You are on page 1of 11

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I.Quy luật mâu thuẫn.......................................................................................2
1.Quy luật mâu thuẫn................................................................................2
2.Nội dung của quy luật mâu thuẫn...........................................................2
2.1 Các khái niệm................................................................................2
2.2 Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển......................3
2.3 Phân loại mâu thuẫn......................................................................4
3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn...............................4
II. “Một điều nhịn chín điều lành” là phương châm nói về giải pháp nên thực
hiện để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, ở cơ quan và đối với bạn bè
v.v.. Hãy dựa vào những kiến thức về quy luật mâu thuẫn để lý giải phương
châm này và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân........................................5
1. Lý giải phương châm “Một điều nhịn chín điều lành”........................5
2.Rút ra bài học cho cuộc sống bản thân...................................................6
2.1 Biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay
và giữ cho mọi thứ bình yên................................................................6
2.2 Bình tĩnh, thận trọng trong nhìn nhận sự việc...............................7
2.3 Nhẫn nhịn nhưng không nhẫn nhục...............................................8
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
MỞ ĐẦU
Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện
chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử. Thể hiện trong nghiên cứu và đánh
giá với các mặt vận động và phát triển. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Chỉ ra trong khác biệt về cơ
chế, hoạt động phản ánh. Nhưng trong tổng thể, lại đóng góp các ý nghĩa cho
vận động, phát triển chung. Cần thiết duy trì các mặt đối lập đó trên thực tế.
Có thể nói kho tàng tục ngữ của đất nước ta nhiều như số lượng nhân dân
đồng bào ta vậy. Có biết bao nhiêu câu tục ngữ đi theo năm tháng và trở thành
những bài học răn dạy của chúng ta. Một điều nhịn chín điều lành cũng là một
câu tục ngữ như thế. Câu tục ngữ “Một điều nhịn, chín điều lành” cho ta bài học
quý giá về cách xử thế. Trong cuộc sống, nếu biết nhường nhịn, mềm mỏng một
chút thì ta sẽ được mọi sự thuận lợi, yên ổn, an lành. Quan niệm xử thế trên giúp
ta bình tĩnh, thận trọng trong nhìn nhận sự việc. Việc bình tĩnh, thận trọng giúp
ta tránh được những phiền phức, mâu thuẫn không đáng có, đồng thời tạo cho ta
nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Sau đây em xin trình bày đề tài : “Một điều nhịn chín điều lành” là
phương châm nói về giải pháp nên thực hiện để giải quyết mâu thuẫn trong
gia đình, ở cơ quan và đối với bạn bè v.v.. Hãy dựa vào những kiến thức về
quy luật mâu thuẫn để lý giải phương châm này và rút ra bài học cho cuộc
sống bản thân.

1
NỘI DUNG
I.Quy luật mâu thuẫn
1.Quy luật mâu thuẫn
Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện
chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện
tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu
thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
2.Nội dung của quy luật mâu thuẫn
Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, mặt đối
lập. Phản ánh cho đặc điểm của vận động. Và phải có các hoạt động của mặt đối
lập mới có được sự phát triển. Từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân
chúng. Và các mâu thuẫn cứ tồn tại, phát triển trong chức năng độc lập của nó.
Và mang đến nét riêng khi không thể thiếu chức năng này.
Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự
vận động, phát triển. Các tính chất cần thiết được duy trì và vận động. Mang đến
giá trị tốt đóng góp. Và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới. Chính là các
giá trị vận động thể hiện theo chiều hướng tích cực.
2.1 Các khái niệm
Mặt đối lập: Mang đến sự thể hiện của các khía cạnh khác nhau. Thể hiện
với những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi
trái ngược. Nhìn trên các mặt đó, ta thấy được cơ chế hoàn toàn đối lập nhau
trong hoạt động. Chúng tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã
hội. Gắn với các sự vật, hiện tượng cụ thể.
Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có
tác động qua lại với nhau.Trong đó có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực,
nguồn gốc phát triển nhận thức.
Sự thống nhất của các mặt đối lập:
Là điểm chung được xác định trong chức năng đối với sự vật, hiện tượng. Chúng
nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau. Với các mặt khác

