You are on page 1of 3

TRIẾT HỌC MAC – LÊNIN Tiến sĩ TRẦN NGUYÊN KÝ

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập. Vận
dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nảy sinh trong
cuộc sống của bạn
1. Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập:
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện
chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin.

- Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển theo đó
nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội
tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

- Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau
+ Sự thông nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định
lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của
các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.
+ Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự phù hợp
ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ
tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn định tương đối
của sự vật.
+ Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp
đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.
- Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động
lực của sự phát triển
+ Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi các mặt đối lập khi
cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển hóa của các mặt
đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ sẽ bị mất đi và sự
vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức sau đây:
+ Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và
ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.

1|Page MSSV: VLVB120213010 – LƯƠNG THIÊN MÃ


TRIẾT HỌC MAC – LÊNIN Tiến sĩ TRẦN NGUYÊN KÝ
+ Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới.
+ Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.
- Vì vậy phương pháp giải quyết mâu thuẫn chính là sự vận dụng qui luật này vào
vấn đề cần giải quyết.
Trước tiên để có thể vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập vào thực tiễn thì cần nắm được ý nghĩa của phương pháp luận này:
- Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối
lập từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển,
dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

- Phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý
nghĩa như sau:

+ Mâu thuẫn chính là nguồn gốc, là động lực của mọi sự vận động và phát triển
của sự vật, là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra được
những mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích những sự vật đó để tìm ra được
những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, sự tác động lẫn
nhau giữa chúng.

+ Cần phải phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, phải biết cách phân loại mâu
thuẫn cũng như biết tìm cách để giải quyết được những mâu thuẫn đó.

+Nắm vững được các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp với từng loại mâu
thuẫn cụ thể, với trình độ phát triển của mâu thuẫn đó. Không được điều hòa mâu
thuẫn mà cần phải tìm ra được phương thức, phương tiện cũng như lực lượng để
giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.

- Có thể áp dụng cách giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí
Minh:

“ Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã
có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải
điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ

2|Page MSSV: VLVB120213010 – LƯƠNG THIÊN MÃ


TRIẾT HỌC MAC – LÊNIN Tiến sĩ TRẦN NGUYÊN KÝ
thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ.
Phải đề ra cách giải quyết “- Hồ Chí Minh

2. Vận dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nảy sinh
trong cuộc sống của bạn:
Trong mỗi mâu thuẫn thường có hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau tạo tiền đề
cho nhau cùng tồn tại, triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: Trong chuỗi cung ứng, “ Cung “ và “ Cầu “ là 2 hành vi mâu thuẫn trái
ngược nhau về mặt bản chất.

- “ Cung “ : chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng.

- “ Cầu “: là nhu cầu tiêu dùng, là mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những
sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.

- Cung là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng.
Nếu như không có quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể
có tiêu dùng.

- Cung quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng cho tiêu dùng. Do đó cung
không chỉ là đối tượng của tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thức tiêu
dùng ( cầu ). “Cung” sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu
cầu cho người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là chỉ khi “Cung “ sản xuất ra một loại
sản phẩm nào đó thì mới tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó ( Cầu ).

- Do vậy có thể thấy được rằng Cung và Cầu chính là sự thống nhất của hai mặt đối
lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau
từ đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển. Chúng ta vận dụng
qui luật này để nghiêm cứu điều chỉnh vào quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu
khách hàng một cách phù hợp nhất tránh trường hợp dư hàng tồn kho hoặc thiếu
hàng hóa do cầu nhiều hơn cung.

____HẾT ___

3|Page MSSV: VLVB120213010 – LƯƠNG THIÊN MÃ

You might also like