You are on page 1of 2

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định

có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của
nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
Ví dụ của mặt đối lập: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì
có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những
mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
Giải thích cụ thể ví dụ:
- Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với
nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt
động sản xuất tạo ra sản phẩm còn  hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.
- Trong mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa, họ đối lập với
nhau về quyền lợi, ý chí. Hai giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi
của mình, luôn luôn tác động đến nhau.
- Trong mỗi con người luôn có hai mặt tốt và xấu.
- Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt
động bài tiết. Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau.
Mâu thuẫn biện chứng
Là một trạng thái mà mặt đối lập có liên hệ, tác động qua lại với nhau theo cách vừa
thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các
mặt đối lập . Mâu thuẫn biện chứng được tồn tại khách quan, phổ biến ở trong tư duy,
xã hội và tự nhiên.
Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn với hiện thực, nguồn
gốc phát triển nhận thức.
Mâu thuẫn biện chứng có quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao. Lúc đầu chỉ là sự
khác nhau giữa 2 mặt, về sau biến thành sự đối lập.
Mâu thuẫn biện chứng có kết cấu gồm 2 mặt đối lập và mối quan hệ giữa chúng được
thể hiện trong 3 khái niệm:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau,
đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền
đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối lập; là sự tác động ngang nhau
của các mặt đối lập.
-Sự đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn
nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự
ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Đấu
tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, còn thống nhất giữa chúng chỉ có tính tạm
thời, tương đối, có điều kiện.
- Sự chuyển hóa của các mặt đối lập: là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các
mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có
thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất
mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định.
Mối quan hệ của các mặt đối lập có tính tất yếu, phổ biến, lặp đi lặp lại, được phép
biện chứng coi là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng- quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng cụ thể như là mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện
tích âm, giữa lực hút và lực đẩy trong thế giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong
sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế, giữa các
quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và các lý thuyết về tự nhiên, xã
hội,
Giải thích ví dụ cụ thể:
Ví dụ như trong lịch sử dân tộc, cụ thể là quá trình kháng chiến chống Pháp, nhân dân
ta có mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho
ta động lực đứng lên đấu tranh và kết quả cuối cùng là nhà nước Việt Nam độc lập, tự
do dân chủ ra đời.
Ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân sẽ có thể lợi dụng những mặt
đối lập trong di truyền và biến dị, gây ra đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng
suất cao hơn.

You might also like