You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


----------------

BÀI THẢO LUẬN


Đề tài:
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
VÀO MỘT LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG

Nhóm: 7

Hà Nam, tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................2
CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ............2
I. PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN, KẾT QUẢ...........................................2
1. Khái niệm phạm trù nguyên nhân.................................................2
2. Khái niệm phạm trù kết quả...........................................................2
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ ………………………………………………………………………...3
1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả...................................................3
2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân...................4
3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả............................4
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.....................................................4
1. Trong nhận thức.................................................................................4
2. Trong hoạt động thực tiễn.................................................................5
CHƯƠNG II : VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ
KẾT QUẢ VÀO NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY..................................................................6
I. TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN GẦN
ĐÂY...............................................................................................................6
1. Thực trạng bạo lực gia đình..............................................................6
2. Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình..........................................8
3. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình................................11
II. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI.................................14
1. Phương hướng...................................................................................14
2. Giải pháp và kiến nghị.....................................................................18
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được
lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả
là một trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu
óc của con người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quả trình
phản ánh những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường
hợp này, phạm trù nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho
quan niệm đó. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ
nhân - quả là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác động của các sự vật hiện
tượng trong thế giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối
quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào
ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở
những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức khác
nhau. Nói một cách khác, nếu như vận động là thuộc tính của thế giới vật chất,
là phương thức tồn tại của vật chất thì vận động luôn luôn là sự tác động, hoặc
là sự tác động giữa những bộ phận khác nhau ở trong cùng một một sự vật hiện
tượng, hoặc là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. Tất cả những tác
động đó chỉ cần xét theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của La –
mô - nô - xốp cũng thấy rằng, chúng nhất định phải sinh ra từ nguyên nhân nào
đó vấn đề chỉ là ở chỗ ý thức của chúng ta có phản ánh được những cấp bậc đó
hay không mà thôi.

2. Mục đích đề tài.


Mục đích của đề tài là làm rõ hơn về phạm trù nguyên nhân – kết quả trong
triết học Mác – Lênin.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong niên luận này, các phương pháp được sử dụng khi trình bày là
phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp trừu tượng hóa.

1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.

I. PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN, KẾT QUẢ.

1. Khái niệm phạm trù nguyên nhân.

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất
định nào đó.

2. Khái niệm phạm trù kết quả.


- Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây
ra.

* Ví dụ: Phạm trù nguyên nhân - kết quả: Biết được về hiện tượng của thủy
triều là sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên
những đợt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra
nguồn điện.

- Đánh giá về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả:

Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên
nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngày được nguyên nhân.
Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó.
Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự
vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ
đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước
khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn của chúng ta cần phân loại nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,... Đồng thời phải nắm bắt được
chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo
điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự
hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

2
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện
thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT


QUẢ.
1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết
quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác
động.
Ví dụ:
 Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản (là nguyên nhân
bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là
kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau).

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng
cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ:
 Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.

Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi
những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
Ví dụ:
 Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân (thà quyết hy
sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ),
  Nguyên nhân chính là do dân tộc ta
quyết tâm

Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì
sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại,
nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau
thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết
quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:
 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
3
2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không
giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược
trở lại đối với nguyên nhân.
Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì
nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tăng lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt
độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.


Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ
khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì
trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó là kết
quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân
sinh ra hiện tượng thứ ba…Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết
thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào bắt
đầu hay cuối cùng.

III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.


Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân
và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn như sau:

1. Trong nhận thức.


Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con
người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của
hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.

Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một
hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã
xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra
kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu
hiệu đặc trưng này.

Vì một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình
tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra

4
được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như
từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên
nhân sinh ra hiện tượng.

Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ
khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem
xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như
trong những quan hệ nó là kết quả.

2. Trong hoạt động thực tiễn.


Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên
hệ nhân quả để hành động thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

- Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy
sinh ra nó.
- Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều
kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ
hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích
hợp.
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ
yếu và nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất
hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.

- Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã
hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay
lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách
quan.

5
CHƯƠNG II : VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ VÀO NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY.
I. TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.
1. Thực trạng bạo lực gia đình.
a. Thực trạng.

Bạo lực gia đình đang là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự
tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất,
tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các
quyền con người. Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu
sau: tinh thần, thể chất, tình dục, tài chính.

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể
xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục
không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả
còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.
Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia
đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là những cơ sở pháp lý
quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là
người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em rất dễ trở thành đối tượng, nạn nhân của bạo
lực gia đình. Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các văn bản quy phạm
pháp luật này vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về
lĩnh vực chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực gia đình chưa có nhiều
chuyển biến tích cực.

6
Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là
dạng bạo lực phổ biến nhất. Hành vi chủ yếu người chồng gây ra và lớn nhất là
bạo lực về thể chất : đánh đập, mắng chửi, kéo tóc, trói, giam giữ… đây là dạng
dễ nhận thấy và đáng lên án mạnh mẽ nhất. Ngược lại trong xã hội ngày nay,
hiện tượng vợ sử dụng bạo lực với chồng cũng không phải là hiếm. Nghiên cứu
của Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường
hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những
người vợ.

Ngoài ra hiện nay còn có tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái. Với
tâm lí, truyền thống, thói quen của người Việt, vấn đề bạo lực giữa cha mẹ và
con cái được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là
những hành động dạy bảo con cái . Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, khi những
chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì
những tư tưởng, cách làm này cần sớm được loại bỏ.

7
Vụ bạo hành của mẹ kế đối với bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong ở TP HCM cuối
năm 2021.

Bên cạnh những hành vi trên còn có bạo lực giữa các thành viên trong gia
đình, bạo lực từ con cái đối với cha mẹ mình cũng đang ngày một gia tăng. Điều
này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận gia đình
hiện nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ hiếu của dân
tộc Việt Nam.

b. Kết quả.

Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Các
hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi sức khỏe
bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến
tử vong. Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ
giảm sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức
khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không xử
lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.

2. Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình.


a. Hậu quả đối với nạn nhân.

Về thể chất : Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết
tật suốt đời, thậm chí là tử vong.

8
Về sức khỏe tinh thần: Luôn bị ám ảnh bởi bạo lực, chán nản, lo âu, mất tự
tin, luôn trong trạng thái sợ hãi, hoang mang, thậm chí trầm cảm; cảm thấy cuộc
sống nặng nề, căng thẳng, tuyệt vọng.

Về sức khỏe tình dục: Mang thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến các bộ
phận, mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,…

Chị T, 21 tuổi nhiều lần bị chồng b.ạ.o.h.à.n.h.đ.á.n.h.đ.ậ.p dẫn đến ảnh


hưởng về sức khỏe lẫn tâm lí.

Về kinh tế : sau mỗi hành vi bạo lực gây ra thì sức khỏe của nạn nhân ngày
càng giảm sút và việc phải nghỉ làm để điều trị vết thương là điều không thể
tránh khỏi đã ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ nói riêng và xã hội nói
chung. Một nghiên cúu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở
Canada cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn
thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị.

b. Hậu quả đối với người gây ra bạo lực.


Phá hỏng mối quan hệ gia đình : vợ - chồng, thống kê đã có gần 80% số vụ
ly hôn hàng năm mà nguyên nhân từ BLGĐ, mối quan hệ với con cái, cha
mẹ,cảm thấy cô đơn trong chính gia đình.
Bị người khác khinh thường, ghét bỏ; bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy
cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

c. Hậu quả đối với con cái.

9
Về tinh thần, sức khỏe : Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển
thể chất của trẻ em. Bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, mất ngủ, sợ
hãi, ám ảnh, thiếu tự tin, thất vọng, rụt rè; luôn trong trạng thái thảng thốt., ảnh
hưởng nặng nề đến việc phát triển, hòa nhập xã hội của trẻ em. Trẻ thường có
các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một số trường hợp trẻ
có những hành vi tiêu cực để chống lại sự bạo lực gia đình đó.