2
nhau đảm bảo quan trọng, cần thiết. Mang đến ý nghĩa và chức năng không thể
thiếu để sự vật, hiện tượng có thể vận động và phát triển. Sự tồn tại đó phải lấy
sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Hướng đến tính thống nhất chung trong
chức năng.
Tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Và mang đến sự tác
động, gắn kết của ý nghĩa chung. Ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển
hóa cho nhau. Đảm bảo hướng đến chức năng không thể tách rời.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập
Là sự mâu thuẫn trong hoạt động, cơ chế thực hiện. Với các tác động qua lại
theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau. Các mặt chính là sự ngược lại trong
vận hành của mặt kia. Nó mang đến các đấu tranh trong chức năng, ý nghĩa thực
hiện. Và phủ định lẫn nhau về nguyên tắc vận hành hay hoạt động.
Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng. Gắn với các
mặt thực tế tồn tại trong sự vật, hiện tượng. Tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại
của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất. Xét với bản
chất, cách thức hay cơ chế của các mặt đó. Mang đến bản chất của chức năng và
vận hành trong sự vật, hiện tượng.
2.2 Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển
Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động
khác nhau
Thống nhất mang đến cộng hưởng trong ý nghĩa chung. Nhưng đấu tranh lại
mang đến các thể hiện riêng biệt, triệt tiêu mặt còn lại. Qua đó, mang đến các
vận động đi lên để chứng minh của từng mặt. Cũng là tất yếu nếu không muốn
bị loại bỏ.
Sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau. Luôn phản ánh
đồng thời gắn với thời điểm cụ thể. Và với sự vật, hiện tượng trong vận động,
phát triển theo thời gian.
Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt
đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

3
Mâu thuẫn ban đầu hình thành chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Phản ánh với
chức năng cần thiết phản ánh. Tuy nhiên ngày càng lớn lên và rộng trở thành đối
lập. Theo sự khẳng định theo thời gian của vận động với chiều hướng đi lên.
Cũng là sự cần thiết và bảo đảm để thể hiện chức năng của các mặt.
Dần dần, các mặt đối lập có xung đột gay gắt. Tự chuyển hóa lẫn nhau và mâu
thuận được giải quyết. Khi đến giai đoạn với tính chất nhất định, tiếng nói chung
được hình thành. Mang đến hiệu quả thể hiện đảm bảo cho các mặt trong ý
nghĩa của nó.
Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.
Các phát triển khiến tiếng nói chung không được tìm thấy. Dần hình thành sự
đối lập nghiêm trọng và khã biệt hơn. Các mặt đối lập tất yếu sẽ có đấu tranh.
Không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng. Song song với các
tính chất thể hiện của đấu tranh để bài trừ lẫn nhau. Cũng như các tác động qua
lại trong tác động lên sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.
2.3 Phân loại mâu thuẫn
Dựa vào quan hệ của sự vật, hiện tượng được xem xét. Có mâu thuẫn bên
trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật. Có mâu thuẫn cơ
bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Dựa vào vai trò của mâu thuẫn ở 1 giai đoạn nhất định. Có mâu thuẫn chủ
yếu, mâu thuẫn thứ yếu.
Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích. Có mâu thuẫn đối kháng và mâu
thuẫn không đối kháng.
3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn
Để nhận thức được ban chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải
pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật.

4
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực
tiễn.
Bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động, phát
triển, có tính khách quan phổ biến.
II. “Một điều nhịn chín điều lành” là phương châm nói về giải pháp nên
thực hiện để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, ở cơ quan và đối với bạn
bè v.v.. Hãy dựa vào những kiến thức về quy luật mâu thuẫn để lý giải
phương châm này và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân.
1. Lý giải phương châm “Một điều nhịn chín điều lành”
“Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối
xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản
kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết
êm đẹp.
“chín điều lành”: sự bình yên, an lành.
Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi
con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay
và giữ cho mọi thứ bình yên.
Giải thích nghĩa của câu nói“ Một điều nhịn là chín điều lành” có nghĩa
trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ gặp những câu chuyện những lời nó chướng
tai gai mắt, là cho ta cảm thấy buồn phiền, giận dữ nhưng trong những lúc như
thế, nếu chúng ta nhẫn nhịn, nhún nhường thì mọi chuyện sẽ êm đẹp.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có vô vàn những loại người khác nhau.
Bạn sẽ phải gặp gỡ họ trong công việc, trong cuộc sống thế nên chúng ta luôn có
nhiều mối quan hệ khác nhau. Có những mối quan hệ chúng ta cần phải “dĩ hòa
vi quý” mới có thể thuận lợi hơn trong công việc. Thế nên ai cũng phải học tính
kiềm chế cơn giận và nghe theo những lời răn dạy quý báu của cha ông ta,
những thế hệ đi trước.

