You are on page 1of 25

Đại học Kinh tế Quốc dân

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


CHƯƠNG II CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
2 TRONG BA QUY LUẬT
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Mai Lan
Nhóm 3 – Quản trị Kinh doanh CLC 65

MỤC LỤC
A. Nội dung……………………………………………………………………………1
1. Quy luật Thống nhất và Đấu tranh……………………………………………...1
2. Quy luật Phủ định của Phủ định……………….…………………...………..….4
B. Câu hỏi trắc nghiệm……………………………………………………………….6
C. Cá nhân vận dụng lí thuyết vào đời sống………………………………………...11

A. NỘI DUNG
Khái quát về quy luật: Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền
vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp
(sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính bên trong) -> là một trong những giai
đoạn của sự nhận thức con người về tính thống nhất và liên hệ về sự phụ thuộc lẫn
nhau về tính chỉnh thể của quá trình thế giới. Nó thể hiện cái phổ biến vốn có ở các
giai đoạn vận động, sự thống nhất giữa các đối tượng đa dạng.

❖ Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
(Quy luật mâu thuẫn)
1. Giới thiệu quy luật
• Là hạt nhân của phép biện chứng
• Là quy luật về nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động và phát triển

Trang | 1
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

• Quá trình quang hợp: cây hấp thụ


nước và CO2 cùng ánh sáng mặt trời tạo
ra các hợp chất hữu cơ và oxi; đối lập với
qua trình hô hấp
• Quá trình hô hấp: hấp thụ oxi,
chuyển đổi các chất hữu cơ, thải ra khí
CO2
-> 2 quá trình tồn tại khách quan bên
trong cái cây; thống nhất tồn tại, đối lập
đấu tranh với nhau; tạo nên sự phát triển
và sinh trưởng của cây.

2. Các khái niệm


- Mặt đối lập: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
+ Ví dụ: sự thiện ác bên trong con người; điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên
tử
- Mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
+ Ví dụ: Trong mỗi con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn, hoạt động bài
tiết. Khi đó, thể hiện cho tính chất hấp thụ dinh dưỡng và loại bỏ chất thải không được cơ thể
hấp thụ. Mặc dù chúng đối lập nhau về cơ chế. Nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ
thuộc vào nhau. Là cần thiết đối với cơ thể trong duy trì sự sống. Từ đó cho thấy hai hoạt
động này có sự thống nhất với nhau.
- Các tính chất của “mâu thuẫn”:
+ Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Tồn tại không phụ
thuộc vào ý thức của con người.
+ Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.
+ Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau. Trong
một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khác
nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó.
- Phân loại mâu thuẫn:
+ Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu thuẫn bên
trong và mâu thuẫn bên ngoài.
(- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của
cùng một sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ
sự vật đó với các sự vật khác.)

Trang | 2
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

+ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai
đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
(- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định
của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn
chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới. -
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu
có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng
hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào
đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải
quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.)
+ Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã hội thành
mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
(- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích
cơ bản đối lập nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản
thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Việc phân
biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương
pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng phương pháp đối
kháng.)
- Quan niệm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là thứ phi logic chỉ có
trong tư duy, không thể chuyển hóa

3. Nội dung
- Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, mặt đối lập phản ánh cho
đặc điểm của vận động. Phải có các hoạt động của mặt đối lập mới có được sự phát triển, làm
cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập: Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa và làm tiền đề cho
nhau tồn tại. Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn. Thứ ba, giữa các mặt đối lập có
sự tương đồng.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau
theo hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân, giải quyết mâu
thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.
- Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của
sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời

4. Ý nghĩa
- Mâu thuẫn mang tính khách quan, là nguồn gốc của sự phát triển. Muốn phát triển phải tôn
trọng mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn tuân theo quy luật, điều kiện khách quan, thừa nhận
có những mặt đối lập tồn tại; tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập thì mới có sự phát
triển.

Trang | 3
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

- Phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối
lập, tránh rập khuôn, máy móc.
- Không được điều hòa mâu thuẫn mà cần phải giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập; không thoả hiệp cũng không nóng vội khi điều kiện đã chín muồi.

❖ Quy luật phủ định của phủ định


1. Giới thiệu quy luật
- Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: tiến
lên nhưng quanh co, phức tạp; đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường
thẳng, mà là phát triển theo hình “xoáy ốc”.

Phủ định 1: kinh tế phát triển, lương thực đầy đủ, con người tiêu thụ lương thực nhiều hơn
Phủ định 2: kinh tế phát triển hơn, con người không còn nhu cầu ăn no, ăn nhiều nữa mà sẽ
ăn ít lại nhưng thay vào đó là các thực phẩm tốt cho sức khoẻ
ăn ít -> ăn no -> ăn kiêng (ăn kiêng cũng là ăn ít nhưng phát triển hơn))

Đây là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và ngay cả trong tư duy của con người.

2. Khái niệm
- Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi và được thay thế bằng sự vật,
hiện tượng khác
- Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của sự vật, hiện
tượng trong quá trình phát triển
+ Siêu hình: coi phủ định là sự xóa bỏ hoàn toàn cái cũ
+ Triết học Mác - Lênin: coi sự phủ định là sự phủ định biện chứng. (Tức là sự phủ định này
sẽ có sự kế thừa và tạo điều kiện cho sự phát triển)
a. Phủ định biện chứng
- Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, không phụ
thuộc vào ý thức con người
- Tính phổ biến: Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
- Tính đa dạng: Nội dung, hình thức của phủ định

Trang | 4
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

- Tính kế thừa: Loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố cũ còn phù hợp để
đưa vào sự vât, hiện tượng mới.

*Vận dụng:Phá hủy một cái cây không cho nó phát triển nữa có phải phủ định biện chứng
không ?
Không phải là phủ định biện chứng. Đó là phá hủy hoàn toàn, không tạo tiền đề cho sự vật
phát triển tiếp theo, lực lượng phủ định lại là con người bên ngoài sự vật
b. Kế thừa biện chứng
- Duy trì các yếu tố tích cực của sự vật
- Đảm bảo mối liên thông bền chặt giữa đối tượng mới với đối tượng cũ
- Sự vận động phát triển theo đường xoáy ốc

3. Nội dung
- Sự phát triển diễn ra qua nhiều lần phủ định, tạo ra một khuynh hướng đi từ thấp đến cao
- Cái mới xuất hiện dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn

Ví dụ:
Hạt lúa khi gieo trồng phát triển thành cây lúa -> đối lập với chính mình (cây lúa phủ định
hạt lúa)
Cây lúa trổ bông -> bông lúa phủ định cây lúa, dường như sự vật trở lại ban đầu, nhưng có
sự phát triển hơn: cây lúa có nhiều hạt lúa hơn so với ban đầu (hạt lúa -> cây lúa -> cây lúa
trổ bông)

- Ở sự vật đơn giản, phải thông qua 2 lần phủ định mới có sự phát triển. Ở sự vật phức tạp, số
lần phủ định có thể nhiều hơn.

Trang | 5
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

- Phủ định của phủ định là sự kết thúc của một chu kì phát
triển, đồng thời là điểm xuất phát của một chu kì mới; tiếp
tục mãi mãi tạo nên hình thái “xoắn ốc” của sự phát triển.
- Ví dụ: Vòng đời của tằm: Trứng->tằm->nhộng->ngài->
trứng.