Về học tập : Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí
tuệ và đạo đức của trẻ em, học tập sa sút, không có tâm trí để học hành. Khi
chúng chứng kiến hay hứng chịu BLGĐ sẽ gây ảnh hưởng đến, sự hình thành
nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học,… rồi chơi với bạn xấu. Bên cạnh
đó, bạo lực gia đình cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu
thống kê của viện kiểm soát nhân nhân tối cao năm 2008 cho thấy 71% trẻ em
phạm pháp. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới
49.81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố
mẹ.

d. Hậu quả đối với gia đình.


Làm giảm sức khỏe tinh thần của các thành viên chứng kiến và nạn nhân,
giảm thời gian, kinh tế và năng suất lao động của gia đình, tốn tiền chữa trị và
phục hồi sức khỏe. Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội,
ngoại, con cái.
Hạnh phúc GĐ tan vỡ, ảnh hưởng cuộc sống GĐ và tương lai của con cái
sau này. Như đã nói là gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ
BLGĐ.

e. Hậu quả đối với xã hội.


10
Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ giảm
sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe
thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không xử lý
triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh nặng lên vai các cơ quan tư pháp, khi
có hành vi bạo lực xảy ra, các cơ quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử,
có rất nhiều vụ án là hậu quả của bạo lực gia đình tốn rất nhiều công sức, thời
gian, nhân lực của nhà nước, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra bạo
lực gia đình cũng là gánh nặng cho các cơ quan tư pháp.

3. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình.


Bạo lực gia đình xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, các nghiên cứu
khác nhau tuy có đưa ra những điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến bạo lực
gia đình, nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều thống nhất chỉ ra một số nguyên
nhân cơ bản sau :

a. Từ nhận thức mỗi người.

Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong
gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình,
người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có
quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình.

Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn
lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện
pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh
khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn. Kết quả
khảo sát 1603 người đại diện cho hộ gia đình cho thấy, có 28% nam giới và
27.3% nữ giới là người trả lời đã từng chứng kiến cảnh cha mẹ họ cãi cọ, đánh
chửi nhau.

Nhiều người với trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật còn thấp
nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền
đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền
của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực.

b. Từ tình trạng kinh tế, thu nhập.

Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia
đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với
11
thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không
biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình.

Một số nghiên cứu như vay nợ lãi dẫn tới kinh tế hộ khó khăn (33.6%) hay
hiện tượng con cái ham chơi các trò chơi điện tử mất nhiều tiền cũng là nguyên
nhân gây ra bạo lực gia đình (5.3%).

Điểm đáng chú ý là, việc sở hữu tài sản cũng có mối liên hệ đáng kể đối
với bạo lực gia đình. Trong số những người đã từng bị đối xử ít nhất 3 hành vi
bạo lực, có tới 40% trong số họ đang mượn nhà của người khác ở tạm; 21.7%
đang ở chung với gia đình của bố mẹ hai bên và 20% đang phải đi thuê nhà.
Trong số 215 người đã từng bị đối xử ít nhất 3 hành vi bạo lực gia đình, có
10.1% ý kiến cho rằng vợ,chồng của họ hay kiếm chuyện cãi cọ nhau và 5.7%
là bị mắng chửi vì lý do họ không kiếm được tiền đưa về cho gia đình bởi việc
làm có thu nhập thấp.

Tuy nhiên cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia
đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn
xảy ra.

c. Từ tệ nạn xã hội.

Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…còn có cả
ghen tuông, ngoại tình, là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.
Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống
rượu hay dùng các chất kích thích, như đánh bài ăn tiền cũng có tỷ lệ cao
(28%).

12
Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản
thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu.
Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình
dễ dàng xung đột với nhau hơn.

d. Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình của cộng
đồng.

Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi
gia đình và xã hội không nên can thiệp. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức
đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phòng chống
bạo lực gia đình.

Tỷ lệ người dân tiếp cận nội dung thông tin, phổ biến, tuyên truyền luật
pháp về phòng, chống bạo lực gia đình (%)

Chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương.
Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm
trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác
hòa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà không triệt để xử lý theo pháp luật
người gây bạo lực gia đình.

Hình thức phạt tiền và chế tài đối với người có hành vi BLGĐ chưa được
quy định cụ thể. Trong nhiều trường hợp, người bị bạo lực là người đứng ra nộp
phạt và số tiền nộp phạt lấy từ tài sản chung của gia đình.

e. Từ chính nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Nạn nhân chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em nên không dám lên tiếng,
phản bác, nói lại với những người thân hoặc người xung quanh, chịu bị bạo lức

13
chứ không viết đơn tố cáo hay lên tiếng. Nên về sau nhiều lần bạo lực vẫn tiếp
diễn.

Những người thân hoặc người xung quanh chứng kiến nhưng không lên
tiếng và phớt lờ cho đó cũng là hiện tượng bình thường trong sinh hoạt thường
ngày.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG


BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Phương hướng.
1.1. Mục tiêu.
Mục tiêu của kế hoạch khắc phục tình trạng bạo lực gia đình là đưa ra
thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận
thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia
đình. Góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền
thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể như sau:

- 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng,
chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ
dân phố.
- Trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ
năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình.
- Những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp
lý và chăm sóc sức khỏe phấn đấu đạt 95%.

14
- Những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung
cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực phấn đấu đạt trên 80%.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cộng tác viên dân số thực
hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng phấn
đấu đạt 90%.
- Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được
bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo
lực gia đình.

1.2. Kế hoạch khắc phục.

Để đặt được những mục tiêu trên, trước hết là rà soát, hoàn thiện pháp luật,
xây dựng dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu, bổ sung chính
sách hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là người bị phụ thuộc vào thành viên khác
trong gia đình; Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ
tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và đội ngũ cộng tác viên dân
số tham gia phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Từ đó đưa ra kế hoạch cụ
thể như sau:

Đối với các tổ chức xã hội


Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức
tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.
Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến
nhà trường và xã hội. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và
nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.
Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, vai trò của họ hàng.
Duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong gia đình; làm tốt công tác hòa giải
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; cần
trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết để tự bảo vệ như: có nghề nghiệp, sự độc lập
về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình,
kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái...
Thứ ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp
sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó

15
đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ
nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.
Thứ tư: phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng
quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ năm: thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia
đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
các cấp, các ngành. Có giải pháp cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng,
chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững để phòng tránh bạo lực gia đình,
đồng thời phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền
địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện
phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.
Đối với các nạn nhân bị bạo hành (cần biết một số kỹ năng để
phòng tránh)

16
1. Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành.
2. Thừa nhận đối tác của mình là người gây bạo lực.
3. Nói cho hàng xóm biết để họ có thể giúp đỡ.
4. Phòng bị một chiếc điện thoại trong nhà để liên lạc với người bên ngoài.
5. Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu
phố, Công An địa phương, số 113 để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng.
6. Thực hiện ngay một cuộc gọi cho người thân.
7. Ghi nhận lại bằng chứng: ghi nhận lại tất cả bằng chứng - ngày, giờ diễn
ra bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước tòa.
8. Dự trù một tài khoản bí mật cho riêng mình nếu thấy cần thiết.
9. Nên im lặng là vàng khi chồng quá say xỉn.
10. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn về bạo lực tình dục. khi gặp
những tình huống bạo lực tình dục để thỏa mãn ham muốn. Hãy đến gặp
chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm giải pháp.

