You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật
về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận
dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

Họ và tên : Nguyễn Quỳnh Nhi

MSSV : 31221025637

Lớp : ADC07

Mã lớp học phần : 23D1PHI51002307

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Kiên


TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 03 năm 2023
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU...................................................................................................................3

B. NỘI DUNG................................................................................................................3

Phần 1: Lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận

động và phát triển...............................................................................................................3

1. Khái niệm mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng.............................................................3

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập – nguồn gốc, động lực của sự

vận động và phát triển..........................................................................................................4

2.1. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập...............................................................4

2.2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn về nguồn gốc và động lực của

sự phát triển..........................................................................................................................5

Phần 2: Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân...........5
A. MỞ ĐẦU

Vận động và phát triển là xu hướng tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy việc
hiểu rõ về lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự phát triển
và vận dụng chúng vào trong thực tiễn cuộc sống là cực kì quan trọng.

B. NỘI DUNG

Phần 1: Lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển

Phép biện chứng duy vật bao gồm ba quy luật cơ bản là: quy luật lượng – chất; quy
luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định.
Trong đó quy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật đó là nguồn
gốc và động lực của sự vận động và phát triển.

1. Khái niệm mặt đối lập và mâu thuẫn biện chứng

Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề để tồn tại của nhau trong một sự vật, trong một
quan hệ. Ví dụ như điện tích âm và điện tích dương bên trong một nguyên tử, quá trình
đồng hoá và dị hoá bên trong cơ thể người,…
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh
và chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mẫu thuẫn có tính chất: khách quan, phổ biến
và tính đa dạng, phong phú. Tính khách quan, phổ biến của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ
mọi sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực trong thế giới đều chứa đựng trong mình các
mặt đối lập, chúng tạo thành mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng đó, tồn tại một cách
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Còn tính đa dạng, phong phú của
mâu thuẫn được biểu hiện ở chỗ, mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm
nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ
thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển
của sự vật. Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính
chất khác nhau.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập – nguồn gốc, động lực của
sự vận động và phát triển

Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nguồn
gốc của sự phát triển là những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật. Khi mâu thuẫn giữa
những mặt đối lập này trở nên gay gắt và khi đủ điều kiện thì chúng sẽ bài trừ, chuyển
hoá lẫn nhau để cho mâu thuẫn được giải quyết dẫn đến sự phát triển. Quá trình liên tục
giải quyết những mâu thuẫn đó tạo ra sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật.

2.1. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Thống nhất của các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các mặt
đối lập. Các mặt đối lập có mối quan hệ ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn
nhau, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của chính mình. Giữa các
mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố
giống nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các
mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc
vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu
tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện,
tạm thời.
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển
hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng,
tuỳ thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như vào những điều kiện lịch sử, cụ thể.
Sự tác động qua lại dẫn đến sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới
xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai
mặt đối lập mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ
chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
được hình thành. Quá trình hình thành và quá trình tác động, chuyển hoá giữa hai mặt đối
lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Như vậy, sự
liên hệ, tác động và chuyển hoá giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển của thế giới.

2.2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn về nguồn gốc và động
lực của sự phát triển.
Thứ nhất, vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, cho nên, trong
hoạt động thực tiễn phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn; từ đó nhận thức và
giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể.
Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất bên
trong sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn, cần phải biết phân tích cụ thể một
mâu thuẫn cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp.
Đối với từng loại mâu thuẫn cụ thể, cần có giải pháp giải quyết cụ thể, phù hợp.
Cuối cùng, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập, không điều hoà, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn; song cũng không nóng
vội, chủ quan, tuyệt đối hóa đấu tranh của hai mặt đối lập mà bỏ qua sự thống nhất vốn
có của chúng. Trong thực tiễn, cần chủ động, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo trong giải
quyết từng mâu thuẫn cụ thể trong những điều kiện cụ thể, nhất là có thể và cần phải
biết khai thác và vận dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp
kết hợp biện chứng các mặt đối lập.
Phần 2: Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân

Đầu tiên, cần phải nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của mâu thuẫn
trong đời sống. Mâu thuẫn luôn luôn tồn tại bên trong mỗi người, và điều ta cần làm là
tôn trọng sự tồn tại của chúng bởi lẽ chỉ khi có mâu thuẫn thì sự phát triển mới được
hình thành. Đồng thời, xác định những mâu thuẫn tồn tại bên trong bản thân để tiến
hành giải quyết chúng và tạo động lực cho sự phát triển của bản thân.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa
dạng. Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại
của sự vật, hiện tượng. Không ngoại lệ, em tự nhận thấy có rất nhiều mâu thuẫn tồn tại
bên trong bản thân mình. Và có lẽ mâu thuẫn quan trọng, chủ yếu và ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của em đó là mâu thuẫn giữa mong muốn thay đổi bản thân và sự
lười biếng, trì hoãn. Đây là một mâu thuẫn thường trực, xuất hiện thường xuyên. Em
luôn đặt mục tiêu và mong muốn có thể phát triển bản thân mình để trở thành một
phiên bản tốt hơn từng ngày. Em đã có dự định học tiếng anh, dậy sớm để tập thể dục
tăng cường sức khoẻ hay đi ra ngoài trải nghiệm cuộc sống,.. nhưng tất cả đều không
thể kéo dài được lâu hay thậm chí chưa thể bắt đầu. Và nguyên nhân chủ yếu đó là sự
lười biếng và trì hoãn của bản thân em. Em vẫn luôn tự nhủ rằng bản thân phải cố
gắng, nỗ lực để hành động, song em lại không thể chiến thắng được chính bản thân
mình. Mâu thuẫn đó đang tồn tại bên trong em và có lẽ sự lười biếng và trì hoãn đang
trở nên thắng thế.
Hiểu được điều đó, em biết rằng đã đến lúc mặt đối lập còn lại nên lên ngôi, sự
lười biếng và trì hoãn nên nhường chỗ cho mong muốn phát triển bản thân được thực
hiện sứ mệnh của chính mình. Song, sự lười biếng và trì hoãn là bản năng của mỗi con
người, do đó nó sẽ chẳng thể nào biến mất hoàn toàn và mâu thuẫn này sẽ vẫn tồn tại.
Sự tồn tại của mâu thuẫn trên và quá trình không ngừng cố gắng giải quyết mâu thuẫn
sẽ là nguồn gốc và động lực cho sự phát triển của bản thân em. Bởi lẽ chỉ khi có sự đấu
tranh gay gắt giữa khát vọng phát triển bản thân và sự lười biếng, trì hoãn mới khiến
em có động lực hơn trên con đường thực hiện hoá ước mơ của mình, mỗi một lần mong
muốn phát triển bản thân thắng thế là một lần em được khẳng định, động viên và tiếp
thêm sức mạnh rằng những nổ lực của em đã và đang có hiệu quả. Sự tồn tại của mặt
lười biếng và trì hoãn là hồi chuông cảnh tỉnh cho chính em mỗi khi không còn động
lực cố gắng, bởi vì em biết rằng, nếu mình dừng lại thì mâu thuẫn sẽ phát triển theo
chiều hướng tiêu cực và những nổ lực trước đó của mình sẽ trở nên vô ích. Điều mình
cần làm là phải không ngừng nỗ lực, cố gắng giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng
tích cực để bản thân luôn có động lực để ngày càng phát triển, tiến bộ hơn nữa.
Thứ hai, mâu thuẫn là tiền đề cho sự vận động và phát triển của mọi sự vật và
hiện tượng, chính vì vậy ngoài việc cố gắng, nổ lực giải quyết những mâu thuẫn hiện
có thì chúng ta cũng cần phải bổ túc thêm nhiều mâu thuẫn mới để tạo ra động lực cho
sự phát triển. Với em, em tự nhận thấy bản thân của hiện tại cần phải bổ túc thêm hai
mâu thuẫn chủ yếu, đó là mâu thuẫn giữa sở thích mua sắm và việc chi tiêu tiết kiệm
cũng như mâu thuẫn giữa trách nhiệm học tập và việc vui chơi, giải trí. Đây là hai mẫu
thuẫn liên quan đến những vấn đề thiết yếu và quan trọng nhất đối với một sinh viên xa
nhà như em, đang tập sống tự lập và tập quen dần với viêc rời xa vòng tay bảo bọc của
ba mẹ để bước vào đời.
Thứ ba, sau khi xác định được mâu thuẫn mới cần được hình thành thì bước tiếp
theo mà em cần làm đó chính là tiến hành giải quyết mâu thuẫn cũ, bổ túc thêm những
mâu thuẫn mới để bản thân có thể không ngừng phát triển và tiến xa hơn trên hành
trình sắp tới.
Tóm lại, mâu thuẫn là một tồn tại không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
người, chúng ta cần thừa nhận, tôn trọng sự tồn tại của chúng, từ đó tiến hành phân
tích, giải quyết mâu thuẫn cũ đồng thời bổ túc thêm những mâu thuẫn mới. Cứ như
vậy, không ngừng giải quyết mâu thuẫn, không ngừng vận động và phát triển để hướng
tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin do trường Đại học Kinh tế TP
HCM xuất bản.

You might also like