You are on page 1of 10

Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN

HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Ngày kiểm tra: 07/04/2024

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Khắc Lợi


Mã số sinh viên: 2321001568
Mã lớp sinh viên: 24111802047738 1. Mã
Bài làm gồm: 10 trang

Điểm Cán bộ chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1: Tìm hiểu về Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân của
phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của
phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển. Theo
V.I. Lênin, “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của
các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng,...”
I. Nội dung của quy luật:
a) Mặt đối lập:
Mặt đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, khuynh hướng trái ngược nhau
nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên.
VD: Sự thiện và ác bên trong mỗi con người.
b) Mâu thuẫn biện chứng:

1
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt mặt đối lập.
VD: Mâu thuẫn giữa cá nhân và nhóm xuất hiện khi có sự khác biệt về lợi ích hoặc quan
điểm không phù hợp, ví dụ như trong một nhóm, hầu hết mọi người đồng ý với một quan
điểm chung, nhưng chỉ có một số cá nhân có ý kiến khác biệt.
* Tính chất của mâu thuẫn:
Các mâu thuẫn mang tính khách quan và phổ biến. Khách quan vì mâu thuẫn là cái vốn có
trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cả các lĩnh vực; mâu thuẫn có tính phổ biến
vì thế giới sự vật hiện tượng rất đa dạng về nội dung cũng như hình thức, do đó mâu thuẫn
cũng rất đa dạng và phức tạp. Mỗi sự vật, mỗi lĩnh vực khác nhau thì có những mâu thuẫn
khác nhau và ngay bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn.
* Phân loại mâu thuẫn:
1. Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng:
 Mâu thuẫn cơ bản
 Mâu thuẫn không cơ bản
2. Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng:
 Mâu thuẫn chủ yếu
 Mâu thuẫn thứ yếu
3. Căn cứ vào quan hệ giữa cái mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng:
 Mâu thuẫn bên ngoài
 Mâu thuẫn bên trong
4. Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản:
 Mâu thuẫn đối kháng
 Mâu thuẫn không đối kháng
c) Sự thống nhất và đấu tranh giữa cái mặt đối lập:
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ,
phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập
Thứ nhất: Các mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt
kia.

2
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

Thứ hai: Các mặt đối lập cân bằng nhau, thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình
thành và cái cũ chưa mất hẳn.
Thứ ba: Giữa các mặt đối lập còn có sự tương đồng nên có thể chuyển hóa lẫn nhau.
=> Ta nhận thấy sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ mang tính tương đối. Sự đấu tranh
có tính tuyệt đối (gắn với sự tự thân vận động của sự vật hiện tượng), là nguồn gốc làm
biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
II. Ý nghĩa phương pháp luận:
 Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng, từ đó
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan.
 Thứ hai, phân tích cụ thể mâu thuẫn và đề ra phương pháp giả quyết mâu thuẫn đó.
 Thứ ba, nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng cách đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
* Ví dụ chứng minh về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội: Việc sử
dụng phương tiện giao thông đối với mục tiêu bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, các thành phố lớn đang ngày
càng mở rộng quy mô kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn, đồng nghĩa với việc này là nhu
cầu đi lại của người dân tăng lên. Việc sử dụng phương tiện giao thông chẳng hạn như xe
máy, xe hơi, máy bay, tàu hỏa,... để đáp ứng nhu cầu di chuyển nhanh gọn, thuận tiện của
người dân, tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này cũng
thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất, du lịch và các dịch vụ khác có liên
quan. Nhưng song song với đó, việc gia tăng sử dụng phương tiện giao thông tác động to
lớn môi trường - một trong những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội hiện nay bởi sự ô
nhiễm môi trường từ khí thải của các phương tiện giao thông và ô nhiễm tiếng ồn do hoạt
động đi lại của con người ngày càng tăng và việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất và
sử dụng phương tiện cá nhân mâu thuẫn với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Hai điều này hoàn toàn trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau tuy nhiên nó lại tồn tại
rất thống nhất.