4. Ý nghĩa
- Hiểu được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, sự thống nhất giữa tính tiến bộ
và tính kế thừa và kết quả của sự phát triển.
- Quá trình phát triển diễn ra quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, không đều
đặn thẳng tắp. Hiểu quy luật giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện giản đơn trong
việc nhận thức các sự vật, hiện tượng.
- Cái mới ra đời là tất yếu, phù hợp với sự phát triển. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể
còn non yếu, nhưng nó là cái tiến bộ hơn so với cái cũ. Vì vậy, ta cần có ý thức phát hiện ra
cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của hiện tượng, sự
vật mới diễn ra tự phát, còn trong xã hội hiện tượng này diễn ra gắn với nhận thức, hành
động của con người.
- Khi phủ định cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lí của cái cũ, tránh sự
phủ định sạch trơn.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Theo quy luật thống nhất và đấu tranh, quá trình phát triển xã hội phụ thuộc vào yếu
tố nào?
a. Sự cải cách từ bên ngoài
b. Sự tự phát triển từ bên trong
c. Sự can thiệp của quyền lực chính trị
d. Sự thay đổi ngẫu nhiên

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh là một khái niệm chủ yếu trong triết học của
a. Karl Marx
b. Vladimir Ilyich Lenin
c. Socrat S. Socrates
d. Thomas Hobbes

3. Quy luật thống nhất và đấu tranh nhấn mạnh sự tương phản giữa
a. Lợi ích cá nhân và lợi ích chung
b. Quyền lực và trách nhiệm
c. Bất công và công bằng
d. Thay đổi và ổn định

4. Quy luật thống nhất và đấu tranh cho rằng sự tiến bộ xã hội đạt được thông qua

Trang | 6
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

a. Sự hài hòa và đồng thuận


b. Sự cải tiến và sáng tạo
c. Sự đấu tranh và thống nhất
d. Sự ổn định và bảo thủ

5. Quy luật thống nhât và đấu tranh cho rằng đấu tranh xã hội là
a. Một hiện tượng tạm thời
b. Một phương tiện để duy trì quyền lực
c. Một quá trình cần thiết cho sự thay đổi xã hội
d. Một trạng thái lý tưởng của xã hội

6. Quy luật thống nhất và đấu tranh được liên kết chặt chẽ với
a. Nguyên tắc tương phản
b. Nguyên tắc dân chủ
c. Nguyên tắc bảo thủ
d. Nguyên tắc kỉ luật

7. Quy luật thống nhất và đấu tranh có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực
a. Kinh tế
b. Xã hội
c. Chính trị
d. Tất cả các lĩnh vực trên

8. Quy luật thống nhất và đấu tranh có nguồn gốc từ


a. Triết học cổ đại Hy Lạp
b. Lý thuyết Darwin về tiến hóa
c. Triết học Marx
d. Truyền thống tôn giáo

9. Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh là


a. Tạo ra sự đồng thuận tuyệt đối trong xã hội
b. Khuyến khích sự phân chia và xung đột trong xã hội
c. Tìm kiếm sự cân bằng giữa các lợi ích đối lập
d. Đẩy mạnh sự bảo thủ và ổn định

10. Quy luật phủ định của phủ định nói lên đặc tính gì của sự phát triển?
a. Cách thức của sự vận động và phát triển
b. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển
c. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển
d. Động lực của sự vận động và phát triển
11. Con đường phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là con
đường nào ?
a. Đường thẳng đi lên
b. Đường tròn khép kín
c. Đường “ xoắn ốc”
Trang | 7
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

d. Đường “ zic-zac”

12. Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là


a. Tính khách quan – tính phổ biến – tính tương đối
b. Tính phổ biến – tính tương đối – tính thừa kế
c. Tính thừa kế - tính khách quan – tính phổ biến
d. Tính khách quan – tính phổ biến – tính tuyệt đối

13. : Đặc trưng cơ bản của quy luật phủ định của phủ định
a. Lặp lại trên cơ sở cao hơn
b. Lặp lại trên cơ sở thấp hơn
c. Lặp lại trên cơ sở giữ nguyên cái cũ
d. Không lặp lại
14. : Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây sai?
a. Phủ định biện chứng có tính khách quan
b. Phủ định biện chứng là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự việc
c. Phủ định biện chứng phụ thuộc vào ý thức con người
d. Phủ định biện chứng có tính đa dạng, phong phú, riêng biệt

15. Tôi nói “ Hoa cúc vàng”


Tôi lại nói “ Hoa cúc không vàng” để phủ định câu nói trước đó của tôi. Đó có phải là
phủ định biện chứng không ?
a. Có
b. Không
c. Chưa xác định

16. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định là
a. Các mối quan hệ sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không phủ sạch cái cũ
b. Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ sạch cái cũ
c. Các mối quan hệ nhất định sẽ không xuất hiện từ cái cũ nhưng ta phủ sạch cái cũ
d. Cái mới sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta phủ sạch cái mới

17. Nội dung quy luật phủ định của phủ định là
a. Là phủ định lần thứ hai, vừa phủ định lại vừa khẳng định lần phủ định thứ nhất, làm
cho sự vận động diễn ra theo đường “ xoắn ốc”, sự vật như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở
cao hơn
b. Là sự phát triển cao hơn, có hình thức đa dạng, phong phú theo đường thẳng, đường
xoắn ốc và đường hình sin
c. Là vừa phủ định và phủ nhận mang nhiều hình thức đa dạng, phong phú như đường
tròn, đường thẳng theo xu hướng tiến lên
d. Là sự khẳng định có tính kế thừa làm cho hình thức phủ định qua nhiều giai đoạn
phong phú và được lặp lại theo đường tròn khép kín, đường zic-zac, đường xoắn ốc

18. Số lượng các lần phủ định trong một chu kì là bao nhiêu
a. Một lần trở lên
b. Ít nhất là hai lần

Trang | 8
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

19. Phủ định biện chứng là


a. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới
b. Tất cả các câu đều sai
c. Phủ định làm cho sự vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã, nó không tạo điều kiện
cho sự phát triển
d. Sự phủ định có kế thừa và tạo điều kiện cho phát triển

20. Quá trình thay đổi hình thái của sự vật đồng thời qua đó tạo ra các điều kiện phát
triển được gọi là
a. Phủ định
b. Phủ định biện chứng
c. Phát triển
d. Tiến hóa

21. Vị trí của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật là gì?
a. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
b. Chỉ ra xu hướng của sự phát triển
c. Chỉ ra cách thức của sự phát triển
d. Cả 3 đáp án trên

22. Quy luật phủ định của phủ định là gì?


a. Phủ định mà cái mới ra đời thay thế cho cái cũ
b. Các mặt đối lập ở đây là mặt khẳng định và mặt phủ định
c. Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân
d. Quy luật nói lên mối liên hệ, sự thừa kế giữa cái bị phủ định và cái phủ định

23. Sự phủ định để đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở
cao hơn trong phép biện chứng gọi là ?
a. Sự lặp lại
b. Chuyển hóa
c. Phủ định biện chứng
d. Phủ định của phủ định

24. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây đúng ?
a. Phủ định của phủ định có tính khách quan và thừa kế
b. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kì phát triển của sự vật
c. Phủ đinh của phủ định mở đầu một chu kì phát triển của sự vật
d. Cả 3 ý trên đều đúng

25. Trong những luận điểm sau, luận điểm nào là của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
a. Ý thức con người không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực
b. Mối liên hệ nhân quả chỉ tồn tại khi chúng ra nhận thức được nó
c. Không phải mọi hiện tượng đều có nguyên nhân

26. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nguồn gốc tự nhiên của ý thức là:
Trang | 9
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

a. Bộ óc con người
b. Thế giới khách quan
c. Lao động
d. Bộ óc người và thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc người

27. Những tính chất cơ bản của phủ định biện chứng là
a. Tính khách quan, tính kế thừa
b. Tính phổ biến
c. Tính đa dạng, phong phú
d. Cả 3 đáp án trên

28. Xác định quan niệm sai về phủ định biện chứng
a. Phủ định có tính kế thừa
b. Phủ định làm chấm dứt sự phát triển
c. Phủ định đồng thời cũng là sự khẳng định
d. Phủ định có tính khách quan, phổ biến

29. Phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi
a. Sự tích lũy về lượng từ trong sự vật cũ
b. Sự vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật
c. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ
d. Cả 3 đáp án trên

Đáp án
1.b 2.a 3.a 4.c 5.c 6.a 7.d 8.c 9.c 10.c
11.c 12.c 13.a 14.c 15.b 16.b 17.a 18.b 19.d 20.b
21.b 22.d 23.d 24.a 25.a 26.d 27.d 28.b 29.d

Trang | 10
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

C.BÀI TẬP VẬN DỤNG CÁ NHÂN


Lời nói đầu
Triết học Mác - Lênin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống trí thức lý luận chung của con
người về thế giới nói chung và trong chương trình đào tạo các hệ lý luận chính trị nói riêng.
Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong giai
đoạn toàn cầu hoá, hiện đại hoá thì những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn,
phương pháp luận biện chứng,… luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động
thuẹc tiễn, xây dựng và phát triển xã hội. Từ những lý thuyết về triết học Mác – Lênin, những
giải pháp sẽ được vận dụng hiệu quả trong các lĩnh vực: kinh tế - chính trị - xã hội và cung
cấp phương pháp luận khoa học để nhận thức, áp dụng vào cuộc sống và quá trình học tập,
làm việc.
Vì thời gian hoàn thành có hạn cũng như vốn kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận sẽ khó
tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm còn phải sửa đổi, bổ sung. Chúng em trân trọng và
đón nhận mọi góp ý của cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
1. Phạm Ngọc Mai- MSV: 11235906
Bài làm
Vận dụng lí thuyết về Cặp phạm trù Tất nhiên- Ngẫu Nhiên
Cặp phạm trù Tất nhiên- Ngẫu Nhiên là một trong sáu cặp phạm trù Triết học theo Chủ nghĩa
Mác-Lênin. Phương pháp này có tính ứng dụng cao, đặc biệt ý nghĩa trong việc nghiên cứu.
Cặp phạm trù này sẽ được vận dụng trong một vấn đề về vấn nạn bạo lực học đường hiện
nay.
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất
định. Kết quả được hiểu là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự
tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên. Về mối quan hệ, nguyên nhân là
cái sinh ra kết quả, bởi vậy cho nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất
hiện sau khi nguyên nhân ra đời và bắt đầu tác động. Cùng một nguyên nhân có thể gây ra
nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả lại có
thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác
nhau. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà
sẽ có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân. Một hiện tượng nào đó là kết quả do
một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng
thứ ba... Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô
cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng. Căn cứ vào tính chất,
vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:
nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn tới việc bạo lực học đường? Đầu tiên có thể kể đến các yếu
tố bên ngoài, đó là giáo dục gia đình và nhà trường. Cuộc sống ngày nay yêu cầu vật chất
ngày càng cao nên cha mẹ bận rộn kiếm tiền mà hiếm khi quan tâm đến con cái, thậm chí họ
Trang | 11
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

thường trút giận lên con cái vì áp lực cuộc sống. Nhiều gia đình bất hạnh đã làm gương xấu
cho con cái, khiến chúng có xu hướng bạo lực. Ngoài ra, nhà trường chỉ chú trọng đến giáo
dục, đào tạo mà chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, kỹ năng ứng xử cho học sinh.
Khi bạo lực học đường xảy ra, các quy định của nhà trường chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình
trạng này vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trong cơ sở giáo dục.
Thứ hai, một trong những nguyên nhân bên trong là do tâm lí của tuổi vị thành niên gây. Đây
là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm. Bản thân các em
chưa làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân mà dễ cáu gắt, bực tức và có những
hành vi không chuẩn mực. Từ nguyên nhân này sẽ sinh ra những mâu thuẫn nhỏ giữa người
bắt nạt và người bị bắt nạt, và những mâu thuẫn nhỏ này lại là nguyên nhân cho những vụ
bạo lực gây tổn hại nặng nề tới thể chất và tinh thần.
Thêm vào đó, nguyên nhân thứ yếu có thể do hiện tượng tâm linh như tử vi, chiêm tinh diễn
ra trong năm nay, hoặc cũng có thể do yếu tố thời tiết, bối cảnh làm tâm trạng con người bực
bội không vui, dễ xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, trên hết nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng
là do những lệch lạc trong suy nghĩ và hành vi. Kết quả cho sự lệch lạc này lại đến từ những
thước phim bạo lực các em tiếp xúc hàng ngày, các vụ bạo lực ngày càng nhiều gây ra hiệu
ứng cánh bướm và xu hướng bạo lực gia tăng trong giới trẻ hiện nay. Điều này đã làm cho
mâu thuẫn giữa học sinh tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại là động cơ để các em thực hiện
hành vi bắt nạt, đánh đập hay thậm chí quá đáng hơn.
Bạo lực học đường không chỉ đến từ một nguyên nhân, mà đó là cả một quá trình diễn biến
phức tạp dẫn tới kết quả như vậy. Phương pháp giúp ta phân loại các nguyên nhân bên trong
và bên ngoài, nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu để phân tích vấn đề triệt để, hiểu được lí do tại
sao bạo lực học đường lại xảy ra và chủ yếu ở trẻ vị thành niên. Vì nguyên nhân luôn xuất
hiện trước kết quả, nên muốn phòng chống bạo lực học đường thì phải loại bỏ các nguyên
nhân gây ra nó.
Như vậy, phương pháp phân tích thông qua cặp phạm trù Nguyên nhân- Kết quả giúp chúng
ta có cái nhìn đa chiều, kết quả thu được tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau. hứ ba, có thể
có nhiều nguyên nhân cùng sinh ra và quyết định một sự vật, hiện tượng nên khi nghiên cứu
sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào sinh ra nó. Cần phân loại
nguyên nhân để có những giải pháp xử lí đúng đắn. Những nguyên nhân này có vị trí khác
nhau trong việc hình thành kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại
nguyên nhân (bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp, chủ quan
hay khách quan v.v.) để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng nguyên nhân với việc hình
thành kết quả. Từ đó, ta còn hiểu được nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả, kết quả của
sự việc này là nguyên nhân cho sự việc khác, bởi vậy khi nhìn nhận vấn đề cần có sự suy xét
kĩ càng, triệt để.
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc không chuyên), NXB
Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.