5
Ở thời đại xã hội phát triển hiện đại, con người càng phải biết quý trọng
và học tập những giá trị tinh thần, bài học về cuộc sống mà ông cha ta – những
thế hệ đi trước đã để lại. Đó là triết lý sống, cách đối nhân xử thế để chúng ta có
một cuộc sống thật ý nghĩa. “Nhịn” là một yếu tố giúp bạn làm chủ cảm xúc của
bản thân tốt hơn, giúp gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui và bản thân bạn cũng
sẽ nhận được sự yêu quý từ mọi người. Nhịn không phải là nhục nhã mà nhịn là
để chúng ta làm được nhiều việc lớn, nếu không thể nhẫn nhịn bạn khó có thể
thành công.
2.Rút ra bài học cho cuộc sống bản thân.
2.1 Biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ
cho mọi thứ bình yên.
Xưa nay, cuộc sống bao giờ cũng đa dạng và phức tạp. Con người không
sống đơn lẻ mà sống trong cộng đồng, tập thể, với rất nhiều mối quan hệ xã hội
khác nhau. Cuộc sống luôn vận động đi lên là động lực lôi cuốn con người, mà
con người lại là chủ thể của cuộc sống nên cần phải đấu tranh để sinh tồn và
phát triển. Muốn vậy, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau, cần xác định
được mâu thuẫn nào là cơ bản, là chủ yếu, để tìm ra cách giải quyết tốt nhất,
tránh rạn vỡ, tổn thất. Như vậy, nhịn vừa là cách sống, phẩm chất sống, vừa là
phương pháp ứng xử quan trọng ở đời.
Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc chịu đả kích, khó
giữ bình tĩnh cho bản thân. Để bộc lộ sự nóng giận thì dễ nhưng để kiểm soát nó
thì khó. Để khuyên nhủ chúng ta biết bình tĩnh, ông cha ta đã có câu tục ngữ:
“Một điều nhịn chín điều lành”. Một là số ít. Một điều nhịn ám chỉ trong nhiều
trường hợp, khi ta nóng nảy, giận giữ hãy cố gắng giữ bình tĩnh một chút, im
lặng một chút để khi cơn giận nguôi ngoai ta sẽ có cách giải quyết êm đẹp nhất.
Những lời nói, quyết định vội vã trong lúc nóng giận sẽ mang đến nhiều hậu quả
khôn lường cho con người. Chín là số nhiều. Chín điều lành chỉ những sự bình
yên, an lành trong cuộc sống. Câu nói khuyên nhủ con người chỉ cần bỏ bớt cái
tôi một chút, biết nhẫn nhịn trong cơn giận một chút ta sẽ có được sự an lành,

6
tránh được những hậu quả xấu không đáng có. Cơn nóng giận trong cuộc sống
chúng ta ai cũng gặp phải. Người khôn ngoan là người biết im lặng đúng lúc,
biết suy nghĩ sâu xa rồi mới đưa ra quyết định. Bộc phát cơn nóng giận là bản
năng của con người nhưng kiểm soát được nó lại là bản lĩnh, là cả một quá trình
luyện tập mà không phải ai cũng có thể làm được.
Đôi khi bản thân sự nhường nhịn đến từ sự vị tha và bao dung, bởi đức
tính này sẽ là nền tảng cho cách xử sự văn minh của con người trong cuộc sống.
Và thực tế đã chứng minh rằng chỉ người có bản lĩnh, lòng khoan dung mới có
thể nhẫn nhịn, nhường nhịn người khác và có được thành công hơn người. Tuy
nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống với bản năng, hay nóng giận và
thể hiện thái độ quá đà với người khác gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Lại có
những người nhầm lẫn sự nhường nhịn với nhu nhược, hèn nhát, không dám đấu
tranh chống lại cái ác, cái phi lí,… Những trường hợp này đều đáng bị chê trách
và cần thay đổi suy nghĩ cũng như cách hành xử của mình. Nhường nhịn cũng là
cả một nghệ thuật sống mà con người phải nỗ lực học tập, luyện tập rất nhiều
mới có thể áp dụng được vào cuộc sống. Hãy học cách nhịn ngay từ hôm nay để
có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.2 Bình tĩnh, thận trọng trong nhìn nhận sự việc
Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc,
tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô
xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng
không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng
cái ác, cái phi lí.
Trong cuộc sống đôi khi có nhiều chuyện phát sinh, con người không phải
ai cũng giữ được bình tĩnh cho bản thân để mọi chuyện có thể tiếp tục xảy ra êm
đẹp. Khi bước chân ra ngoài cuộc sống, bạn tiếp xúc nhiều người hơn là những
người thân như cha mẹ, anh em – những người vốn đã yêu thương và nhường
nhịn bạn từ trước. Chúng ta cần có cái nhìn tổng quan mọi sự vật, sự việc để cư
xử đúng đắn, không nên để suy nghĩ của bản thân để xảy ra tranh cãi hay xô xát

