You are on page 1of 23

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY LUẬT MÂU THUẪN, VẬN


DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT ĐỒNG TRONG
CUỘC SỐNG ( CÔNG VIỆC, HỌC TẬP, GIA ĐÌNH…)

NHÓM: 9

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 10 tháng 1 năm 2022


Triết học – Mác Lênin

Lời cam đoan

C húng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Quy luật mâu thuẫn do cá nhóm 9
nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài Quy luật mâu thuẫn là trung thực và không sao chép
từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)


Triết học – Mác Lênin

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUY LUẬT MÂU
THUẪN.................................................................................................................3
1.1. Vị trí quy luật mâu thuẫn...................................................................3
1.2. Khái niệm mâu thuẫn, đối lập..........................................................3
1.2.2. Khái niệm mặt mâu thuẫn..............................................................3
1.3. Nội dung của quy luật mâu thuẫn......................................................4
1.3.1. Các tính chất của mâu thuẫn :...........................................................4
1.4. Quá luật mâu thuẫn vận động............................................................6
1.4.1. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập..........6
1.4.2. Sự phát triển của các mặt đối lập......................................................8
1.5. Giai đoạn hình thành xung đột, mâu thuẫn......................................8
1.6. Một số loại mâu thuẫn.......................................................................10
2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................................................12
3. VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG
BẤT ĐỒNG........................................................................................................13
3.1. Những mâu thuẫn hay gặp trong cuộc sống sinh viên...........................13
3.1.1. Mâu thuẫn với cha mẹ.......................................................................13
3.1.2. Mâu thuẫn quan hệ bạn bè...............................................................14
3.1.3. Xung đột giữa học sinh với thầy cô..................................................15
4.1. Biện pháp giải quyết những mâu thuẫn...............................................15
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................17
Triết học – Mác Lênin

PHỤ LỤC
Hình 1.2 1 Sự hô hấp và quang hợp trong cây................................................................4

Hình 1.3 1 Mâu thuẫn trong xã hội.......................................................................5


Hình 1.3 2Mặt trời mọc.........................................................................................6

Hình 1.4. 1 Ăn uống hợp lý và bài tiết............................................................................6

Hình 1.5. 1 Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản........................................................9

Hình 3. 1Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.................................................................13


Triết học – Mác Lênin

PHẦN MỞ ĐẦU

Ta biết rằng mâu thuẫn là cái vốn có trong mỗi sự vật và hiện tượng. Trong mẫu
thuẫn có sự chuyển hóa và thống nhất giữa các mặt đối lập, từ đó mà sự vật, hiện
tượng vận động và phát triển rồi dần dần từng bước hoàn thiện. Do đó, quy luật mâu
thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong
ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật như V.I. Lênin đã từng viết rằng: “ Có
thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích
và sự phát triển thêm”. Như vậy, quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng,
là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Trong xã hội nói chung và bản thân mỗi con
người nói riêng, quy luật này luôn tồn tại song song và tác động đến chúng ta, đến
kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, trong cuộc sống xung quanh ta mâu thuẫn luôn hiện hữu như trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp hay chính trong bản thân chúng ta.

Ở trong hoàn cảnh đó việc chúng ta cần làm là tìm hiểu, nghiên cứu những mâu thuẫn
trong những trường hợp đó. Để làm gì? Để nhận ra được sự tác động, chi phối của quá
trình vận động, phát triển các mâu thuẫn có nghĩa vụ thật sự vô cùng to lớn. Để nhận
thức được mâu thuẫn nào đó thì ta phải hiểu được bản chất thực sự của nó hay như
công thức của Hêghen nêu ra :” Đồng nhất – Khác nhau – Mâu thuẫn” cũng có thể
nhận thức được các mâu thuẫn xã hội nói chung và bản thân mỗi con người nói riêng.

Qua những lý luận trên, việc vận dụng quy luật mâu thuẫn để giải quyết những
mối quan hệ kinh tế hay những mối quan hệ giữa người với người hiện nay vào cuộc
sống là việc vô cùng cấp bách và cần thiết. Từ những việc đó ta lại có thể đưa ra
những biện pháp, bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp công cuộc đổi mới của đất
nước hay là những bài học riêng cho bản thân chúng ta trong các mối quan hệ xã hội.