Trang | 12
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

2.Đỗ Bùi Tùng Dương- MSV: 11236808


Bài làm
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới
quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn
tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Điều đó được biểu hiện qua vô vàn những
quy luật và những phát biểu với mục đích chung là để chi phối sự vật, quy luật phủ định của
phủ định đối với tôi có lẽ là điều tôi áp dụng vào thực tế nhiều nhất tới nay.
Vậy đó là quy luật như thế nào?. Quy luật "phủ định của phủ định" là một trong ba quy luật
của phép biện chứng duy vật, quy luật này chỉ ra khuynh hướng, hình thức xoáy ốc cũng như
kết quả của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi và tính kế
thừa. Khi một sự việc, ý kiến hoặc điều gì đó bị phủ định, điều đó không chỉ kết thúc ở đó mà
ngược lại còn tạo ra một phủ định mới, một giai đoạn mới có tính chất khác biệt. Khi các giai
đoạn này xảy ra, xã hội, cá nhân hoặc hiện thực đều tiến tới sự phát triển và tiến bộ, đồng
thời giữ lại những yếu tố quan trọng từ quá khứ.
Vậy điều đó được thể hiện thông qua đâu?. Một ví dụ trong đời sống mà tôi có thể kể đến đó
là quá trình học tập và sự phát triển của tôi. Trong giai đoạn đầu tiên khi bước chân lên môi
trường đại học, tôi đã gặp vô cùng nhiều những trở ngại đối với một cuộc sống mới và điều
đó cũng được thể hiện trong học tập, những môn học và kiến thức mới, tôi đã gặp khó khăn
trong một bài kiểm tra đầu tiên trong bộ môn Kinh tế vi mô , nhưng thông qua việc biết được
mình đang có những lỗ hổng kiến thức nào, tôi đã cải thiện và đạt được kết quả tích cực hơn
trong bài kiểm tra sau. Điều này thể hiện sự học hỏi và phát triển qua thời gian hay cụ thể
hơn, khi một cá nhân đối mặt với thách thức hoặc thất bại - phủ định ban đầu, họ có thể sử
dụng kinh nghiệm đó để phát triển kiến thức và kỹ năng, tư duy mới - phủ định của phủ định
hay phủ định lần thứ nhất.
Quy luật này có tác dụng với xã hội không? Câu trả lời là có và đây là một quy luật thiết yếu
đối với sự phát triển của một cộng đồng hay một đất nước. Chúng ta có thể thấy quy luật
"phủ định của phủ định" trong tiến triển của nền kinh tế toàn cầu, ví dụ như Trung Quốc. Ban
đầu, “sự phủ định” xuất hiện khi Trung Quốc bắt đầu từ bỏ mô hình kinh tế truyền thống và
đầu tư để mở cửa cửa hàng cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên, qua một giai đoạn nhất định,
“sự phủ định của phủ định” đã xuất hiện khi Trung Quốc dần phát triển một số lĩnh vực công
nghiệp sáng tạo và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người hay người dân đất nước,
đồng thời duy trì một số giá trị truyền thống trong văn hóa và xã hội. Điều này thể hiện sự
đổi mới và phục hồi trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
Cái mới ra đời là tất yếu, phù hợp với sự phát triển. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể
còn non yếu, nhưng nó là cái tiến bộ hơn so với cái cũ. Vì vậy, ta cần có ý thức phát hiện ra
cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của hiện tượng, sự
vật mới diễn ra tự phát, còn trong xã hội hiện tượng này diễn ra gắn với nhận thức, hành
động của con người.

Trang | 13
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

3.Phùng Thị Ngọc Thanh -MSV: 11237023


Bài làm
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới
quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn
tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn
khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán,
phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong
việc lập luận. Từ những kiến thức ở bộ môn này, em có thể rút ra những bài học quý giá áp
dụng vào đời sống thông qua quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Trong xã hội hiên đại đang ngày càng phát triển, nền kinh tế luôn có xu hướng dịch chuyển
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì mâu thuẫn là một điều tất yếu của cuộc sống.
Đó là mâu thuẫn bên trong chúng ta, giữa sự vật xung quanh ta hoặc giữa sự vật với sự vật.
Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến, đa dạng; do đó, việc xác định chính xác loại mâu
thuẫn sẽ giúp con người xác định nguồn gốc của vấn đề và tìm ra giải pháp tối ưu nhất để
giải quyết các mâu thuẫn, thúc đẩy phát triển kinh tế, khả năng cung cầu của thị trường và
nâng cao cơ hội hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Trong phép biện chứng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay còn gọi là
quy luật mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt
đối lập của một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiẹn tượng với nhau. Các nhân tố,
yếu tố cấu thành nên các mặt đối lập là những đặc điểm, thuộc tính, khía cạnh có khuynh
hướng trái ngược nhau cùng tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội, trong tư duy, tiềm thức
của con người. Các mặt đối lập năm trong sự liên hệ, tác động qua lại, tương tác lẫn nhau tạo
nên những mâu thuẫn biện chứng.
Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối đúng đắn cùng với sự tích cực, sáng tạo của
nhân dân trong hoạt động sản xuất, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, bên
cạnh những thành tựu tiến bộ đã đạt dược, vẫn xuất hiện những yếu kém, khuyết điểm làm
gay gắt những mâu thuẫn. Từ đó, ta có thể thấy, để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ
và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần phải quan tâm giải quyết rất nhiều vấn đề mâu thuẫn
phức tạp, tỏng đó có mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo vệ môi trường.
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế, Việt Nam đang đối mặt với nhiệm
vụ đầy thách thức là đảm bảo phát triển bền vững. Hiện nay, nền công nghiệp đang vươn
mình phát triển mạnh mẽ đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là một vấn
đề nóng không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Sự phát triển của một
quốc gia chỉ bền vững khi thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái được bảo vệ tốt, đạt được sự
cân bằng đa dạng sinh học bằng việc khai thác tài nguyên có hiệu quả.
Để giải quyết các vấn đề cơ bản ở nước ta hiện nay nói riêng và thực tiễn thế giới nói chung,
theo em, cần phải vận dụng kiến thức của quy luật mâu thuẫn để tìm ra nguyên nhân và giải
pháp cho vấn đề cấp thiết này.

