You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề tài: Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Kiên


Sinh viên thực hiện: Ngụy Hoàng Bảo Trâm
Ngày sinh: 20/03/2004
Lớp: ADC04
MSSV: 31221021801

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2022


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………...1
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ NGUỒN
GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
1.1 QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI
LẬP…………………………………………………………………………….2
1.2 KHÁI NIỆM………………………………………………………………..2
1.3 TÍNH CHẤT VÀ QUI LUẬT VẬN ĐỘNG CỦA MÂU THUẪN………..3
1.4 Ý NGHĨA…………………………………………………………………..4
PHẦN 2: VẬN DỤNG…………………………………………………………4
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời
gian (khoảng giữa thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Xét về khía cạnh nguồn gốc nhận thức, Triết học chỉ ra
đời khi nhận thức con người phát triển ở một mức độ và một trình độ nhất định.
Xét về khía cạnh nguồn gốc xã hội, Triết học chỉ ra đời khi xã hội đạt được mộ
trình độ nhất định và tương ứng với việc ra đời chế độ chiếm hữu nô lệ.
Vậy Triết học là gì ? Nhiều quan niệm triết học khác nhau trong Triết học
đã được phát triển ngay ở thời hiện đại. Ở phương Đông, người Trung Quốc coi
triết học là sự tìm kiếm nguồn gốc của đối tượng, là sự thấu hiểu bản chất của
sự vật, vấn đề. Người Ấn Độ hiểu “triết học là con đường suy ngẫm để dẫn dắt
con người đến với lẽ phải (Dar’sân)”. Ở phương Tây, người Hy Lạp quan niệm
triết học là philosophia ( yêu mến sự thông thái ). Với người Hy Lạp cổ đại,
triết học vừa mang ý nghĩa lý giải thế giới, hướng suy nghĩ và hành động, đồng
thời đề cập đến khát khao tìm sự thật của con người. Nhân loại có những ý
kiến trái ngược nhau xung quanh quan điểm triết học vì triết học là hệ tri thức
lý luận tổng quát nhất của con người đối với thế giới, về bản thân con người
và các địa vị, nhiệm vụ của con người trong xã hội.
Trong Triết học, phép biện chứng duy vật là nội dung có tầm quan trọng
đặc biệt, mang tính quyết định tới sức sống bất diệt của triết học Mác-Lênin nói
riêng, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung bởi chức năng phương pháp luận phổ
biến của nó cho mọi hoạt động chủ thể. Trong đó, hạt nhân của phép biện
chứng duy vật chính là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
thể hiện bản chất, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự phát triển, vận động
của sự vật hiện tượng.

1
B.NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ NGUỒN
GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
Phép biện chứng là khái niệm dùng để chỉ học thuyết về sự vận động, biến
đổi, phát triển và sự tác động, chuyển hóa của thế giới vạn vật, bao gồm một hệ
thống các quan điểm, tư tưởng biện chứng nhất định.
Ba hình thức cơ bản của phép biện chứng: phép biện chứng cổ đại, phép
biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật, trong đó phép
biện chứng duy chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất.
Phép biện chứng duy vật bao gồm ba quy luật cơ bản là: quy luật chuyển
hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định, Trong đó, quy luật
mâu thuẫn, cụ thể là quy luật thống nhát và đấu tranh các mặt đối lập là nguồn
gốc của động lực và phát triển.
1.1 Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
Quy luật có vai trò thể hiện bản chất của phép biện chứng, là hạt nhân của
phép biện chứng, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật-vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển.
1.2 Các khái niệm
- Mặt đối lập là một phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt có những đặc
điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại
một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt đối lập
này nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện
chứng.
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu
tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoạc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.
Dựa vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn
được chia thành mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản. Căn cứ vào vai trò
của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi
giai đoạn nhất định, có thể chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

2
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn
được chia thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Xét về tính chất
của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một
giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng.
1.3 Tính chất và qui luật vận động của mâu thuẫn
1.3.1 Tính chất
Mâu thuẫn biện chứng có các tính chất: tính khách quan, tính phổ biến và
tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của mâu thuẫn thể hiện ở chỗ nó là cái vốn có trong sự
vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng.
Tính phổ biến của mâu thuẫn được thể hiện ở chỗ nó tồn tại trong tất cả mọi
sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ, mỗi sự vật, hiện
tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện
khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai
trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.
1.3.2 Qui luật vận động mâu thuẫn đấu tranh
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác
nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng
cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn
nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt
kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Đồng thời, nó còn là sự đồng nhất của các mặt
đối lập; là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau
của các mặt đối lập với các hình thức đấu tranh đa dạng, phong phú, tùy thuộc
vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Không chỉ dừng lại ở đó, các mặt đối lập còn có mối liên hệ vừa thống nhất
vừa đấu tranh lẫn nhau. Mối quan hệ đó thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự

3
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau. Không có sự
thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu
tranh là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh
của các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng
rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai
chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có
những điều kiện nhất định.
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
Thứ nhất, trong hoạt động thực tiễn phải nhận rõ tính khách quan của các
mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Từ đó, các mâu thuẫn
được nhìn nhận và giải quyết đúng đắn dựa trên những điều kiện khách quan
cụ thể. Vì vậy, muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra những mặt đối lập tồn
tại trong sự thống nhất của các sự vật, hiện tượng
Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn, cần phải biết phân tích cụ thể
một mâu thuẫn cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho
phù hợp. Đối với từng loại mâu thuẫn cụ thể, cần có giải pháp giải quyết vấn đề
cụ thể, phù hợp.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh
giữa các mặt đối lập, không điều hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn; song song
cũng không nóng vội, chủ quan tuyệt đối hóa đấu tranh của hai mặt đối lập mà
bỏ qua sự thống nhất vốn có của chúng. Trong thực tiễn, cần chủ động, mềm
dẻo, linh hoạt hoạt và sáng tạo trong đó giải quyết từng mâu thuẫn cụ thể trong
những điều kiện cụ thể, nhất là có thể và cần phải biết khai thác thác và vận
dụng hiệu quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp kết hợp biện
chứng các mặt đối lập.
PHẦN 2: VẬN DỤNG
Như đã đề cập, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự
phát triển. Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải
quyết các mâu thuẫn tồn tại bên trong sự vật, hiện tượng. Từ đó làm cho sự vật,
hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Trong cuộc sống, mâu thuẫn đến

4
từ việc tranh luận cách thức thực hiện một dự án nhóm hay các mâu thuẫn trong
quan điểm của mỗi người về vấn đề sống thử trước hôn nhân,… Những mâu
thuẫn đó chính là các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
Quá trình học tập của sinh viên là quá trình tích lũy các kiến thức, từ đó áp
dụng vào lao động, vào thực tiễn cuộc sống để tạo thu nhập nuôi sống bản thân,
tạo ra niềm vui giúp cho cuộc sống có ý nghĩa. Chính vì thế quá trình học tập
của sinh viên cũng chịu sự tác động của qui luật mâu thuẫn. Mâu thuẫn của tôi
là sự phân vân giữa việc tập trung học, rèn luyện kĩ năng và vui chơi, kết bạn.
Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là học tập và mâu thuẫn thứ yếu là vui chơi, kết
bạn. Mâu thuẫn đối với tôi còn là lựa chọn giữa việc ở lại trường học thêm các
ký năng mới và về quê sum vầy bên gia đình.
Khi đối mặc với các vấn đề này, đầu tiên bản thân tôi phải tôn trọng mâu
thuẫn. Tôi luôn tìm cách để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối
lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển của mâu thuẫn, tìm ra
những điểm mạnh và hạn chế của các mặt trong mâu thuẫn. Từ đó cân nhắc các
yếu tố được và mất và chọn ra hướng đi phù hợp nhất với năng lực và mong
muốn của bản thân.
Tiếp đến, bản thân tôi không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn mà
trực tiếp đối đầu với nó. Trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức, khi gặp các
vấn đề khó hoặc không nắm bắt kịp, tôi đã chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu
trên mạng, hoặc hỏi bạn bè, các anh chị đã có kinh nghiệm đối với kiến thức đó.
Nếu như cảm thấy bản thân vẫn chưa đạt đến kết quả mà mình mong muốn, tôi
sẽ trực tiếp hỏi giảng viên và nhờ giảng viên hướng dẫn lại bài để nắm vững
kiến thức. Bên cạnh đó, tôi cũng không nên ngại việc học thêm, học bổ sung để
củng cố và trau dồi kiến thức của mình. Đồng thời chia sẻ các kiến thức mà
mình có cho các bạn cũng là hình thức giúp tôi củng cố cố kiến thức.
Việc vận dụng quy luật mâu thuẫn để liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo
trong tri thức cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Cuộc sống
tiên tiến luôn đổi mới và phát triển không ngừng, chính vì thế nếu không muốn
thụt lùi so với thời đại, bản thân của tôi cũng phải luôn trau dồi đổi mới bản
thân, không ngừng sáng tạo để bắt kịp xu hướng. Đồng thời, quy luật mâu thuẫn

5
cũng buộc tôi phải biết bác bỏ những điều lạc hậu, không phù hợp và tiếp cận
những tri thức tiên tiến, hiện đại. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền
tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận.

D. TÀI LIỆU THAM KHAO


1. Tài liệu hướng dẫn học tập môn Triết học Mác - Lênin, NXB Kinh tế
Tp.HCM (2022)
2. Wikipedia Việt Nam

You might also like