Chính vì tầm quan trọng của sự mâu thuẫn trong xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng đến công
cuộc đổi mới nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Quy luật mâu thuẫn -
vận dụng để giải quyết những bất đồng trong cuộc sống”.

1
Triết học – Mác Lênin

Ở đề tài này sẽ được chia thành 3 chương gồm có:

Chương I: Khái niệm và quá trình hình thành quy luật mâu thuẫn

Chương II: Ý nghĩa của phương pháp luận

Chương III: Vận dụng quy luật mâu thuẫn để giải quyết những bất đồng
Triết học – Mác Lênin

PHẦN NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUY LUẬT MÂU


THUẪN
1.1. Vị trí quy luật mâu thuẫn

Quy tắc mâu thuẫn là 1 trên 3 quy tắc biện chứng cơ bản.

Lenin: “Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng”

Vai trò: Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc và động lực bên trong của sự
phát triển.
1.2. Khái niệm mâu thuẫn, đối lập

1.2.1. Khái niệm về các mặt đối lập

Các khía cạnh, thuộc tính và xu hướng vận động tương phản nhau nhưng lại
làm tiền đề, điều kiện để tồn tại với nhau được gọi là các mặt đối lập nhau.

VD: Bài toán có đồng biến có nghịch biến, tâm linh và vô thần,quá trình hấp
thụ năng lượng và loại bỏ chất thải từ các sinh vật.…..

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Ph.Ăngghen, mọi sự vật, hiện tượng
trong thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Sự tồn tại của những
khía cạnh này là khách quan và phổ biến trên thế giới.
VD: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng
hoá và dị hoá, trong nền kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng hoá và tiền tệ.
Những mặt đối lập này trong phép biện chứng duy vật được gọi là mặt đối lập.

1.2.2. Khái niệm mặt mâu thuẫn

3
Triết học – Mác Lênin

Mâu thuẫn để chỉ mối quan hệ là thống nhất và sự đấu tranh, chuyển hóa giữa
mặt phản đối của tất cả mọi thứ, hiện tượng hoặc giữa những thứ, hiện tượng
cùng nhau.

Mối quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau theo các hướng ngược nhau, động lực mâu
thuẫn trong các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo Engels - triết
học duy vật biện chứng thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan
và phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư tưởng. Mâu thuẫn biện
chứng trong tư tưởng phản ánh mâu thuẫn trong thực tế và là nguồn gốc của sự
phát triển nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải ngẫu nhiên, chủ quan,
cũng không phải là mâu thuẫn trong logic hình thức. Một mâu thuẫn trong logic
hình thức là một sai lầm của suy nghĩ.

VD: Sự quang hợp và hô hấp trong cây (thực vật), 2 quá trình này nó mâu thuẫn
nhưng lại làm tiền đề, bổ sung cho nhau. Nếu thiếu hô hấp thì cây sẽ không
sống được và ngược lại. ( Hình 2.1.1 )

Hình 1.2.

Hình 1.2 1 Sự hô hấp và quang hợp trong cây

1.3. Nội dung của quy luật mâu thuẫn

1.3.1. Các tính chất của mâu thuẫn :

a) Tính khách quan:

4
Triết học – Mác Lênin

Mâu thuẫn là cái vốn có của sự vật hiện tượng. Tồn tại không phụ thuộc vào ý
thức cùa con người.

VD: Muốn triệt để Covid- 19 nhưng chỉ bản thân chúng ta thì không có khả
năng làm được -> nằm ngoài khả năng nên điều này chỉ là tính khách quan mà
thôi.

b) Tính phổ biến:

Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và phát triển
của sự vật và hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay
thế.

Hình 1.3b

Hình 1.3 1 Mâu thuẫn trong xã hội

VD: Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều mâu thuẫn đặc biệt khi làm việc
teamwork cũng gặp rất nhiều mâu thuẫn trong bất đồng quan điểm chẳng hạn.

c) Tính phong phú, đa dạng:

5
Triết học – Mác Lênin

Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau. Trong một sự vật,
một hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vai trò và vị trí
khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật này.