Trang | 14
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

Đảng và nhà nước cần có những chính sách thống nhất khi xây dựng chiến lược quốc gia,
đảm bảo sự kết hợp có hiệu quả giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc
đầu tư vào các chương trình đào tạo "công việc xanh" để trang bị lực lượng lao động với
những kỹ năng như lắp đặt năng lượng tái tạo, kiểm tra hiệu quả năng lượng, nông nghiệp
hữu cơ, v.v. Điều này tạo ra việc làm tốt trong khi giảm tác động môi trường. Ngoài ra, nhà
nước cũng cần giảm thuế cho những doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh bảo vệ môi
trường, tăng cường thuế môi trường và siết chặt thanh tra các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm có chất thải nguy hại tới môi trường. Công tác được thực hiện bằng việc phát triểln các
tiêu chuẩln môi trườnlg nghiêm ngặt và hệ thốnlg giám sát chặt chẽ để yêu cầu các doanh
nghiệp cônlg và tư trách nhiệm tronlg việc ngăln chặln ô nhiễm. Việc tái chế chất thải, sử dụnlg
nguyêln liệu tái tạo, giảm thiểu sử dụnlg nănlg lượnlg và nước nêln được khuyếln khích hơn
trong những năm tới.
Từ những vấn đề và giải pháp được em đặt ra, nhìn nhận và giải quyết bằng việc áp dụng quy
luật thống nhất và đấu tranh, em đã có thể hiểu rõ cách áp dụng triết học vào thực tiễn nói
chung và áp dụng quy luật mâu thuẫn nói riêng vào vấn đề thực tế. Sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập và việc tìm ra giải pháp chính là động lực cho sự phát triển cao hơn.

Trang | 15
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

4.Nguyễn Thanh Vân- MSV: 11236475

Bài làm
Triết học là một môn học quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Nó giúp chúng ta
hiểu được bản chất của thế giới, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Một
trong những quy luật quan trọng của triết học là quy luật phủ định của phủ định. Quy luật này
có ý nghĩa to lớn, giúp chúng ta nhận thức và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách
khoa học, hợp lý. Áp dụng quy luật này giúp chúng ta phát triển khả năng thích nghi với
những biến động của cuộc sống. Thay vì chìm đắm trong sự tiêu cực, chúng ta có thể tìm
cách nhìn nhận và đối mặt với thách thức.
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật,
chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu
hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình
xoáy trôn ốc. Trong nhận thức, quy luật này giúp chúng ta hiểu được rằng, sự vật, hiện tượng
luôn vận động, phát triển, không ngừng thay đổi. Chúng ta cần có tư duy biện chứng, không
nên nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, tuyệt đối. Trong thực tiễn, quy luật
này giúp chúng ta hiểu được rằng, muốn đạt được thành công, chúng ta cần không ngừng học
hỏi, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm. Chúng ta cũng cần biết kế thừa những thành tựu
của quá khứ, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để xây dựng những giá trị mới, tốt đẹp hơn.

Trong học tập, quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu được quá trình phát triển của tri
thức, từ cái thấp đến cái cao, từ cái đơn giản đến cái phức tạp, từ cái chưa hoàn thiện đến cái
hoàn thiện. Khi học một môn học mới, chúng ta cần nắm vững những kiến thức cơ bản, nền
tảng. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức để hiểu sâu sắc hơn về môn học
đó. Quá trình học tập của chúng ta cũng cần có sự kế thừa và phát triển, không nên phủ định
hoàn toàn những kiến thức cũ. Chúng ta cần biết vận dụng những kiến thức cũ để tiếp thu
những kiến thức mới, tránh tình trạng học vẹt, học tủ.

Khi học môn toán, ta cần nắm vững các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản. Sau đó, chúng
ta mới có thể tiếp tục học các phép tính nâng cao như phương trình, bất phương trình, hàm
số... Quá trình học toán của chúng ta cũng cần có sự kế thừa và phát triển, không nên phủ
định hoàn toàn các phép tính cơ bản. Chúng ta cần biết vận dụng các phép tính cơ bản để giải
các bài toán nâng cao, tránh tình trạng học vẹt, học tủ.
Trong cuộc sống, quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta hiểu được quá trình phát triển
của xã hội, từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến tiến bộ. Khi gặp khó khăn, thất bại, chúng ta
không nên nản chí, bỏ cuộc. Chúng ta cần biết đứng dậy, tiếp tục học hỏi, trau dồi kinh
nghiệm để vượt qua khó khăn, đạt được thành công. Quá trình phát triển của xã hội cũng cần
có sự kế thừa và phát triển, không nên phủ định hoàn toàn những giá trị cũ. Chúng ta cần biết
vận dụng những giá trị cũ để xây dựng những giá trị mới, tốt đẹp hơn, tránh tình trạng quay
lưng lại với quá khứ, phủ nhận những giá trị truyền thống.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ví dụ về quy luật phủ định
của phủ định. Điển hình chính là sự phát triển của công nghệ. Vào thế kỷ 19, con người sử

Trang | 16
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

dụng các phương tiện giao thông thô sơ như xe ngựa, xe đạp. Tuy nhiên, sự phát triển của
công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay... Những phương tiện này
đã thay thế các phương tiện giao thông thô sơ, giúp con người di chuyển nhanh chóng và tiện
lợi hơn. Đây là một ví dụ về sự phủ định của phủ định bởi ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay là
sự kế thừa và phát triển trên cơ sở của xe ngựa, xe đạp.
Ngoài ra, quy luật phủ định của phủ định còn được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác của
đời sống như: giáo dục, y tế, kinh tế, chính trị... Ví dụ, trong giáo dục, phương pháp giảng
dạy truyền thống dần được thay thế bằng phương pháp giảng dạy tích cực. Đây là một sự phủ
định của phủ định, bởi phương pháp giảng dạy tích cực là sự kế thừa và phát triển trên cơ sở
của phương pháp giảng dạy truyền thống.
Quy luật phủ định của phủ định là một quy luật quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong nhận thức
và thực tiễn. Việc hiểu rõ và vận dụng tốt quy luật này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn
về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, từ đó có những hành động đúng đắn, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Trang | 17
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

5.Lưu Minh Quân -MSV: 11236861


Bài làm
Giáo dục là nền tảng văn hóa tồn tại và phát triển xuyên suốt bề dày lịch sử với khái niệm
của nó được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả quá trình giáo dục kiến thức và giáo dục đạo
đức. Tuy nhiên, hiện nay có một số giáo viên đang quý trọng hoặc đặt nặng việc dạy chữ mà
xem nhẹ việc làm dạy nên người. Thậm chí những kiến thức căn bản đều được dạy qua loa ở
các trường học, điều này có thể dẫn đến nền tảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của học sinh.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu triết học Mác-Lenin với tinh thần tiếp thu học hỏi và
vận dụng vào những trường hợp thực tiễn, tôi nhận thấy có một số quan điểm của triết học có
thể áp dụng vào hướng dẫn và giảng dạy trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục nhân
cách nói riêng. Tôi đã từng được trải nghiệm một vài khóa rèn luyện kĩ năng tính cách và tâm
lý của học sinh để có được cái tôi của ngày hôm nay khi tôi đang trên cương vị là học sinh
trung học phổ thông.
Sau đây là nội dung hướng dẫn của một trong số khóa mà tôi đã từng trải qua. Trước hết,
nhiệm vụ chính của bài giảng đó là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Có thể
nói quá trình hình thành và phát triển đó là quá trình lâu dài và tất yếu của không chỉ mỗi học
sinh mà còn là toàn thể con người trên thế giới. Mặc dù không có giáo viên thì chúng cũng có
thể ra ngoài xã hội và hình thành nhân sinh quan được nhưng giáo viên ở đây đóng vai trò là
người điều chỉnh và chỉ đạo đường đi nước bước đúng đắn, đúng hướng cho học sinh. Kiến
thức chủ đạo trong đó là “Vật chất có trước, ý thức có sau”. Tác động vật chất là điều cần
thiết nếu muốn có sự thay đổi trong nhận thức và quá trình này không thể nào chỉ diễn ra
trong vòng một tới hai ngày mà ý chí là quá trình tiến hóa phức tạp, kéo dài và mang theo
quan điểm phát triển của triết học Mác.

