You are on page 1of 3

Câu hỏi:

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Một kết quả do nhiều
nguyên nhân sinh ra. Vậy em sẽ vận dụng quan điểm này như thế nào để đạt được kết quả
cao trong học tập?
Chương 1. Nội dung lí luận:
1. Khái niệm:
 Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau.
 Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan tất yếu: Không có
nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nfo
không có nguyên nhân; thể hiện trên các phương diện sau:
 Trong mối quan hệ nhân - quả, nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn có
trước kết quả, kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Tuy nhiên, cần phân biệt mối quan hệ nhân- quả với mối quan hệ trước- sau về mặt thới
gian. Không phải sự liên hệ trước sau nào về mặt thời gian đều nằm trong mối quan hệ
nhân quả mà chỉ những sự tác động lẫn nhau gây ra biến đổi nhất định nào đó mới được
coi là quan hệ nhân quả.
 Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp: Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều
kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và kết quả phụ,
cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp.
Sự tác động của nhièu nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra các
hướng thuận nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng kết quả.
 Nguyên nhân có nhiều loại:
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên trong là sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố của cùng sự vật hiện tượng. Nguyên nhân bên ngoài là sự tác
động qua lại giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây ra các biến đổi nhấn định ở sự vật,
hiện tượng ấy. Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng
thông qua nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu: Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà
thiếu chúng kết quả sẽ không xảy ra. Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân mà sự có mặt
của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện
tượng.
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách quan là nguyên
nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức của con người. Nguyên nhân chủ qua là
nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ: Triều đình Nguyễn thất bại trong công cuộc chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX:
Nguyên nhân khách quan: Pháp có lực lượng và vũ khí tối tân hơn Việt Nam ta.
Nguyên nhân chủ quan: Triều đình Nguyễn nhu nhược, không chủ động và đầu hàng
Pháp.
 Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động này có thể
theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Kết quả sau khi sinh ra có
thể trở thành nguyên nhân cho hiện tượng tiếp theo, tạo nên chuỗn nhân quả vô
tận. Cho nên, việc xác định cái gì là nguyên nhân, cái gì là kết quả chỉ có thể đặt
trong điều kiện hoàn cảnh để xác định. Cái trong trường hợp này là nguyên nhân
thì cái trong trường hợp khác lại là kết quả.
Ví dụ: Hiện tượng mưa. Nước ở các sông, hồ, ao, suối,…Do nắng nóng, nước bốc hơi tạo
thành mây gặp điềi kiện thích hợp thì chuyển thành mưa. Mưa lại rơi xuống các sông, hồ,
ao, suối…. Và vòng tuần hoàn đó cứ lặp đi lặp lại.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
 Mọi sự vật xuất hiện biến đổi đều có nguyên nhân, nên muốn nhận thức sự vật
phải tìm ra nguyên nhân cho sự xuất hiện, biến đổi của nó. Đồng thời phải tìm ra
nguyên nhân trong những hiện tượng trước khi kết quả xuất hiện.
 Vì nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, nên trong nhận thức vào thực tiễn cần
phân loại nguyên nhân, xác định vị trí vai trò của từng nguyên nhân đối với sự
hình thành kết quả, đồng thời phải đặt quan hệ nhân - quả trong điều kiện cụ thể để
phân tích và giải quyết.
Chương 2.Vận dụng quan điểm biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào thực
tế để đạt kết quả cao trong học tập:
 Cần sắp xếp Chủ động học tập.
 Không chỉ học ở trường mà còn có thể học qua internet, bạn bè và trong cuộc sống
thực tế.
 thời khoá biểu hợp lí cân bằng giữa việc học và việc làm thêm.
 Chơi chung với những bạn, anh chị học tập tốt để có thể học hỏi và trau dồi các kĩ
năng trong cuộc sống.

You might also like