3
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

* Nhận xét về ý thức, tinh thần tập thể của các bạn sinh viên trong lớp mình đang
học, từ đó nêu ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy ý thức, tinh thần tập thể của
bản thân.
Tuổi 18 là độ tuổi mà tôi mang trong mình những hoài bão và ước mơ nhất định của bản
thân. Ngày tôi nhận được thư trúng tuyển của trường Đại học Tài chính – Marketing thì
hoài bão của tôi càng ngày càng lớn dần hơn khi đã xác định được rõ mục tiêu của mình
thông qua ngành mà tôi đã chọn. Tuy nhiên, Sài Gòn cho tôi có cơ hội được gặp gỡ những
người bạn đến từ khắp vùng miền, mặc dù mới gắn bó với nhau trong khoảng thời gian
ngắn nhưng mọi người rất gắn bó với nhau mà không hề có một khoảng cách vùng miền
nào. Hệ đào tạo tôi lựa chọn là hệ “Tích hợp” nên sẽ được đồng hành cùng với ngôi nhà
TH_23DMC03 suốt chặng đường đại học là 4 năm. Việc này đòi hỏi rằng lớp phải có sự
thống nhất về tinh thần đoàn kết, các bạn sinh viên trong lớp thường xuyên giúp đỡ nhau
trong học tập, chia sẻ tài liệu, kinh nghệm, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp có khăn. Bên cạnh đó,
việc tham gia tích cực các hoạt động tập thể, các hoạt động văn nghệ, tình nguyện cũng
giúp lớp trở nên thân thiết, gần gũi và thống nhất hơn. Đặc biệt hơn, các bạn còn rất có ý
thức về việc giữ gìn vệ sinh lớp học, và điều đó còn đặc biệt hơn khi lớp luôn tổ chức
những buổi vệ sinh phòng học vào mỗi cuối buổi học. Tuy nhiên việc rất nhiều người tồn
tại trong cùng một lớp học cũng sẽ tạo ra những mâu thuẫn với nhau giữa các cá thể chẳng
hạn như các thành viên trong lớp mâu thuẫn với nhau về sự bất đồng quan điểm với nhau
về một sự kiện mà lớp sắp sửa tham gia, hay thậm chí bất đồng quan điểm trong lúc làm
việc nhóm, mâu thuẫn giữa ban cán sự với thành viên khác trong lớp và cũng không thể
tránh khỏi việc các thành viên trong lớp hiểu lầm nhau khi chưa tiếp xúc, nói chuyện với
nhau. Với slogan của trường “Sáng tạo - Khác biệt - Hiệu quả - Bền vững”, việc giữ một
lớp học trở nên đoàn kết là việc rất quan trọng đối với chính bản thân nói riêng và tập thể
lớp nói chung, sự đoàn kết, thống nhất đó cũng sẽ rất cần được tăng cường và phát huy
theo thời gian thông qua việc tự bản thân mình tăng cường giao tiếp để thấu hiểu, chia sẻ
với nhau và gắn kết giữa các thành viên trong lớp. Bản thân phải có ý thức tham gia các
hoạt động ngoại khóa do lớp tổ chức để gắn kết tinh thần. Bên cạnh đó, việc giữ cho một
lớp học luôn đoàn kết thì cũng cần phải giải quyết những mâu thuẫn như góp ý với nhau về
những khúc mắc của chính bản thân mình đối với người khác, đồng thời luôn giữ thái độ

4
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

tôn trọng những thành viên khác trong lớp. Bên cạnh đó, để quá trình làm việc nhóm
không xảy ra mâu thuẫn thì bản thân mình phải có trách nhiệm với nội dung mà mình đã
được phân công và hoàn thành thật tốt.
Câu 2:
2.1 Nội dung trong đoạn văn trên phản ánh cơ sở lý luận: quan hệ biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
2.2 Phân tích cơ sở lí luận:
Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, áp dụng vào nghiên cứu và nhận
thức đời sống xã hội. C.Mác đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng của xã hội. Cơ cấu kinh tế của xã hội của mỗi thời đại nhất định tạo nên
cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng, bằng cái cơ sở hiện thực ấy mà giải thích toàn bộ kiến
trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của
đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Chúng tồn
tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở
hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng đồng thời kiến trúc thượng
tầng thường xuyên tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
I. Cơ sở hạ tầng:
a) Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện
thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế cả xã hội đó.
b) Cấu trúc của cơ sở hạ tầng:
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư,
quan hệ sản xuất mầm mống. Mỗi quan hệ sản xuất có một vị trí, vai trò khác nhau. Trong
đó quan hệ sản xuất thống trị, đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó. Cuộc sống của xã
hội cụ thể được đặt trong kiểu quan hệ sản xuất thống trị, tiêu biểu cho cuộc sống ấy là vai
trò nhất định, giữa chúng tuy có khác nhau nhưng không tách rời nhau, vừa đấu tranh với
nhau, vừa liên hệ với nhau và hình thành cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội ở giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử.
VD: Trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, có ba loại quan hệ sản xuất đó là
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (đang thống trị), quan hệ sản xuất phong kiến (đã lỗi