Ngoài ra, sự xung đột thúc đẩy sự phát triển. Nhân cách của một học sinh cũng sẽ được hình
thành và phát triển trong cuộc sống. Để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh, giáo viên
phải chấp nhận và tạo điều kiện cần có cho học sinh thể hiện, tranh luận và thậm chí tranh
cãi. Trong những điều kiện đó, các phẩm chất của một người sẽ phát triển đa dạng và toàn
diện, và những điểm yếu của họ cũng sẽ được phơi bày và cải thiện. Nếu học sinh được bảo
bọc và tránh né những va chạm, thì nhân cách của họ sẽ chỉ phát triển theo một hướng độc
lập duy nhất dẫn đến cổ hủ. Kết quả là họ sẽ thiếu kinh nghiệm trong cách ứng xử, thiếu phát
triển tổng thể hoặc có tiến độ hoặc bước tiến chậm hơn mặt bằng chung.

Bên cạnh đó, người giảng viên cần đảm nhận vai trò chủ động trong việc tạo ra những điểm
nút để chuyển đổi “lượng” thành “chất”. Rất có thể rằng "chất" được đề cập sẽ không tương
tự như chúng ta hy vọng nếu quá trình biến đổi xảy ra tự nhiên. Giáo viên tạo ra cú điệu,'hích
cần thiết', có thể là một tiêu biểu câu dặn dò ân cần, một nhiệm vụ được gồm sự trao phó
đáng tin cậy, một lời khen ngợi hoặc thậm chí là một biện pháp trừng phạt theo nguyên tắc
"thương cho roi cho vọt". Sau những tiến bộ đó, điều cốt yếu là giáo viên phải tiếp tục theo
sát sự thay đổi chất lượng diễn ra và có những điều chỉnh kịp thời.

Như vậy, các nhà giáo dục phải áp dụng triết học Mác-Lênin như một phương thức có cơ sở
chất phác và là nền tảng cho công tác giảng dạy của mình. Bằng việc hiểu và áp dụng thành
thạo những ý tưởng nêu trên, ngành giáo dục sẽ chắc chắn đạt được thành công.Ngoài ra, ta

Trang | 18
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

có thể nhận thấy rằng các lập luận của Triết học Mác-Lênin là chính xác và toàn diện trong
lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong việc giáo dục về đạo đức. Điều này chứng tỏ sự quan
trọng vô cùng của Triết học Mac Lênin đối với con người. Hãy tự rút ra những bài học từ đó.

Học và tìm ra giải pháp riêng cho bản thân với mục đích cuối cùng là giáo dục học sinh trở
thành những công dân tốt, có trách nhiệm và đầy đủ phẩm chất cần thiết khi bước vào cuộc
sống.

Trang | 19
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

6.Nguyễn Minh Anh- MSV: 11236793


Bài làm
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới
quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lí, sự tồn
tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn
khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán,
phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong
việc lập luận. Một trong những quy luật quan trọng mà triết học nghiên cứu đó là quy luật
phủ định của phủ định. Sau khi được nghe giảng và tìm hiểu về quy luật phủ định của phủ
định, em đã rút ra được nhiều bài học và áp dụng những bài học đó vào thực tiễn cuộc sống
hằng ngày
Vậy quy luật phủ định của phủ định là gì ? Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba
quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng
(đi lên), hình thức (xoáy ốc) cũng như kết quả ( sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện
tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế
thừa trong sự phát triển. Hay nói cách khác, quy luật phủ định của phủ định thể hiện nội dung
sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Một ví dụ về quy luật phủ định của
phủ định đó là về chương trình học của học sinh tiểu học.
Khi em bắt đầu học tiểu học, chương trình học có xu hướng về lí thuyết hơn là những trải
nghiệm thực tế. Các môn tự nhiên, khoa học hầu như chỉ được học thông qua sách giấy hay
những tranh ảnh trên mạng Internet. Bên cạnh đó, vì điều kiện không cho phép nên chúng em
ít được trải nghiệm thực tế để áp dụng những kiến thức đã học. Do đó, có những kiến thức
chúng em bị dập khuôn hay không biết cách áp dụng vào thực tế. Nhận thấy được điều đó,
Bộ giáo dục đã nhanh chóng có những thay đổi trong chương trình học vào áp dụng vào các
lứa tuổi sau. Vẫn dựa trên những kiến thức từ xưa, Bộ giáo dục đã cải cách đi để học sinh
được phát triển toàn diện. Bộ đã cải cách và đưa vào chương trình học nhiều buổi trải nghiệm
thực tế để học sinh có cái nhìn đa diện hơn. Những năm gần đây, chương trình học còn được
cải cách để đề cao sự tự học, sự tự tìm tòi nghiên cứu. Ở trên lớp, học sinh được các cô cung
cấp các kiến thức cơ bản và giao về nhà lấy các ví dụ hay thực hành các thí nghiệm khoa học
đơn giản tại nhà.
Ngoài ra, các ví dụ về quy luật phủ định của phủ định có thể được nhìn thấy ở nhiều phương
diện khác như công nghệ, y tế, … Thông qua quy luật phủ định của phủ định, xã hội ngày
càng ra đời nhiều cái mới để phù hợp với sự phát triển. Tuy nhiên, vẫn giữ mối liên hệ với cái
cũ. Nhờ quy luật phủ định của phủ định, chúng ta đã tránh được cách nhìn phiến diện, giản
đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy,
cần phải kiên trì đổi với, khắc phục những khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước
những khó khăn của sự phát triển.