7
không đáng có “ dĩ hòa vi quý”. Khi bạn làm việc với một tập thể mà không
nhường nhịn người khác, luôn giữ quan điểm của bản thân, dù cho quan điểm đó
đúng đi chăng nữa cũng sẽ tạo cho tập thể một tinh thần không đoàn kết, lục
đục. Bạn chỉ cần nhẫn nhịn, lắng nghe và khuyên giải sẽ có một kết cục tốt hơn
rất nhiều. Có những mối quan hệ trong cuộc sống cũng cần sự nhẫn nhịn từ một
bên để tiếp tục mối quan hệ ấy.
Người biết nhường nhịn là người khôn ngoan, dù cho ai có nói xấu thì vẫn
im lặng và chứng tỏ cho biết rằng mình không phải như vậy bằng cách làm tốt
những công việc của mình. Chỉ có những điều bức xúc quá thì chúng ta mới nên
nói ra để giải quyết tránh gây hiểu lầm, nhưng cần giải thích với thái độ ôn hòa
nhã nhặn. Điều này thể hiện được bạn là người có văn hóa và biết cách ứng xử
chứ không phải giải quyết bằng nắm đấm. Nhịn ở đây không có nghĩa là nhu
nhược đâu các bạn nhé mà là cách ứng xử khôn ngoan để chúng ta biết rằng
mình không phải là người không biết điều.
Trong xã hội thì bạn cần có những mối quan hệ với xã hội, bạn bè, đồng
nghiệp. Thông qua những lời động viên. Cũng nhau sẽ chia những ông việc giúp
đỡ nhau, không chỉ có vậy mà bạn còn nên lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và
luôn giữ thái độ hòa nhã khi đối thoại, tránh đối đầu để tăng cường sức mạnh tập
thể nhằm thực hiện mục đích và lí tưởng chung. Thì đó là một điều cần thiết để
giúp bạn có thể tạo được nhẫn nhịn của mình trong xã hội.
2.3 Nhẫn nhịn nhưng không nhẫn nhục
Phải công nhận rằng khi gặp chuyện tranh chấp, nhường một bước là mở
ra một cơ hội làm hòa và hóa giải khúc mắc. Thế nên, người xưa mới
khuyên “Một điều nhịn chín điều lành”. Khi chúng ta bình tĩnh suy xét, mọi
chuyện đều có thể giải quyết theo một cách thấu đáo và hạn chế tối đa thiệt hại
của nó. Còn cứ mất hết lý trí, ăn thua đủ với người thì không khéo lại vỡ lỡ thêm
chuyện, hối hận cũng đã muộn màng. Người biết nóng giận hay hơn thua thì đầy
ra đó, nhưng người hiểu được nhường nhịn sẽ mang lại giá trị mới đáng để khâm
phục.

8
Tuy nhiên, chữ “nhịn” là đa nghĩa. Chúng ta phải hiểu rõ bản chất của nó
và áp dụng tùy hoàn cảnh cho phù hợp. “Nhịn” ở đây là nhẫn nhịn chứ không
phải là nhịn nhục. Chúng ta là những con người văn minh, cư xử theo truyền
thống và đạo lý. Chúng ta hoàn toàn có thể nhường nhịn đối với những người
thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu chuyện nhưng thái độ luồn cúi thì không. Tuyệt
đối không khoan nhượng với những chuyện trái với luân thường.

9
KẾT LUẬN
Quy luật mâu thuẫn là một quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật
và biện chứng duy vật lịch sử nhằm khẳng định rằng: Mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên đều có sự tồn tại cũng như mâu thuẫn từ bên trong. Quy luật mâu
thuẫn còn có tên gọi khác là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập.
gian. Tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm sống, thái độ ứng xử của cha ông.
Câu tục ngữ “Một điều nhịn, chín điều lành” cho ta bài học quý giá về cách xử
thế. Trong cuộc sống, nếu biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút thì ta sẽ được
mọi sự thuận lợi, yên ổn, an lành. Quan niệm xử thế trên giúp ta bình tĩnh, thận
trọng trong nhìn nhận sự việc. Việc bình tĩnh, thận trọng giúp ta tránh được
những phiền phức, mâu thuẫn không đáng có, đồng thời tạo cho ta nhiều thuận
lợi trong cuộc sống. Có nhiều tấm gương xử thế đúng đắn: ta có bạn tốt nhưng
tính tình nóng nảy. Khi bạn nóng giận, thiếu kiềm chế, ta cần nhịn bạn, chờ bạn
hết nóng giận để khuyên can, nói điều phải trái … Cũng cần phân biệt nhường
nhịn không có nghĩa là hèn nhát: bị áp bức mà nhịn nhục, thấy điều đúng mà
không dám bênh vực, không dám chống lại cái xấu. Cần bình tĩnh, nhẫn nại,
khiêm tốn trong quan hệ hằng ngày nhưng phải biết đấu tranh bảo vệ cải đúng,
cái cao cả.

10

You might also like