You are on page 1of 5

I, Quan điểm biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển:

1, Các khái niệm liên quan:

1.1. Khái niệm phát triển: là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phưc tạp, từ chất cũ đến chất mới với trình độ cao hơn,từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của sự vật

1.2. Khái niệm các mặt đối lập: Mọi sự vật, hiện tượng đều được cấu thành từ các bộ
phận mang thuộc tính khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn (ví dụ: Trong mỗi
con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết; trong
nguyên tử có hạt mang điện tích dương và điện tích âm). Những thuộc tính, tính quy định
này có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại một cách khách quan
bên trong mỗi sự vật, hiện tượng, chúng được gọi là các mặt đối lập.

1.3. Khái niệm mâu thuẫn:

Mâu thuẫn là một chỉnh thể mà trong đó tồn tại hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu
tranh. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mâu thuẫn biện chứng chỉ sự vận động
vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa bài trừ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Do đó, mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan, vốn có của một sự vật, hiện tượng
bất kỳ; không do ai sáng tạo ra và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Không có sự vật nào không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác xuất
hiện, từ đó sự vật phát triển không ngừng.

2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển:

2.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong những quy luật cơ
bản trong phép biện chứng duy vật, trong đó khẳng định: mọi sự vật hay hiện tượng đều
có mâu thuẫn và thống nhất tồn tại song song với nhau
- Vị trí của quy luật: là “hạt nhân" của phép biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ
bản của mọi sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, đó
chính là mâu thuẫn ( mâu thuẫn biện chứng)

2.1.1. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập:

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các
mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự
thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập, trong đó chúng vận động theo hướng vừa
loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau. Chính sự tác động qua lại đó tạo thành nguồn gốc của
sự vận động, phát triển (ví dụ: nhận thức của con người không thể phát triển nếu không
có sự cọ xát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai ).

2.1.2. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng đề chỉ sự liên hệ giữa các
mặt đối lập, cụ thể:

-Các mặt đối lập luôn nương tựa lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, làm tiền đề để giúp nhau cùng
tồn tại.

-Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới
đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn

-Tuy có những thuộc tính có khuynh hướng hoạt động trái ngược nhau, nhưng giữa các
mặt đối lập lại có sự tương đồng, thống nhất do trong chúng còn tồn tại những yếu tố
tương tự nhau.

2.1.3. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:


Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định
lẫn nhau giữa các mặt đó. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự
ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động:

- Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập
không tách rời nhau.

-Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động,
làm mâu thuẫn phát triển: Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ
bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và
rộng dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ
điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải
quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới
thay cho sự vật cũ bị mất đi.

-Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập:

Ví dụ: Khi mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân ta lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi
chúng ta phải đứng lên đấu tranh (vận động) để nước Việt Nam dành được chủ quyền,
độc lập, tự do (phát triển).
Vì vây, mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời.

2.3. Động lực trực tiếp của sự vận động, phát triển: quá trình hình thành, phát triển và giải
quyết mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn ( mâu thuẫn biện chứng) chỉ là nguồn gốc của sự phát triển, vì nó giải thích
nguồn gốc sự vận động của sự vật, hiện tượng. Còn động lực của sự phát triển chính là
việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn nhất định, xung
lực của các mặt đối lập đạt đến trình độ “chín muồi”, lúc đó mâu thuẫn mới có thể được
giải quyết một cách thỏa đáng, cụ thể.

Mỗi sự vật trong hiện tượng khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập của sự
vật hiện tượng, thống nhất với nhau tạo nên mâu thuẫn. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn
biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt trong sự vật, khác nhau do dần dần hình thành sự
đối lập khi đó mâu thuẫn rõ nét, hai mặt đối lập đấu tranh với nhau, sự đấu tranh phát
triển đến đỉnh cao thì xảy ra xung đột giữa hai mặt của mâu thuẫn. Hai mặt đó chuyển
hóa với nhau trong những điều kiện nhất định tức là mâu thuẫn được giải quyết, một sự
thống nhất mới xuất hiện, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới lại hình thành. Có sự mâu
thuẫn và đấu tranh thì sẽ đưa đến sự phát triển, làm cho sự vật vận động và không ngừng
phát triển.