Trang | 20
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

7.Nguyễn Phương Thảo -MSV: 11235300


Bài làm
Xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI (TCN) tại các trung tâm văn minh lớn của
nhân loại thời kỳ cổ đại, triết học đóng một vai trò quan trọng, có một sự ảnh hưởng lớn tới ý
thức, lối sống của mọi cá thể trong xã hội không phân biệt là quốc gia, lãnh thổ, vùng đất
nào. Triết học có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát
triển văn minh, văn hóa và khoa học và mỗi con người, mỗi một nhà triết gia hay mỗi quốc
gia sẽ có một cách hiểu riêng về bộ môn khoa học này. Nhưng tóm lại, Triết học là nguồn
gốc của các bộ môn khoa học sau này, là hạt nhân lý luận chi phối mọi thế giới quan. Một
trong số những lý thuyết Triết học được phổ biến rộng rãi nhất hiện hay là Triết học Marx-
Lenin. Được hình thành từ sự kế thừa toàn bộ giá trị tư tưởng của nhân loại mà trực tiếp nhất
là từ Triết học cổ điển Đức, KTCT học Anh và CNXH không tưởng Pháp, đây là hệ thống lý
thuyết xã hội và chính trị phát triển từ lý thuyết Marx và được điều chỉnh, áp dụng vào thực
tế bới Lenin. Tập trung vào các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị, tuyên bố rằng lịch sử là
một quá trình phát triển xã hội và xác định bởi mâu thuẫn giai cấp, Triết học này khẳng định
sự cần thiết của cách mạng xã hội chủ nghĩa để đạt được sự công bằng và tự do cho tất cả
mọi người và đề cao quyền lực của giai cấp công nhân và tầng lớp lao động, và tìm cách loại
bỏ sự áp bức của giai cấp tư sản. Vậy nên có thể nói rằng Triết học Marx-Lenin có ảnh
hưởng sâu sắc đến nhiều nước và chính phủ trên thế giới, đặc biệt là trong các nước có chế
độ xã hội chủ nghĩa. Trong bài tiểu luận này ta sẽ tìm hiểu về cách các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật trong Triết học Marx-Lenin được áp dụng trong đời sống hằng ngày
và cụ thể hơn là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Đầu tiên, ta phải hiểu về khái niệm “Quy luật”. Vậy “Quy luật” là gì? Quy luật là mối liên hệ
phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng, là sự lặp đi lặp lại giữa
các yếu tố, thuộc tính bên trong sự vật, sự việc, hiện tượng. Vậy “Quy luật” có thể hiểu là
một trong những giai đoạn của sự nhận thức con người về tính thống nhất và liên hệ về sự
phụ thuộc lẫn nhau về tính chính thể của quá trình thế giới; nó thể hiện cái phổ biến vốn có ở
các giai đoạn vận động hay sự thống nhất giữa các đối tượng. “Quy luật thống nhất và đấu
tranh” là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, đó là hạt nhân của phép
biện chứng, đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất. Có thể hiểu rằng đây là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập, nhấn mạnh sự tương phản giữa các thành phần trong
một hệ thống xã hội hay quá trình phát triển và cũng là nguồn gốc phát triển xã hội và kinh
tế, động lực cho mọi quá trình vận động và phát triển.

Quy luật thống nhất và đấu tranh cũng có thể áp dụng trong gia đình và các mối quan hệ cá
nhân. Trong cuộc sống gia đình, các thành viên có thể có quan điểm khác nhau về các vấn đề
và giải pháp. Có một sự thật hiển nhiên là suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, không cá thể
nào giống cá thể nào, mà trong một gia đình, dù lớn hay nhỏ, đều là tập hợp của các cá thể
khác nhau, họ có mong muốn riêng, lợi ích và cả giá trị riêng vậy nên khó có thể tránh khỏi
sự bất đồng trong quan điểm đến từ khái niệm người ta hay gọi là “khoảng cách thế hệ”. Vậy
nên thông qua việc thảo luận, tranh luận và đấu tranh xây dựng, họ có thể đạt được sự thống
nhất hoặc tìm ra giải pháp tốt nhất cho các vấn đề xảy ra. Trong trường hợp này, sự thống
nhất tạo ra sự gắn kết hòa hợp trong khi đấu tranh là công nhận và chấp nhận sự khác biệt và
mâu thuẫn giúp ta khám phá ra lối suy nghĩ mới, làm tiền đề cho sự phát triển, cải thiện bản

Trang | 21
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

thân và cũng khiến cho mối quan hệ giữa người với người hòa hoãn hơn, cải thiện hơn, hiểu
sâu hơn về đối phương.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đến với một ví dụ cụ thể: Bạn B là sinh viên năm nhất của trường
một trường đại học có tiếng trong thành phố nên chương trình đào tạo yêu cầu bạn có một sự
tập trung nhất định vào chuyên ngành từ thời gian đầu vào trường nhưng bạn B muốn đi làm
thêm vào những khoảng thời gian còn trống để kiếm thêm thu nhập để thỏa mãn nhu cầu của
bản thân. Bạn B bàn với bố mẹ về vấn đề này với mong muốn bố mẹ sẽ ủng hộ và cho phép
bạn đi làm để có thêm thu nhập cũng như kinh nghiệm thực tế. Nhưng bố mẹ bạn B biết rằng
với chương trình của ngành bạn đang theo học, bạn cần dành thời gian rảnh đó để học, tìm
thêm kiến thức từ các nguồn ngoài giáo trình cũng như bài giảng trên lớp để có thể đạt được
kết quả như mong muốn. Bạn B cảm thấy bố mẹ đang không hiểu ý muốn của bạn nhưng bạn
không có cách nào bày tỏ được quan điểm của bản thân cho bố mẹ hiểu. Và thế là bạn B và
bố mẹ của bạn ấy có một màn tranh luận gay gắt về vấn đề này cuối cùng khiến mối quan hệ
trong gia đình trở nên căng thẳng vì ai cũng muốn bảo vệ suy nghĩ của bản thân. Sau vài
ngày chiến tranh lạnh nổ ra, bố mẹ cũng như chính bạn B đều suy nghĩ lại về những gì hai
bên đã nói với nhau trong những ngày vừa rồi và họ đưa ra một quyết định đó là họp gia đình
để trao đổi lại với nhau về vấn đề đó. Bố mẹ bạn B cũng lắng nghe bạn về lí do tại sao bạn
muốn trải nghiệm thực tế và cũng xem xét về việc điều đó có phù hợp hay không. Cùng với
đó, bạn B cũng trao đổi với bố mẹ về lí do tại sao bố mẹ lại phản đối và suy nghĩ về điều đó.
Cuối cùng để vừa ý cả hai phía, hai bên cùng đưa ra một quyết định rằng bạn B có thể đi làm
với điều kiện bạn phải đảm bảo việc học tập của bản thân cũng như không được lơ là, chểnh
mảng khiến cho kết quả học tập đi xuống hay thậm chí nặng hơn là trượt môn; hơn hết, bạn
phải có cách chi tiêu hợp lý số tiền bạn kiếm được cho nhu cầu cá nhân và bố mẹ bạn sẽ chỉ
có trách nhiệm hoàn thành học phí và nếu bạn cảm thấy không đủ sức khỏe hay thời gian học
tập, bạn phải nghỉ làm công việc đó, quay trở lại tập trung vào việc học. Bạn B cũng hứa và
đảm bảo với bố mẹ về điều đó.

Từ ví dụ trên, ta có thể thấy rằng, “Quy luật thống nhất và đấu tranh” không chỉ áp dụng
trong lĩnh vực xã hội và chính trị mà còn có thể được áp dụng trong gia đình và các mối quan
hệ cá nhân. Bằng cách tạo ra sự thống nhất trong gia đình và thông qua quá trình đấu tranh
xây dựng trong mối quan hệ cá nhân, chúng ta có thể tạo ra sự cân bằng, phát triển và sự tiến
bộ trong các mối quan hệ này. Tóm lại, quy luật thống nhất và đấu tranh có ứng dụng rộng
rãi trong đời sống hằng ngày, từ chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ cho đến gia đình và
mối quan hệ cá nhân. Nó là một phần quan trọng của quá trình tìm kiếm sự thống nhất và tiến
bộ trong xã hội.