Nạn nhân chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em nên không dám lên tiếng
Nhưng cũng qua những yếu tố trên cho thấy mỗi người phụ nữ nên ý thức:“Mọi
thứ sẽ thay đổ nếu bạn dám tố cáo. Không phụ nữ nào đáng phải chịu cảnh bạo
hành gia đình”.

17
Việc phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ không phải là chuyện một sớm một
chiều có thể giải quyết ngay được. Nó đòi hỏi phải có thời gian, mà điều đầu
tiên quyết là phải nâng cao dân trí, tích cực tuyên truyền đi đôi với việc thực
hiện bình đẳng giới, thi hành luật và các chế tài nghiêm minh. Phòng chống bạo
lực gia đình không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà là
công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu
quan và cả hệ thống chính trị, cả xã hội vào cuộc mới mang lại hiệu quả thiết
thực nhằm xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc.

2. Giải pháp và kiến nghị.

Để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra ở trên ta cần có những biện
pháp cụ thể, hiệu quả.
a, Các biện pháp để tuyên truyền và nâng cao nhận thức của mọi người về
phòng, chống bạo lực gia đình.

* Nội dung tuyên truyền:


Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
truyền thống, lòng tự hào dân tộc. Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý
thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước. Gương cá nhân,
tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
phòng, chống bạo lực học đường.
Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh
viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống
18
bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã
hội.
Các nội dung kiến thức, kỹ năng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực
học đường; trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường;
biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường; kỹ năng can thiệp khi xảy ra
bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; kỹ năng phòng, chống
xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và
trên môi trường mạng.
Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích
hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục
nghề nghiệp.
Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo,
người lao động và học sinh, sinh viên về: Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh
thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông
tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; không để bị
kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội.

* Các hình thức, phương pháp tuyên tuyền:


Thông qua hình thức truyền miệng.
Thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt
động ngoại khóa.
Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội.
Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu
về các lĩnh vực liên quan.
Ngoài ra còn có thể phát tờ rơi, phát báo, dán áp phích, phát loa ở các địa
phương các nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình.

b. Rà soát, thực hiện sửa đổi, hoàn thiện pháp luật.


Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình
và có những nỗ lực ngăn chặn, cải thiện tình trạng này. Nhà nước đã ban hành
Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 và trong những năm qua vẫn luôn
rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động đối với các quy định mới, đảm bảo tính khả
thi, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Bộ luật được
điều chỉnh gần đây nhất là vào năm 2022, Luật phòng, chống bạo lực gia đình

19
2022 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2023 gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so
với Luật 2007, trong đó có một số điểm mới:
 Tiếp cận trên quyền con người:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 tiếp cận dựa trên quyền con
người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành
vi bạo lực gia đình; nhóm đối tượng được áp dụng tương tự.
Bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật 2022 đối với người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
 Chủ động phòng ngừa bạo lực gia đình.
Bộ Luật mới thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong phòng
có chống, trong chống có phòng.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin truyền thông, giáo dục; nội
dung tư vấn, đối tượng cần tập trung tư vấn và quy định trách nhiệm của UBND
các cấp trong việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống bạo lực gia
đình.
Sửa đổi quy định về hòa giải nhằm tránh lợi dụng hòa giải để trốn tránh xử
lý hành vi bạo lực gia đình; bổ sung "Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng,
chống bạo lực gia đình", trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong xử lý tin
báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình và sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành
vi bạo lực gia đình.
Sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng,
chống bạo lực gia đình
Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm
trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật 2007,
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Cụ thể, trong Luật có biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình
đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; thẩm quyền cho Chủ
tịch UBND cấp xã và Tòa án tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc, đơn
giản hóa thủ tục.
Bên cạnh đó, quy định về giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc;
biện pháp giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; biện pháp "thực
hiện công việc phục vụ cộng đồng"; bảo vệ người tham gia phòng, chống bạo
lực gia đình và người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình.
20
 Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình
Cùng với đó, điểm mới của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là
khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời
nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống
bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về
phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả.
Cụ thể, quy định về cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở
cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Không chỉ vậy còn bổ sung các quy định về điều kiện bảo đảm thực hiện
phòng, chống bạo lực gia đình như quy định về kinh phí phòng, chống bạo lực
gia đình, cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình, phối hợp liên ngành về
phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
 Định kỳ 2 năm một lần báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo
lực gia đình
Ngoài ra, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sửa đổi, bổ sung quy
định về trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống bạo lực
gia đình.
Cụ thể bổ sung trách nhiệm của Chính phủ định kỳ 2 năm một lần hoặc đột
xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; trách nhiệm
của các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
c, Các biện pháp đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
* Đối với học sinh:
 Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ,
với thầy cô giáo.
 Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
 Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.
 Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy
cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
 Học cách kiềm chế cảm xúc.
 Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức
nhằm tăng tính hướng thiện trong con người các em.