VD: Người thí nói Mặt trời mọc ở Đằng Đông, người kia thì nói Mặt trời mọc
ở Đằng Tây.

Hình 1.3 2Mặt trời mọc

 Người định ra sự việc trên chỉ là định


ra một nguyên lý mà thôi

1.4. Quá luật mâu thuẫn vận động

Tất cả, hiện tượng chứa đối thủ, hình thành các xu hướng ngược lại tạo thành
chính những mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.

1.4.1. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập

 Sự thống nhất của các mặt đối lập: Nó ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau,
đòi hỏi, chúng có nhau, chúng dựa vào nhau để đối lập, bộ phận này lấy bộ
phận kia làm tiền đề tồn tại của chính nó. Nó là sự đồng nhất của các mặt đối
lập; nó là tác dụng ngang nhau của các mặt đối lập.
VD: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là
các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa, tin tưởng nhau, không
tách rời nhau. Nếu có hoạt động ăn uống mà không có hoạt động bài tiết
thì con người không thể sống được. Như vậy, hoạt động ăn uống và hoạt
động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này.

6
Triết học – Mác Lênin

Hình 1.4. 1 Ăn uống hợp lý và bài tiết

VD: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu
trình thì sinh vật sẽ chết.

 Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động cái khác, loại trừ lẫn nhau và phủ
định các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện trong
sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối
lập.

VD1: Sự đấu tranh giữa các điện tích âm và điện tích dương trong mỗi
nguyên tử
VD2: Sự đấu tranh giữa các giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong các
xã hội có đối kháng giai cấp

 Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của quá trình đấu tranh
của các mặt đối lập. Do thế giới đa dạng nên hình thức biến đổi cũng rất đa
dạng: có thể hai mặt đối lập đang thay đổi thì cũng có thể cả hai sẽ biến thành

7
Triết học – Mác Lênin

chất mới. Sự chuyển hóa ( biến đổi) của các mặt đối lập phải có những điều
kiện nhất định.
 Mối quan hệ: Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự đoàn kết, thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập không tách khỏi nhau, bởi vì trong sự liên kết,
phụ thuộc vào nhau, hai mặt đối lập luôn có xu hướng phát triển đối lập
nhau, vật lộn với nhau. Không có sự thống nhất ( đoàn kết) thì sẽ không có
đấu tranh, thống nhất ( đoàn kết) là tiền đề của đấu tranh, sự đấu tranh của
các mặt đối lập là nguồn gốc và là động lực của sự vận động và phát triển.

1.4.2. Sự phát triển của các mặt đối lập

Sự phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, Hiện
tượng có liên quan đến quá trình đào tạo, phát triển và giải quyết xung đột. Sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai mặt ảnh hưởng khác nhau của
các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Vì vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả
sự " thống nhất " và " đấu tranh " của các mặt đối lập. Sự thống nhất và sự đấu
tranh của các mặt đối lập không tách rời, trong quá trình vận động và sự phát triển
của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự thống nhất gắn liền với tính bất động, với
tính ổn định tạm thời của sự vật.

Sự đấu tranh gắn liền với cái tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Việc này có
nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là khá tương đối, tạm thời; sự đấu tranh
của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc đào tạo, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là
một quá trình đấu tranh rất khó khăn, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có
những đặc điểm riêng của nó.

1.5. Giai đoạn hình thành xung đột, mâu thuẫn

Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, thể hiện ở chỗ: giống hệt nhau nhưng bao gồm
sự khác biệt; khác nhau ngoại hình, khác nhau bản chất, những mâu thuẫn được
hình thành.

8
Triết học – Mác Lênin

Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, thể hiện ở chỗ: các mặt đối lập mâu thuẫn
với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, thể hiện ở chỗ: sự biến đổi của các mặt đối lập
thì mâu thuẫn được giải quyết.

Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập, sự đấu tranh của các mặt đối lập quy
định một cách tất yếu sự thay đổi về ngoại hình ảnh hưởng và làm nảy sinh những
mâu thuẫn. Trong thời gian đầu nảy sinh mâu thuẫn, tuy chỉ là những điểm khác
nhau cơ bản, nhưng có chiều hướng trái ngược nhau. Sự khác biệt đó càng ngày
càng phát triển đi đến trái ngược, độc lập với nhau. Khi hai mặt đối lập của một
xung đột gay gắt có đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa và xung đột sẽ được giải
quyết. Như vậy đơn vị cũ được thay thế bằng đơn vị mới; Vật cũ mất chỗ đứng, vật
mới ra đời.

Tuy nhiên, nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì giữa chúng không
có sự đấu tranh. Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là không thể
tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Vận động và phát triển bao giờ cũng là
sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập quyết định sự ổn định và khả biến của sự vật. Khi xung đột được
giải quyết, cái cũ biến mất, cái mới xuất hiện lại bao hàm xung đột mới, xung đột
mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho cái mới luôn luôn
xuất hiện thay thế cái cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến
sự biến đổi của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc và là động lực
thúc đẩy sự vận động và phát triển. Nếu mâu thuẫn không được khắc phục và giải
quyết (các mặt đối lập không biến đổi ) thì không có sự phát triển.

9
Triết học – Mác Lênin

VD: Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã nãy sinh từ thời kì hợp tác đơn giản,
sản xuất công xưởng và tồn tại ở đó lúc đầu dươi dạng khác biệt không bản
chất, giữa
một bên thợ
cả và bên kia
thợ bạn cùng
những người
học việc.
Hình 1.5. 1 Mâu thuẫn
giữa tư sản và vô sản

1.6. Một số loại mâu thuẫn

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như ở tất cả các giai
đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hay còn gọi là xung đột hết sức phong phú,
đa dạng. Tính đa dạng được xác định một cách khách quan bởi đặc điểm của các
mặt đối lập, bởi điều kiện ảnh hưởng lẫn nhau của chúng, mức độ tổ chức của hệ
thống (sự vật) trong đó tồn tại mâu thuẫn. Tùy theo mối quan hệ với sự vật đang
xét, có thể phân biệt nó thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập và khuynh
hướng của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn xảy ra trong
mối quan hệ của sự vật đó với sự vật khác.

Mâu thuẫn bên trong có vai trò trực tiếp, quyết định đối với sự vận động, phát
triển của sự vật. Và mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự
vật. Tuy nhiên, xung đột bên trong và bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn
nhau. Giải quyết xung đột nội bộ không thể tách rời giải quyết xung bên ngoài;
việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn trong nội
bộ.

10
Triết học – Mác Lênin

Dựa trên nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của tổng thể sự vật, mâu thuẫn được
chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không bản chất:

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quyết định bản chất của sự vật, quyết định sự
phát triển của chúng ở mọi giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình
tồn tại các sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, mọi thứ sẽ thay đổi
đáng kể về mặt chất lượng.

11
Triết học – Mác Lênin

Mâu thuẫn không bản chất là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật, nó không chỉ định bản chất của sự vật. Xung đột này nảy sinh
hoặc được giải quyết mà không làm thay đổi cơ bản mọi thứ.

“ Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề.
Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn
đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách
rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào
là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết”

(Theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh )

Dựa trên vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và sự phát triển của sự vật trong
một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và
mâu thuẫn thứ yếu. ( mâu thuẫn thứ cấp)

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên ở tiền cảnh của một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong thời kỳ này.
Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật
chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Mâu thuẫn thứ cấp là những mâu thuẫn nảy sinh và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển một bộ phận nào đó của sự vật, nhưng nó không có vai trò chi phối,
mà bị chi phối bởi các mặt mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn thứ cấp là góp
phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn
Dựa trên tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã hội ở hai
dạng, đó là mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn đối kháng là xung đột giữa các giai cấp, nhóm người có lợi ích cơ
bản đối lập nhau. Ví dụ điển hành như: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ,

12
Triết học – Mác Lênin

giữa vô sản với tư sản....


Mâu thuẫn không đối kháng là xung đột giữa những lực lượng xã hội có lợi ích
cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ,
nhất thời.
 Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa cho
việc xác định đúng phương thức giải quyết mâu thuẫn. Việc giải quyết
xung đột phải được thực hiện bằng các phương pháp đối kháng.