Trang | 22
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

8.Bạch Thị Hải Chi -MSV: 11236803

A. NỘI DUNG
Phép biện chứng duy vật đề xuất một phương pháp nhìn nhận thế giới dựa trên quan
điểm về sự tồn tại độc lập của thực tế vật chất, không phải từ quan điểm tư duy hay ý thức.
Phép biện chứng duy vật giúp chúng ta nhận thức sự đối lập giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất, làm nổi bật mâu thuẫn xã hội và đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Trong xã
hội hiện đại, chúng ta có thể áp dụng lý thuyết này để phân tích các vấn đề lớn như chất
lượng cuộc sống, phân phối tài nguyên, và mâu thuẫn giai cấp. Triết học Mác-Lênin cung cấp
cái nhìn sâu sắc về quá trình phát triển lực lượng sản xuất và mâu thuẫn xã hội, làm cho phép
biện chứng duy vật trở thành một công cụ quan trọng trong việc hiểu và giải quyết những
thách thức xã hội ngày nay. Tính đến đây, chúng ta có thể áp dụng phép biện chứng duy vật
vào việc phân tích hiện tượng mâu thuẫn kinh tế xã hội trong xã hội hiện đại. Mặt khác, phép
biện chứng duy vật vào lĩnh vực chính trị, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của nhà nước
và quan hệ lực lượng chính trị trong xã hội.
B. VẬN DỤNG
1. Kinh tế
Từ nguyên lý của phép biện chứng, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã nghiên cứu
và vận dụng trong nền kinh tế để hiểu biết về cấu trúc và chuyển động, từ đó đưa ra giải pháp
thích hợp. Một số cách vận dụng là phân tích mối liên hệ mâu thuẫn trong lực lượng sản xuất
bởi phép biện chứng duy vật khẳng định sự tương tác và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Tiếp theo, hiểu biết về phát triển lực lượng xã hội. Sự áp dụng các công
nghệ thông tin mới trong quá trình sản xuất đã tăng cường sức mạnh lực lượng sản xuất, giúp
tăng cường năng suất và giảm chi phí sản xuất. Từ lý thuyết phép biện chứng duy vật sẽ thấy
mâu thuẫn giữa tư nhân và cộng đồng sẽ đặt ra những vấn đề cơ bản. Qua đó, các chính sách
thuế công bằng và chính sách phân phối thu nhập có thể được xem xét để giải thiểu mâu
thuẫn xã hội. Bên cạnh đó, trong nhiều quốc gia, chính sách và biện pháp quản lý thị trường
được thực hiện để đảm bảo rằng nguồn lực và lợi ích kinh tế được phân phối công bằng bằng
chính sách giảm thiểu tham nhũng và tăng cường quản lý của nhà nước. Cuối cùng, vận dụng
từ phép biện chứng duy vật có thể tạo mối liên kết giữa các nền kinh tế thế giới có thể tạo ra
mâu thuẫn những mang lại cơ hội phát triển.
2. Chính trị
Phép biện chứng duy vật đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam áp
dụng trong quá trình quản lý đất nước. Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đã sử dụng phép biện
chứng để phân tích mối quan hệ mâu thuẫn giữa các giai cấp, giữa tư nhân và cộng đồng,
giữa nông dân và công nhân. Điều này giúp hình thành các chính sách nhằm giảm bất và xử
lý các mâu thuẫn xã hội. Tiếp theo là đổi mới kinh tế việc mở cửa thị trường và thuận lợi cho
các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra một lực lượng sản xuất mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, phép
biện chứng đã được áp dụng để phân tích mối quan hệ mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường. Chính sách về quản lý tài nguyên và môi trường được xây dựng dựa
trên ý thức về mối liên hệ giữa con người và tự nhiên. Tiếp theo áp dụng phép biện chứng để

Trang | 23
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

đề xuất các chính sách thuế và phân phối thu nhập được thiết kế để giảm thiểu sự chênh lệch
về thu nhập và tạo ra sự công bằng xã hội. Phép biện chứng duy vật còn được sử dụng để
hiểu và giải quyết các mâu thuẫn xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, và an sinh xã hội.
Những ứng dụng này của phép biện chứng duy vật cho thấy sự hiểu biết của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về tầm quan trọng của việc phân tích mâu thuẫn, quản lý lực lượng sản xuất,
và xây dựng chính sách phù hợp để đối phó với những thách thức và cơ hội trong phát triển
đất nước
3. Đời sống phát triển sinh viên
Có thể sử dụng phép biện chứng để phân tích và áp dụng trong cuộc sống sinh viên.
Sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội để hiểu rõ hơn về cơ cấu
quyền lực và mối quan hệ mâu thuẫn trong xã hội. Điều này có thể là việc tham gia các tổ
chức sinh viên, hoặc tham gia các chiến dịch xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên có thể sử dụng
phép biện chứng để nghiên cứu và phát triển kiến thức cá nhân về các chủ đề liên quan đến
xã hội, kinh tế, chính trị. Điều này có thể thể hiện qua việc tham gia các khóa học, đọc sách,
và thực hiện các dự án nghiên cứu cá nhân. Hay áp dụng phép biện chứng để đánh giá và phê
bình hiện thực xã hội xung quanh, như chính sách, các sự kiện xã hội. Điều này có thể thể
hiện qua việc viết blog, tham gia diễn đàn trực tuyến, hoặc tham gia các buổi thảo luận và hội
thảo. Việc tham gia vào các hoạt động nhóm và tổ chức để tận hưởng và trải nghiệm mối
quan hệ giữa các thành viên, đồng thời thấu hiểu cách mà mâu thuẫn và tương tác xã hội diễn
ra trong môi trường nhóm. Không chỉ vậy, sinh viên cũng có thể tổ chức các sự kiện, chiến
dịch xã hội với mục tiêu làm thay đổi ý thức xã hội và giải quyết mâu thuẫn cụ thể trong
cộng đồng. Những hoạt động này giúp sinh viên không chỉ hiểu về phép biện chứng duy vật
mà còn áp dụng nó vào thực tế, giúp họ trở thành công dân tích cực và có ý thức xã hội.
C. PHẦN TỔNG KẾT
Như vậy, triết học không chỉ giúp con người có được cách nhìn nhận đúng đắn thế
giới, mà còn giúp con người có được khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi
mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra liên quan đến từng cá nhân
cũng như đến toàn xã hội. Phần vận dụng phép biện chứng duy vật đã nêu ra một số đề xuất
khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm. Từ đó có thể giúp ích trong quá trình nhìn nhận xã
hội, quản lí nhà nước, phát triển bản thân
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc không chuyên), NXB Chính Trị
Quốc Gia Sự Thật
2. Karl Marx (Tác giả), “Tư bản – Phê phán khoa kinh tế chính trị”, NXB Verlag von
Otto Meisner
3. V.I Lenin (Tác giả), "Chủ Nghĩa Quốc Gia và Chủ Nghĩa Xã Hội"

Trang | 24
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MAI LAN NHÓM 3_QTKD CLC 65

-------------------------------------------------------
Danh sách thành viên
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Phạm Ngọc Mai 11235906
2 Bạch Thị Hải Chi 11236803
3 Phùng Thị Ngọc Thanh 11237023
4 Lưu Minh Quân 11236861
5 Nguyễn Minh Anh 11236793
6 Đỗ Bùi Tùng Dương 11236808
7 Nguyễn Thanh Vân 11236475
8 Nguyễn Phương Thảo 11235300

Thông tin liên hệ:


 11235906@st.neu.edu.vn (Phạm Ngọc Mai)
 0981776128 (Phạm Ngọc Mai)

Trang | 25

You might also like