên,
không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của sự vật tương ứng với trạng thái vận
động, biến đổi, phát triển tuyệt đối,vĩnh viễn của sự vật.
-Trong lý luận biện chứng Mácxít, bên cạnh vấn đề thống nhất, đấu tranh, vấn đề
kết hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt ra giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt
động tích cực, chủ động của của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách
quan, nhận thức sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập Trên thực tế, giữa
các mặt đối lập luôn tồn tại một số điểm chung, tương đồng nào đó, bên cạnh
những điểm dị biệt, trái ngược nhau. Chính những điểm chung này cho phép kết
hợp giữa các mặt đối lập đó, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào đó. Bằng việc
kết hợp các mặt đối lập đó lại, có thể giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra
tốt hơn, có thể giúp cái mới chiến thắng cái cũ, nhờ đó thúc đẩy nhanh sự phát
triển xã hội Bởi lẽ, sự kết hợp có nguyên tắc này không thủ tiêu sự đấu tranh của
các mặt đối lập, động lực của sự phát triển, mà trái lại, làm cho sự đấu tranh vẫn
tiếp tục được thực hiện dưới một hình thức mới mẻ.
-Phương pháp luận biện chứng của sự kết hợp các mặt đối lập ở đây là trên cơ sở
những điểm chung giữa những mặt, nhân tố xã hội với tư cách là những mặt đối
lập của nhau, việc kết hợp chúng lại trong một chỉnh thể để nhằm mục đích
hướng cuộc đấu tranh của chúng đem lại lợi ích cho chủ thể. Như vậy có nghĩa là,
việc kết hợp các mặt đối lập không phải là thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng. Trái
lại, chính là tạo điều kiện cho chúng đấu tranh trong một hình thức cụ thê.
-Việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội cụ thể
chỉ có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây
không phải là một giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường
hợp, với mọi điều kiện. Về mặt khách quan, ta chỉ có thể tiến hành việc kết hợp
các mặt đối lập khi giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là
những mặt đối lập của nhau phải có điểm chung, tương đồng, có thể đi tới sự
điều hòa, thỏa hiệp trong một giới hạn nhất định và trong một điều kiện xã hội
thuận lợi. Về mặt chủ quan, việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và
đạt kết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết
đáp ứng được yêu cầu của sự kết hợp này. Đáp ứng được những điều kiện đó, ta
có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải quyết một mâu thuẫn
xã hội cụ thể một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể.
-Như vậy, có thể kết luận rằng, kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác,
tích cực của chủ thể thực tiễn trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội
cụ thể, trong những điều kiện khách quan và chủ quan nhằm đem lại lợi ích nhất
đình cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân tố, lực lượng xã hội
với tư cách là những mặt đối lập nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về tính thống
nhất vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tồn trọng sự đấu
tranh khách quan giữa chúng.
-Tư tưởng kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, được thể
hiện rõ trong tư duy biện chứng của các vị sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin. Tiêu
biểu và đặc sắc nhất phải kể tới phải kể tới, đó là Chính sách kinh tế mới(NEP) của
Lênin về việc thực hiện kết hợp các mặt đối lập để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn
của cách mạng. Trong chính sách kinh tế này, Lênin đã cho chúng ta thấy một cách
rõ nét nhất về tính tất yếu của sự kết hợp các mặt đối lập giữa chủ nghĩa tư bản
và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển xã hội từ xã hội tư bản lên xã hội
chủ nghĩa, cũng như cách thức kết hợp như thế nào để có thể đem lại lợi ích tốt
nhất cho chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước Nga.
Câu 2: Lênin và đảng cộng sản VN chúng ta đã vận dụng cái lý luận này
như thế nào?
*Đối với lênin
Còn đối với V.I.Lênin, trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo nước Nga tiến lên
chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chính là người đầu tiên vận dụng tư tưởng kết hợp các
mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội vào thực tiễn của đất nước. Người
đã cho thấy vấn đề kết hợp các mặt đối lập là một yêu cầu tất yếu khách quan đối
với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo V.I.Lênin,
trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, một tư duy biện chứng phải thể hiện
bằng khả năng biết kết hợp các mặt đối lập.
Lý luận về sự kết hợp các mặt đối lập được V.I.Lênin vận dụng để giải quyết các
mâu thuẫn xã hội, nhất là trong thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. Sự kết hợp
các mặt đối lập không phải là xóa bỏ mâu thuẫn,cũng không phải là điều hòa mâu
thuẫn một cách vô nguyên tắc, mà đó là sự mềm dẻo trong chính sách của Nhà
nước Xôviết trong việc tìm bạn đồng minh để đấu tranh chống kẻ thù chung,
trong việc sử dụng một loạt những nhân tố tích cực của cái cũ phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, trong việc giải quyết những mâu thuẫn phát sinh
trong quá trình xây dựng CNXH, như kết hợp chính sách dàn đều với chính sách có
trọng điểm, nhiệt tình cộng sản với hạch toán kinh tế, dân chủ với tập trung,
thuyết phục với cưỡng bức, động viên tư tưởng với khuyến khích vật chất... bằng
cách không phải thủ tiêu một trong hai mặt đối lập, mà kết hợp chúng lại trong
một thể thống nhất biện chứng, vừa đấu tranh với nhau, vừa thúc đẩy lẫn nhau
cùng phát triển.