2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN


Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động cơ của sự phát triển của sự vật và là khách quan
ở bản thân sự vật, chúng ta phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân
tích các sự kiện, sự vật, tìm ra những mặt, khuynh hướng trái ngược nhau và mối
liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.

Phải phân tích cụ thể một mâu thuẫn nào đó, biết phân loại các mâu thuẫn để làm
gì? Để tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn và đưa ra hướng giải
quyết hợp lý.

a) Phải tôn trọng những mặt mâu thuẫn, nhìn nhận còn tồn tại và đấu tranh để
phát triển.
Con người luôn tìm tòi và phát hiện ra những mâu thuẫn, phân tích đầy đủ
các mặt tương phản với nhau để nắm bắt bản chất thực sự của vấn đề và
khuynh hướng sự phát triển.
b) Không sợ mâu thuẫn, không nợ né tránh.
Lời khuyên dành cho mọi người rằng nếu gặp vấn đề khó khăn chúng ta
thường có động thái né tránh chúng nhưng không, hãy đối diện và giải quyết
chúng để tự tìm ra cách khắc phục, như thế mới có thể phát triển bản thân
hơn. Phần nữa có đủ tự tin và kinh nghiệm để sẵn sàng giải quyết các xung
đột, mâu thuẫn khác.
Đặc biệt không thỏa hiệp, điều hòa mâu thuẫn vì nếu như vậy 2 bên sẽ t
triển. Có đấu tranh thì hai bên sẽ rút ra được vấn đề đúng đắn, từ đó có sự

13
Triết học – Mác Lênin

phát triển vấn đề, phát triển bản thân.

VD: Trong một lớp học chẳng hạn, nếu như lớp đó chỉ có các bạn hay xung
iểu bài và cứ thế lặp lại, còn những bạn còn lại chỉ im lặng không phản biện
hay đáp trả thì các bạn đó sẽ mãi chẳng phát triển được bản thân mà chỉ ở
trong vỏ bọc mà thôi.

c) Vận dụng quy luật mâu thuẫn để liên tục tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong
tư duy.
Theo như chúng ta thấy thì mâu thuẫn luôn tồn tại bắt buộc bộ não chúng ta
không được nghĩ rằng mỉnh có đủ hiểu biết và kiến thức. Quy luật này đòi
hỏi mọi người phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không được ngủ
quên trên đống tư duy, kiến thức mà hôm qua mình đã học chẳng hạn. Điều
này tăng thêm khả năng sinh viên có thể sáng tạo, yếu tố quan trọng phục vụ
cho việc học lẫn nghề nghiệp sau này. Cũng vì lý do đó mà mỗi năm các
trường Đại học luôn có các chỉ tiêu cao hơn và đổi mới kiến thức, cách học
cho sinh viên.

3. VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG


BẤT ĐỒNG

3.1. Những mâu thuẫn hay gặp trong cuộc sống sinh viên

3.1.1. Mâu thuẫn với cha mẹ

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Theo Thạc
sĩ Nguyễn Bá Đạt - Khoa Tâm lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
một trong những nguyên nhân chính khiến xuất hiện sự mâu thuẫn trong quan hệ
cha mẹ - con cái, đó chính là hiện tượng “lệch pha” trong tư tưởng.

Điều này cũng đủ dễ hiểu vì hầu hết các bậc cha mẹ đều khá chủ quan và có một
ý tưởng bảo thủ nhẹ. Họ đã quen với lối sống cũ, có những quy tắc riêng biệt và
thường tuân theo lối suy nghĩ truyền thống. Cha mẹ thường muốn uốn nắn con cái

14
Triết học – Mác Lênin

theo ý muốn của họ, bản thân họ luôn sử dụng quyền lực của cha mẹ để khuyên
ngăn và giáo dục con cái.

Hiện nay vẫn còn nhiều gia đình luôn muốn con em học theo con đường học vấn
lâu nay của gia đình mà quên đi sở thích của con cái và thế mạnh của chúng. Từ đó
gây ra mâu thuẫn giữa bậc cha mẹ và con cái. Hay cấm đoán những việc làm như
nhuộm tóc, xăm mình, đi chơi về muộn chẳng hạn,…v.v.