II, Ý nghĩa của phương pháp luận: ( tham khảo NEU trc)

1, Ý nghĩa trong nhận thức:

2, Ý nghĩa trong thực tiễn:

III, Vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật vào hoạt động của bản thân:

1, Vận dụng vào hoạt động nhận thức:

Việc vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và thực tiễn của bản
thân là một nhu cầu tất yếu của mỗi người nếu muốn xây dựng và phát triển thật tốt và
bản thân em cũng không ngoại lệ. Muốn làm được điều đó chúng ta phải kết hợp tư duy
biện chứng duy vật giúp để nhận thức một cách khoa học, cụ thể khi tìm hiểu bản chất
của sự phát triển, cần tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn bên trong sự vật, hiểu rõ quy
luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập.

Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát
triển. Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu
thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng
khách quan mang tính phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của
sự vật. Việc học của sinh viên là một quá trình tăng trưởng về mặt tri thức và đồng thời ta
cũng học cách áp dụng những tri thức đó vào đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học tập
của sinh viên cũng không ngoại lệ mà nó chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.

1, Vận dụng vào hoạt động nhận thức:


Việc vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và thực tiễn của bản
thân là một nhu cầu tất yếu của mỗi người nếu muốn xây dựng và phát triển thật tốt và
bản thân em cũng không ngoại lệ. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải kết hợp tư duy
biện chứng duy vật để giúp nhận thức một cách khoa học, cụ thể là áp dụng quy luật
thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập để tìm ra mâu thuẫn ( nguồn gốc của sự vận
động), từ đó giải quyết chúng. Đó là một quá trình vận động không ngừng giúp tạo nên
sự thay đổi của bản thân, làm bản thân ta trở nên tiến bộ hơn.
2, Vận dụng vào hoạt động thực tiễn:
Mâu thuẫn lớn nhất mà em gặp phải khi lên Đại học chính là thích ứng vào phương pháp
học hoàn toàn mới. Ở cấp 3, em theo phương pháp tự học là chính, nhưng khi lên đại học
chủ yếu chúng em làm việc theo nhóm. Ở đây, tự học và học nhóm là hai mặt đối lập
nhau của cùng một vấn đề, một bên là nghiên cứu độc lập để giải quyết vấn đề, còn một
bên là giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy hai phương pháp học tập này
trái ngược nhau nhưng chúng lại thống nhất và bổ trợ cho nhau. Thứ nhất, vì kiến thức là
vô hạn và năng lực của mỗi người là có hạn nên không ai có thể hiểu được tất cả mọi vấn
đề. Nhờ hoạt động nhóm, mọi người có thể bổ sung, chia sê kiến thức cho nhau để cùng
tiến bộ. Thứ hai, khi hoạt động nhóm, mỗi thành viên sẽ phải cố gắng hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình; nếu không có khả năng tự học thì sẽ ảnh hưởng đến công việc chung.
Vì thế, tự học là nền tảng cho việc học nhóm và ngược lại. Dù là cách thức khác nhưng
mục tiêu của cả hai phương pháp đều là giải quyết vấn đề học tập được nêu ra. Do đó, em
đã cố gắng kết hợp hai phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Từ đó, em nhận ra rằng bản thân cần có sự cởi mở và tôn trọng mâu thuẫn để thay đổi
bản thân trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn. Thế giới luôn phát triển không ngừng,
việc chấp nhận những thay đổi của bản thân để giải quyết những mâu thuẫn chính là
nguồn gốc và động lực cho quá trình phát triển của mỗi người. Là thế hệ trẻ, ban thân em
sẽ cố gắng để có thể nâng cấp và hoàn thiện bản thân, như thế, ta mới có thể chạy kịp với
xu hướng phát triển hiện nay.
Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn. Khi gặp vấn đề không được tránh né,
mà cần tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể phát triển bản thân, có thêm tự tin
và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này. Sinh viên cũng vậy, khi gặp
bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được, cần phải tìm tòi trên các trang mạng,
diễn đàn học vấn, hỏi và tiếp thu từ các giảng viên, các đàn anh, đàn chị hay cả những
bạn học. Sinh viên không được ngại việc học lại, học bổ sung để củng cố kiến thức của
mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải biết chia sẻ kiến thức của mình cho những
người cần chúng. Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải
đối với sự học của một sinh viên.

You might also like