5
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

thời của xã hội trước) và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (được xem như mầm mống của
tương lai). Trong phạm vi phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất là hình thức phát triển
của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, nếu xét trong tổng thể các quan hệ xã hội, các quan hệ
sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội đó. Đây là nền tảng hiện thực mà trên đó con
người xây dựng kiến trúc thượng tầng tương ứng. Trong xã hội có sự đối kháng giữa các
giai cấp, tính chất và xung đột xã hội thường bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng.
II. Kiến trúc thượng tầng:
a) Khái niệm:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã
hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ
tầng nhất định.
b) Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng:
Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính
trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học… cùng những thiết chế xã hội
tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác. Các
yếu tố về quan điểm tư tưởng và thiết chế xã hội có quan hệ với nhau, cùng với những
quan hệ nội tại trong các yếu tố đó hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội. Mỗi yếu tố
của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật phát triển riêng.
VD: Trong xã hội phong kiến xưa, con vua thì lại làm vua, cha truyền con nối.
III. Quan hệ biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của riêng nó.
Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối
quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định. Cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội.
a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Bởi
vì, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần, tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết
định tính tất yếu chính trị - xã hội.
- Trong đời sống hiện thực, kiến trúc thượng tầng luôn được biểu hiện ra một cách phong
phú và đôi khi không trực tiếp gắn với cơ sở hạ tầng.

6
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

- Nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, còn trong thực tế tất cả những hiện tượng của kiến
trúc thượng tầng đều có nguyên nhân sâu xa trong những điều kiện kinh tế - vật chất của
xã hội. Bất kỳ một kiến trúc thượng tầng về chính trị, pháp luật, đảng phái... thì chính bản
thân nó cũng không tự giải thích được mà phải nhờ cơ sở hạ tầng, do đó cơ sở hạ tầng
quyết định.
VD: Tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất thì tất yếu sẽ tồn tại quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối
với nhà nước trong kiến trúc thượng tầng (nhà nước của thiểu số trấn áp đối với đại đa số)
… Trong chủ nghĩa tư bản, đấu tranh về ý thức hệ xã hội, xung đột chính trị – xã hội giữa
vô sản và tư sản có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế.
- Bởi vậy, vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể
hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng với tính cách là cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội sẽ quyết định
kiểu kiến trúc thượng tầng của xã hội ấy. Cơ sở hạ tầng không chỉ sản sinh ra một kiểu
kiến trúc thượng tầng tương ứng - tức là quyết định nguồn gốc, mà còn quyết định đến cơ
cấu, tính chất và sự vận động, phát triển của kiến trúc thượng tầng.
VD: Những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường các nước
tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải có sự thay đổi chức năng của nhà nước tư
sản, xuất hiện chức năng kinh tế của nhà nước đó so với thế kỷ XIX, sự biến đổi về kết cấu
kinh tế, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
đòi hỏi phải có sự thay đổi về chính sách, pháp luật…
b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
- Kiến trúc thượng tầng là sự phản ảnh cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định nhưng
có sự tác động trở lại to lớn đối với kiến trúc thượng tầng. Bởi vì kiến trúc thượng tầng có
tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng. Vai trò của kiến trúc thượng tầng chính là vai
trò tích cực, tự giác của ý thức, tư tưởng, không những vậy, còn có sức mạnh vật chất của
bộ máy tổ chức - thể chế luôn có tác động một cách mạnh mẽ trở lại cơ sở hạ tầng.
- Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều hướng.
Kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với sự phát triển của cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy
cơ sở hạ tầng phát triển và nếu tác động ngược chiều với sự phát triển của cơ sở hạ tầng,
của cơ cấu kinh tế nó sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nghĩa là, khi kiến trúc

7
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc
đẩy kinh tế.
VD: Nếu thiết chế pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ có tác dụng
thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển; ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
c) Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ sở
khoa học cho việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Kinh tế và
chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở
lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ
tầng trước hết và chủ yếu thông qua đường lối, chính sách của đảng, nhà nước. Chính vì
vậy V.I Lênin viết: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế … Chính trị không thể
không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”. Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời
hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và chính trị đều sai lầm. Tuyệt đối hóa kinh
tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường, duy
vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỉ cương, pháp luật và không tránh khỏi thất
bại, đổ vỡ. Nếu tuyệt đối hóa về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn
đến duy tâm, duy ý chí, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng không tránh khỏi thất bại.
Trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt
Nam hiện nay:
Năm 2020, số thanh niên Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi ước khoảng 22,609 triệu người,
chiếm khoảng 23,2% dân số. Đảng và Nhà nước đã công nhận vai trò quan trọng của nhóm
này thông qua nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X. Nghị quyết này nêu rõ rằng thanh niên là cột mốc quan trọng của đất nước và là
những người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Họ được xem là lực lượng quan trọng
trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và có vai trò quyết định trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Chính vì thế, việc chăm sóc và phát triển thanh niên không chỉ là mục tiêu mà còn là động
lực để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Trách nhiệm của bản thân tác động đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt
Nam hiện nay là không thể phủ nhận vì một cá nhân tác động nhỏ mới tạo nên sự thay đổi

