You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

--------------------------------------

BÀI TẬP LỚN


MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN
ĐỀ SỐ

Nhóm :
Họ và tên SV :
Lớp :
MSV :
GVHD :

Hà Nội – 12/2023
Mục lục
I. Lý luận quy luật mâu thuẫn..............................................................................3

1. Khái quát quy luật:.........................................................................................3

2. Khái niệm mặt đối lập....................................................................................3

3. Khái niệm mâu thuẫn :....................................................................................4

3.1. Mâu thuẫn biện chứng:............................................................................4

3.2. Phân biệt mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn biện chứng:...........4

4. Nội dung của quy luật:.....................................................................................4

4.1. Thống nhất giữa các mặt đối lập: :..........................................................4

4.2. Đấu tranh giữa các mặt đối lập: ..............................................................5

4.3. Phân loại mâu thuẫn.................................................................................5

5. Tính chất...........................................................................................................7

6. Ý nghĩa của mâu thuẫn....................................................................................8

7. Ý nghĩa của phương pháp luận.......................................................................8

II. Thực tiễn về những mâu thuẫn cơ bản trong đời sống sinh viên................8
I. Lý luận quy luật mâu thuẫn

1. Khái quát quy luật:


 Bởi quy luật này đề cập đến vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động,
phát triển - vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật.
=> Do đó:
 Quy luật này thể hiện bản chất của phép biện chứng duy vật
 Quy luật này là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật, chỉ ra nguồn gốc,
động lực cơ bản của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Ví dụ: Ngày trước, con người muốn có khả năng bay lên không trung để có thể
quan sát trái đất một cách toàn cảnh cũng như di chuyển nhanh chóng hơn tuy
nhiên cấu tạo cơ thể sinh học và điều kiện kỹ thuật ngày xưa không cho phép họ
thực hiện điều đó (nguồn gốc mâu thuẫn - động lực cho sự vận động phát triển).
Bởi vậy, nên con người không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và đến
năm 1903 anh em nhà Wright đã thành công thực hiện chuyến bay đầu tiên
trong lịch sử nhân loại (sự phát triển)
2. Khái niệm mặt đối lập
 Mặt đối lập: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm,
những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau, tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong mỗi sự vật, hiện tượng.
 Ví dụ:
o yin và yang trong triết học phương Đông là một minh họa cho khái
niệm mặt đối lập, thể hiện sự sáng, âm và dương
o Mưa tạo ra bởi hai hiện tượng ngưng tụ và bay hơi.
o Nước nóng và nước lạnh. Hai trạng thái này đối lập nhau về nhiệt độ,
tạo ra một sự đối kháng trong trải nghiệm của chúng ta. cân bằng giữa
hai khía cạnh trái ngược nhau như tối và sáng
3. Khái niệm mâu thuẫn
3.1. Mâu thuẫn biện chứng:
 Mâu thuẫn biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất và đấu
tranh, chuyển hóa giữa những mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa
những sự vật, hiện tượng với nhau.
 Ví dụ: Con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn và hoạt động bài
tiết. Khi đó, thể hiện cho tính chất hấp thụ dinh dưỡng và loại bỏ chất thải
không được cơ thể hấp thụ.

3.2. Phân biệt mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn biện chứng:
 Mâu thuẫn thông thường: Chỉ trạng thái xung đột chống đối lẫn nhau.
 Ví dụ: mâu thuẫn giữa các cá nhân, mâu thuẫn giữa các nhóm, ...
 Mâu thuẫn biện chứng: là 1 chỉnh thể (cấu trúc) trong đó 2 mặt đối lập vừa
thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
 Ví dụ:
Giữa điện tích (+) và (-) (đối lập nhưng lại hút nhau);
Cây thực hiện cả 2 quá trình hô hấp và quang hợp
=> Vừa đối lập, vừa thống nhất - chúng đấu tranh, không tách rời nhau và tạo
thành sự phát triển, sự vận động.
4. Nội dung của quy luật:
4.1. Thống nhất giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ giữa
các mặt đối lập, được thể hiện ở:

 Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa và làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có
mặt này thì không có mặt kia.
 Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau.
 Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.
=> Ví dụ: Trong hoạt động sản xuất kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng sẽ phát triển
theo những chiều hướng trái ngược nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật
chất, sản phẩm => đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tiêu dùng là mục đích cuối
cùng của việc sản xuất. Nếu như không sản xuât thì sẽ không có tiêu dùng và nếu
không có tiêu dùng thì cũng sẽ không có ai sản xuất => Sản xuất và tiêu dùng chính
là sự thống nhất của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên
hệ mật thiết chặt, chặt chẽ với nhau => tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa,
phát triển.
4.2. Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là khái niệm chỉ sự tác động qua lại theo
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập
=> Ví dụ: sự đấu tranh giữa tính thiện và tính ác trong nội tâm con người. Sự rụt rè
và tự tin. Nó ra hiện tượng gì?
4.3. Phân loại mâu thuẫn: căn cứ vào
 Vai trò của mâu thuẫn
o Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn
phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong
giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn
là điều kiện để sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
o Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà
bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp
phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
=> VD: Năm 1940-1943, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta
với thực dân Pháp, mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân.
 Quan hệ giữa các mặt đối lập
o Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật (VD: Mâu thuẫn giữa hoạt động ăn
và hoạt động bài tiết)
o Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự
vật đó với các sự vật khác. (VD: Các sinh viên trong lớp IBM 65A
đang phấn đấu, thi đua để giành học bổng trường NEU)
 Tính chất của quan hệ lợi ích
o Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập
đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
(VD: Mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ,
giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.)
o Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những lực lượng,
khuynh hướng xã hội thống nhất với nhau về lợi ích cơ bản, chỉ đối lập
về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. (VD: Trong kế hoạch quy
hoạch đô thị của thành phố, người dân trong vùng quy hoạch sẽ phải di
dời để dành chỗ cho việc mở rộng xây dựng đường cao tốc. Đại diện
cơ quan sẽ đi thông báo và đàm phán giải quyết với người dân => Nảy
sinh vấn đề mâu thuẫn giữa việc di dời và việc người dân muốn giữ lại
cuộc sống của mình.)
 Ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng
o Cơ bản: là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát
triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Mâu thuẫn này được giải quyết
thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất. (VD: mâu thuẫn giữa việc muốn
đi làm thêm để trải nghiệm và kiếm thêm thu thập phụ giúp gia đình
nhưng lại cũng sợ làm ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên => sắp
xếp thời gian một cách hợp lý, không gây ảnh hưởng tới việc học, có
phương pháp học tập và làm việc hiệu quả)
o Không cơ bản: là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó
nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về
chất (VD: Hai phòng ban A & B của một công ty đều đang phấn đấu
trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc nhất => mâu thuẫn nội bộ cạnh
tranh giữa hai phòng ban trong công ty)
5. Tính chất
 Tính khách quan: Xuất phát từ tính khách quan của thế giới vật chất. Mâu
thuẫn là cái vốn có của sự vật, hiện tượng. Tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào ý thức con người
VD: Trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể có 2 quá trình trái ngược nhau:
Đồng hoá - Dị hoá; trong con người tồn tại mặt xấu và mặt ác, dũng cảm - hèn
nhát. (Có sẵn hình thành trong tâm lí cơ thể con người)
 Tính phổ biến: diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng diễn ra ở mọi giai đoạn.
Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.
VD: cây cối có quá trình quang hợp - hô hấp, Mâu thuẫn giữa lực và phản lực trong
cơ học…
 Tính phong phú đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn
khác nhau. Trong 1 sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác
nhau và có vị trí vai trò khác nhau đối với sự vận động phát triển của sự vật,
hiện tượng đó
Ví dụ: mâu thuẫn cơ học: mâu thuẫn vật lý: Mâu thuẫn giữa lực đẩy và lực hút giữa
các hạt, các phân tử, các vật thể; mâu thuẫn sinh học: Mâu thuẫn giữa đồng hoá và
dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của sinh vật.
6. Ý nghĩa của mâu thuẫn
 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển.
 Mâu thuẫn là động lực của sự vận động.
7. Ý nghĩa của phương pháp luận
 Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng
 Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn,
của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa
chúng.
 Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hòa mâu thuẫn hay không nóng vội, bảo thủ.

II. Thực tiễn về những mâu thuẫn cơ bản trong đời sống sinh viên

Như đã nói, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp chúng ra
nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho
hoạt động thực tiễn bằng con đường đi sâu nghiên cứu, phát hiện ra mâu thuẫn của
sự vật, hiện tượng. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn cần phải tìm ra thể thống nhất của
những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập
và những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó trong sự
vật, hiện tượng. Quy luật mâu thuẫn giúp nhận thức được rằng; để thúc đẩy sự vật,
hiện tượng phát triển phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu
thuẫn. Mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi; không
nóng vội hay bảo thụ, trì trệ khi giải quyết mâu thuẫn. Trong thực tế, mâu thuẫn
cũng là một hiện tượng khách quan mang tính phổ biến được hình thành từ những
cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật. Việc học của sinh viên là một quá trình tăng
trưởng về mặt tri thức và đồng thời ta cũng học cách áp dụng những tri thức đó vào
đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học tập của sinh viên cũng không ngoại lệ mà
nó chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.

