You are on page 1of 2

Chủ đề 15: Lấy 2 ví dụ thể hiện sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của

các mặt đối lập vào quá trình học tập hoặc các hoạt động khác của bản thân.

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là:


Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều
hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết
học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là
quy luật mâu thuẫn là quy luật phổ quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự
nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt
nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy. Ông
viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống
nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng”. Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các
bộ phận đối lập của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng”. Trong phép
biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất,
đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
- Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau:
 Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc
quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có
sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.
 Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự
phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của
mâu thuẫn.
 Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là
nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn
định tương đối của sự vật.
 Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra
từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những
đặc điểm riêng.
- Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động
lực của sự phát triển
 Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi các mặt đối
lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển
hóa của các mặt đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự
vật cũ sẽ bị mất đi và sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa
lẫn nhau với ba hình thức sau đây:
 Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập
kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của
sự vật.
 Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới.
 Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.
2 ví dụ:
- Sự đối lập về lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Người
lao động thì mong muốn mức lương cao hơn cho công sức của mình làm
việc. Còn người lao động lại muốn trả tiền lương thấp cho người lao động.
Hai lợi ích đối lập này đã có sự tác động, đấu tranh lẫn nhau.
- Trong xã hội luôn tồn tại 2 loại người có tiền nhiều và không có tiền (ý ở
đây là tiền dư, tiền tiết kiệm). Người có nhiều tiền sẽ dành thời gian sài tiền
và ngược lại người không có sẽ đi kiếm tiền. Hai hoạt động đối lập này đã
có sự tác động, đấu tranh triệt tiêu lẫn nhau.

You might also like