Hình 3. 1Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái

3.1.2. Mâu thuẫn quan hệ bạn bè

Thực trạng này luôn luôn diễn ra xung quanh ta, đặc biệt là sinh viên năm nhất
mới vào Đại học và bắt đầu làm việc nhóm hay còn gọi là Teamwork. Bản thân mỗi
chúng ta sở hữu độc lập mỗi tính cách, suy nghĩ, lối sống khác nhau và khó có thể hòa
hợp nếu như bất đồng quan điểm nào đó.

15
Triết học – Mác Lênin

Ví dụ trong lúc làm việc nhóm, nhóm trưởng (Leader) đã phân công rõ ràng
từng công việc cho các thành viên nhưng theo thẩm mỹ của mỗi người thì người này
làm bài đẹp, người kia thì không đồng tình và bắt đầu cuộc tranh cãi giữa 2 bên. Từ đó
tạo nên sự xung đột về phong cách, những người khác nhau sẽ có những hành động
khác nhau. Loại mâu thuẫn này là loại mâu thuẫn rất phổ biến trong trường học nói
riêng và trong công sở xã hội nói chung.

3.1.3. Xung đột giữa học sinh với thầy cô

Mâu thuẫn này hầu như ai một lần cũng mắc phải bởi do lối suy nghĩ khác biệt
nhau và cách hành xử của giáo viên ảnh hưởng đến thái độ của học sinh/ sinh viên.

Vừa rồi rầm rộ trên mạng tin tức giữa một cậu học trò khi học online nhưng trời
mưa to quá không nghe thầy giảng rõ nên nhờ thầy nói to lên để nghe rõ hơn. Nhưng
thái độ thầy giáo lại tức giận và nói với những lời khó nghe dẫn đến mâu thuẫn giữa
thầy và trò. Nhìn một cách khách quan chúng ta thấy hai bên đều có lỗi và không đặt
mình vào trường hợp mỗi người hoặc có thể ẩn sau đó là một câu chuyện khác mà
không ai biết chẳng hạn.

4.1. Biện pháp giải quyết những mâu thuẫn


Thứ nhất, đối với quan hệ cha mẹ và con cái có những biện pháp như: cha mẹ
nên dành thời gian cho con cái hơn và ngược lại, tôn trọng ý kiến và lắng nghe
những cảm xúc lời tâm sự từ con cái hơn để có thể hiểu nhau hơn, trong cuộc
tranh cãi thì hạn chế nói lời khó nghe và biết giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc.
Thứ hai, đối với quan hệ bạn bè ( bạn cùng lớp, cùng phòng, ký túc xá, đồng
nghiệp…) để giữ được tình bạn bền hơn, sau mỗi lần tranh cãi sẽ hiểu ý nhau
hơn chứ không phải trở thành kẻ thù nhau chẳng hạn thì chúng ta nên: gỡ bỏ cái
“tôi” của bản thân, kiềm chế cảm xúc của bản thân, thẳng thắn nêu rõ quan
điểm của nhau trước khi cùng làm việc và đặc biệt không nói với người thứ ba.
Bởi vì sao? Trong những lúc tức giận, uất ức thì chúng ta thường có trạng thái
cần thêm một người đồng minh và đem mọi chuyện đi kể cho người đó nghe để

16
Triết học – Mác Lênin

người đó đồng cảm với mình, nhưng không việc đó sẽ biến bạn bị mất điểm
trong mắt người khác, có thể bị biến thành người xấu và họ sẽ xa lánh bạn.

Thứ ba, đối với xung đột giữa thầy cô: Đối với sinh viên, phải tôn trọng mâu
thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ các nội quy, quy tắc của nhà trường, chọn ra
môn học phù hợp với định hướng, tương lai; vạch ra kế hoạch học tập, tham gia
các hoạt động ngoại khóa và gây dựng mục tiêu cho bản thân.
Ngoài ra tự chính bản thân chúng ta cũng phải giải quyết mâu thuẫn trong chính
mình, khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được cần tìm tòi
trên trang mạng, diễn đàn, hỏi và tiếp thu từ các giảng viên hay đàn anh, chị
khóa trên hay cả những bạn đồng trang lứa. Nếu nhận thôi thì chưa đủ mà
chúng ta cần phải cho đi nữa, chia sẻ là cách học hỏi tốt nhất để giải quyết các
mâu thuẫn gặp phải đối với một sinh viên.