21
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
 Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ
năng sống vào trong nhà trường.
 Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính
hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát
huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
 Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học
sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của
các vụ bạo lực.
 Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói
với giáo viên và học sinh.
 Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong
công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với giáo viên:


 Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học
sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo
viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
 Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ
dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia
giảng dạy.
 Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ
hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của
các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
 Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
 Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những
khó khăn vướng mắc của học sinh.

* Đối với gia đình:


 Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con
cái
 Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để
kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

22
PHẦN KẾT LUẬN
Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát
những đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể
của thế giới vật chất. Quan hệ về nhân - quả cũng như vậy, chúng ta có thể coi
như quan hệ nhân - quả là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một
sự tác động này suy ra một kết quả khác ở trong rất nhiều lĩnh vực: trong tự
nhiên, trong xã hội, cả trong vật lý, hóa học, cả trong đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, văn hóa… Quan hệ nhân - quả là một trong những quan hệ có tính
phổ biến nhất ở trong thế giới hiện thực. Đặc biệt, nó có vai trò rất quan trọng
đối với quá trình hình thành nhận thức của chúng ta. Quá trình nhân - quả được
lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho tư duy của con người phản ánh được những
mối quan hệ nhân - quả, đồng thời khi nghiên cứu ở khía cạnh khác dẫn tới
những kết luận về mặt phương pháp luận rất phong phú. Vì vậy, trong những
câu ngạn ngữ chúng ta cũng bắt gặp được sự tổng kết của cha ông ta về quan hệ
nhân - quả là rất nhiều. Ví dụ “ Mưa dầm thấm lâu, cày sâu tốt lúa ”, “Ác giả ác
báo”, “Gieo gió gặt bão”, “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, “Thuận vợ thuận
chồng tát bể Đông cũng cạn”…Tóm lại, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả là những cơ sở lý luận rất quan trọng giúp cho chúng ta rút ra
những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn. Những hoạt
động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối
quan hệ nhân - quả và những đặc trưng này với tư cách là thành quả của nhận
thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho con người trong hoạt động thực tiễn để có thể gặt
hái được những thành công to lớn hơn.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, viện kiểm sát ND tối
cao (01/2022)
“Bạo lực gia đình và một số giải pháp phòng tránh bạo lực gia đình”, Hội
liên hiệp phụ nữ tỉnh Khánh Hòa, (16/4/2020)
Bài tuyên truyền về: Phòng chống bạo lực gia đình; trang Thông tin tuyên
truyền của Đại học Thủ Dầu Một
Nội dung và hình thức tuyên truyền phỏng, chống bạo lực học đường được
quy định như thế nào?, Pháp luật về Giáo dục, 04/02/2023
Luật phòng chống, chống bạo lực gia đình 2007; Thư viện pháp luật
Những điểm mới của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; Cổng
thông tin điện tử Chính phủ Xây dựng chính sách, Pháp luật; 03/12/2022
GS.TS Phạm Văn Đức (2019). Giáo trình Triết học Mác – Lênin Trường Đại
học Thương mại, Hà Nội.

24

You might also like