8
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

lớn và bên cạnh đó, những công cuộc đổi mới và phát triển ấy cũng sẽ tác động lại bản
thân của chúng ta chẳng hạn như công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, mở ra nhiều
cơ hội việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động, các chính sách và chương trình
phát triển kinh tế cũng có thể tạo ra những thay đổi trong cơ hội và điều kiện kinh doanh,
ảnh hưởng đến các doanh nhân và nhà đầu tư. Vì vậy, Trách nhiệm của bản thân đối với
công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay là rất quan trọng.
Một trong những trách nhiệm quan trọng của bản thân là phải lựa chọn nghề nghiệp và học
tập phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân. Việc này giúp tránh được tình trạng làm việc
không đúng chuyên môn, làm lãng phí thời gian và nguồn lực của xã hội. Điều này sẽ giúp
bản thân góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, cần mạnh dạn đề xuất
với Đảng và Nhà nước để đầu tư vào giáo dục và phát triển kinh tế số, tạo điều kiện thuận
lợi cho bản thân cống hiến cho sự phồn thịnh của đất nước thông qua sự sáng tạo và đổi
mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Tiếp theo bản thân cần không ngừng cập nhật và trang bị kiến thức về hoạt động của nền
kinh tế, bao gồm hiểu biết về quy trình hoạt động và quy định pháp luật, cũng như quyền
sở hữu trí tuệ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời, cũng cần tránh những vi
phạm pháp luật vô tình do thiếu hiểu biết, đặc biệt là khi đối diện với sự khác biệt về quy
định pháp luật giữa quốc gia mà nhà cung cấp dịch vụ đó hoạt động và quốc gia mà người
sử dụng dịch vụ đó đến từ.
Cuối cùng, hãy tiếp tục đẩy mạnh vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
vốn là trụ cột chính trị quan trọng trong việc hội tụ, đoàn kết và phát triển thế hệ thanh
niên Việt Nam. Đồng thời, hãy khích lệ thanh niên tham gia tích cực vào việc học tập, khởi
nghiệp, và sáng tạo trong lao động, đặc biệt là trên nền tảng của khoa học và công nghệ đổi
mới. Mục tiêu là đóng góp vào việc tạo ra những thành tựu mới, to lớn và mang ý nghĩa
cho sự phát triển kinh tế của đất nước, như Bác Hồ đã dạy: "Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà". Điều này chứng tỏ rằng, thành công hay thất bại, sức mạnh của
quốc gia phần lớn phụ thuộc vào động lực và nỗ lực của thanh niên nói chung và bản thân
mình nói riêng.

9
Nguyễn Khắc Lợi 2321001568

DANH MỤC THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mac – Lênin (2021) (Dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lí luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
2. Khí thải phương tiện giao thông đang trở thành “gánh nặng” cho môi trường.
https://scem.gov.vn/vi/tin-tuc-trung-tam/van-de-moi-truong/khi-thai-phuong-
tien-giao-thong-dang-tro-thanh-ganh-nang-cho-moi-truong-985.html
3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
Liên hệ trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-phenikaa/kinh-te-chinh-
tri-mac-le-nin/phan-tich-moi-quan-he-giua-co-so-ha-tang-va-kien-truc-thuong-
tang-cua-xa-hoi-lien-he-trong-thoi-ki-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-
hien-nay/51811109?
fbclid=IwAR1rBbYnwKQehDJLwOuTGYpPijrVtPP9QLNoYpTdS4QYWDwj
URlThl9Z7NY_aem_AUVYCv8HqTLnqv2lfpTXhRZ-
fHkm_0vIWpipwZvXsNy8doBHb9kBvl6MNabS_8ImAV6aXXsBxux2wzAEiJ
TlizbX
4. Vai trò của thế hệ trẻ thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số trên nền tảng
khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
https://www.moj.gov.vn/ddt/tintuc/Pages/bao-ve-nen-tang-tu-tuong.aspx?
ItemID=10&fbclid=IwAR1mrRRs7c1kKF3sugFtQJhb0KkW3rzVA7rOHhiyy3
VnFijsiExi9XQlLJU_aem_AUW1wp8YjCaouiEdxwrtGu_uGw8CT7odYrI5qm
qumY7cjrRkNWhyp9jjjdU1vuC30f8JYbKa4ziS_w6wL9XocMKa

10

You might also like