 Qua tất cả những dẫn chứng và lý lẽ thì ta thấy việc giải quyết mâu thuẫn
thực sự rất quan trọng, mâu thuẫn không có nghĩa là không tốt mà ngược
lại nó sẽ giúp bản thân mỗi con người chúng ta phát triển hơn.

17
Triết học – Mác Lênin

PHẦN KẾT LUẬN

Quy luật mâu thuẫn tồn tại song song trong cuộc sống xã hội từ xưa đến nay và có tầm
tầm quan trọng cấp thiết.

Như đã chứng minh trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát
triển. Hay nói cách khác, bản chất của mâu thuẫn là tìm ra và giải quyết mâu thuẫn bên
trong sự vật, hiện tượng.

Việc học của sinh viên là một quá trình tăng trưởng về mặt tri thức và đồng thời ta
cũng học cách áp dụng những tri thức đó với đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học
tập của sinh viên cũng không ngoại lệ mà nó chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.

Chính vì thế, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói
chng và sự học nói riêng để có thể thúc đẩy sự phát triển của bản thân sinh viên.

Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc phải không bao giờ cho phép mình được
nghĩ là có đầy đủ tri thức, mà phải học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề
mới. Để làm điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo ra tri thức. Đồng
thời, quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định kiến để bài
trừ cái cũ, không phù hợp và tiếp thu. Có thể nói rằng quy luật mâu thuẫn là nền tảng
cho kho tri thức vô tận cùng đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại.

Về lý luận: Đã trình bày được bản chất của quy luật mâu thuẫn

Về thực tiễn: Đã trình bày được thực trạng mâu thuẫn hiện nay, các vấn đề trong xã
hội

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phần cuối của bài tiểu luận này đã nêu ra một số giải
pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để và chi tiết nhất.

Do hạn chế hiểu biết và lý luận, hơn nữa cũng là lần đầu làm tiểu luận này nên nhóm
chúng em trong quá trình làm bài có thể không được trọn vẹn ý và thiếu các nội dung
mong cô sẽ thông cảm và xem xét những lỗi còn thiếu sót ạ!

18
Triết học – Mác Lênin

Cảm ơn cô đã bỏ chút thời gian xem bài tiểu luận của chúng em !!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Hà Chi (2009). Quy luật của tư duy dưới góc nhìn logic biện chứng.
( Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.)

[2] Nguyễn Ngọc Hà (1998). Một số vấn đề về nhận thức quy luật và mâu
thuẫn. Khoa học Xã hội.

[3] Tsan Dùng Nhành, Ngô Kim Ngân, Hoàng Ngọc Bảo Châu, Nguyễn
Trương Anh Thu ( 2019). Phản ứng cảm xúc trong xung đột với cha mẹ của học
sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp.
Kỷ yếu hội thảo quốc tế về sức khỏe tâm thần trẻ em lần thứ V, 2019, Đại học
Quốc gia Hà Nội ( tr.341).

[4] Lê Ngọc Thanh, Mai Trọng Thông, Lê Văn Hương. (2016). Cơ sở lý luận
và phương pháp đánh giá xung đột môi trường. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và
Công nghệ Việt Nam , 58(8). Truy vấn từ
https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/414
[5] Le Minh Tien, Xung Đột Xã Hội – Đặc Điểm Và Chức Năng (Social
Conflict: Characteristics and Functions) (August 31, 2020). Available at
SSRN: https://ssrn.com/abstract=3693536 or http://dx.doi.org/10.2139/
ssrn.3693536
[6] Taro, O. N. O. (2006). Thực hiện phương pháp giáo dục cách kiềm chế sự
tức giận trong nhà trường.
[7] Barnes, Jonathan. "The law of contradiction." The Philosophical
Quarterly (1950-) 19.77 (1969): 302-309.

19

You might also like