Một trong những mâu thuẫn mà các bạn sinh viên gặp phải là mâu thuẫn giữa tập
trung học hành và tham gia các hoạt động bên ngoài như câu lạc bộ hay đi làm
thêm. Có nhiều câu hỏi đã được đặt ra như nên học hành hay cả học cả làm cũng
như nên lựa chọn tham gia CLB để mở rộng mạng lưới quan hệ, trau dồi các kĩ
năng mềm hay đi làm thêm để trang trải chi phí. Trong thực tế, trong quá trình làm
việc CLB có thể học hỏi từ các anh chị đi trước những kiến thức học thuật chuyên
sâu, kinh nghiệm học tập và làm việc. Không những vậy, qua quá trình tổ chức các
sự kiện, chương trình trong nhóm, sinh viên đã trau dồi và phát triển được khá
nhiều các kỹ năng mềm như: lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giải quyết
mâu thuẫn, thảo luận và xây dựng thông tin đa phòng ban. Bên cạnh đó, CLB là
bước đệm để các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm nhiều hơn, được tự do trải
nghiệm, được phép thử và sai. Từ đó sẽ khiến bản thân trở nên dạn dĩ, tự tin hơn,
biết cách học hỏi và rút kinh nghiệm từ những khuyết điểm của lẫn nhau. Trong khi
đó, việc làm thêm có thể giúp các bạn sinh viên trang trải thêm thu nhập, làm quen
với môi trường công việc, trưởng thành hơn và ít bị bỡ ngỡ khi phải làm ở nhiều
môi trường khác nhau. Điều quan trọng nhất là học thêm được những kỹ năng mềm
khác như tính kiên nhẫn và linh hoạt ứng biến trước những tình huống bất ngờ, biết
cách ứng xử, giao tiếp với từng đối tượng khác nhau. Chính vì lý do đó, những mâu
thuẫn đã xảy ra trong tâm trí của mỗi sinh viên. Các mặt đối lập vừa bài trừ lẫn
nhau nhưng không thể chỉ tồn tại một mặt duy nhất mà phải tồn tại đồng thời cùng
nhau hay còn gọi là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, đòi hỏi sinh viên phải suy
nghĩ kĩ càng để đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân mình.
Mỗi bản thân sinh viên phải biết xem xét mâu thuẫn như một động lực để thúc đẩy
sự phát triển. Từ đó việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc học và tham gia hoạt động
có thể tạo ra sự đổi mới và sáng tạo, giúp thích nghi và hòa hợp tốt hơn với môi
trường học tập mới có tính chất học thuật chuyên sâu cao, cân bằng giữa học tập và
vui chơi, nghiên cứu và giải trí trong cuộc sống, đồng thời có được định hướng tốt
cho tương lai.

Ngoài ra, một mâu thuẫn cơ bản xảy ra khá thường xuyên đó là sự đối lập giữa học
thuật và kỹ năng thực tế. Đây là mâu thuẫn không ngừng và đấu tranh, thể hiện qua
quy luật mâu thuẫn chủ yếu, nơi mà sự vận động và phát triển xuất phát từ sự đối
lập giữa truyền thống và mới mẻ. Trong một thế giới ngày nay đòi hỏi sự ứng dụng
linh hoạt của kiến thức, sinh viên thường gặp khó khăn khi áp dụng những kiến
thức học được vào thực tế công việc. Mâu thuẫn này tương ứng với quy luật về
mâu thuẫn không đối kháng, nơi mà mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một khía cạnh cụ
thể mà không ảnh hưởng đến bản chất của sự vật. Để giải quyết mâu thuẫn này, các
trường đại học có thể tối ưu hóa chương trình học để tích hợp nhanh chóng và hiệu
quả những kiến thức học thuật vào các dự án và thực tế nghề nghiệp. Hợp tác chặt
chẽ với doanh nghiệp và tổ chức trong cộng đồng là chìa khóa để đảm bảo sinh
viên có cơ hội thực tập và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Điều này
không chỉ giúp sinh viên xây dựng kỹ năng thực tế mà còn tạo ra cầu nối mạnh mẽ
giữa giáo dục và ngành công nghiệp.

DANH MỤC THAM KHẢO

[1] Giáo trình Triết học Mác – Lênin.


[2] Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập -WikipediA: t.ly/1KRxG
[3] Nội dung, phân loại, tính chất, ý nghĩa của quy luật mâu thuẫn:
+ Công ty luật Minh Khuê: t.ly/Ub2qv
+ Luật Hoàng Phi: t.ly/rm3lk
+ Ôn thi sinh viên: t.ly/9Wop0

You might also like