Trên thực tế, những chính sách mà Đảng và Nhà nước Xô Viết, đứng đầu là
V.I.Lênin, đã thi hành trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước những năm
đầu Cách mạng tháng Mười, chính là biểu hiện của việc vận dụng phép biện
chứng về sự kết hợp các mặt đối lập. Chẳng hạn, khi Cách mạng tháng Mười mới
thành công, nhằm để có điều kiện và thời gian củng cố chính quyền cách mạng
non trẻ, Đảng và Nhà nước Xô viết đã không ngần ngại tiến hành sự thỏa hiệp với
giai cấp tư sản Pháp để chống lại sự xâm lược của đế quốc Đức. V.I.Lênin cho
rằng, sự thỏa hiệp tạm thời này có lợi cho chủ nghĩa xã hội nên cần được ủng hộ,
dù rằng cả hai bên Nga và Pháp "đều muốn treo cổ nhau lên”.
Tuy nhiên, trong tư tưởng của V.I.Lênin về việc thực hiện kết hợp các mặt đối lập
để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn của cách mạng, tiêu biểu và đặc sắc nhất phải kể
tới, đó là Chính sách kinh tế mới (NEP). Trong chính sách này, V.I.Lênin đã cho
chúng ta thấy một cách rõ nét nhất về tính tất yếu của sự kết hợp các mặt đối lập
giữa chủ nghĩa tư bản (CNTB) và chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong quá trình phát
triển xã hội từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa, cũng như cách thức
kết hợp như thế nào để có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho chủ nghĩa xã hội, phục
vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Chính sách này đã cho
phép CNTB, cũng như sự tự do buôn bán tồn tại trong nền kinh tế của nước Nga
Xô viết sau thời kỳ nội chiến (1918- 1921). Trong điều kiện vai trò kiểm soát nền
kinh tế thuộc về Nhà nước Xô Viết, thì sự có mặt của CNTB, của giai cấp tư sản
cho phép nước Nga Xô viết non trẻ thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế - xã hội
sau nội chiến và đạt được những tiến bộ ban đầu trên con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội.
*Đối với ĐCSVN
KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Kết hợp giữa kinh tế XHCN và kinh tế phi XHCN nhằm xây dựng nền kinh tế quá độ
với một chế độ sở hữu đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế trong suốt thời kỳ
quá độ lên CNXH ở nước ta.
Kế thừa tư tưởng biện chứng của V.I.Lênin, trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng
ta một mặt khẳng định vai trò chủ đạo của KTNN, song mặt khác cũng khẳng định
vai trò của các thành phần kinh tế khác, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản
nhà nước. Đảng chủ trương phát triển kinh tế tư bản nhà nước nhất là hình thức
liên doanh, liên kết giữa KTNN với tư bản trong và ngoài nước, vì lợi ích của cả hai
bên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển nền kinh
tế đất nước ở trình độ lạc hậu về nhiều mặt. Việc thực hiện phát triển kinh tế tư
bản nhà nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt là liên doanh, liên kết kinh tế giữa
nhà nước với tư bản nước ngoài sẽ cho phép động viên, khai thác được khả năng
to lớn về vốn, công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý khoa học, hiệu quả kinh tế
cao của các nhà tư bản nước ngoài, vì lợi ích chiến lược, lâu dài của CNXH.
Kết hợp giữa thị trường và kế hoạch trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước hiện nay.
Trong đổi mới kinh tế, gắn liền với việc xây dựng một nền kinh tế đa dạng hóa về
sở hữu, đa thành phần kinh tế là vấn đề xây dựng cơ chế thị trường có sự định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai mặt của nền kinh tế thị trường; việc tồn tại
một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất yếu làm nảy sinh yêu cầu về sự
điều tiết của cơ chế thị trường. Đồng thời cơ chế thị trường ra đời sẽ phát huy tác
dụng của nó tới hoạt động của các thành phần kinh tế. Trong quá trình đổi mới, đi
lên CNXH ở nước ta, nhằm để khai thác mọi tiềm năng, trong cũng như ngoài
nước để thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất của đất nước, chúng ta đã thực
hiện đường lối phát triển nhất quán và lâu dài nền kinh tế với sự da dạng hóa sở
hữu, đa thành phần kinh tế. Cũng với tinh thần ấy, chúng ta đã chủ động tham gia
hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước,
không phân biệt chế độ chính trị miễn đem lại lợi ích cho đất nước, thúc đẩy
nhanh quá trình phát triển rút ngắn lên CNXH của mình. Viết cho Nguyễn Hoàng
Minh Quân
(Em tham khảo và trích nguồn từ cuốn “Sự Kết Hợp Các Mặt Đối Lập Trong Thời
Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay”, của tác giả TS.Trần
Nguyên Ký và cuốn “Tài Liệu Hướng Dẫn Ôn Tập Môn Học Triết Học Mác-lênin”)

You might also like