You are on page 1of 5

Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả?

Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu cặp phạm trù này?

Cấu trúc: Nội dung cơ bản - Mối qua hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và kết quả - Ý nghĩa phương pháp luận

I. Nội Dung cơ bản ( Định Nghĩa + Phân biệt + tc Mối liên hệ nhân quả)
a. Định nghĩa:
Nguyên nhân: một phạm trù triết học, dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau Giữa
các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với
nhau gây ra một sự biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả: phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác
động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau gây ra.
Ví dụ

1. Sự tác động của dòng điện lên dây dẫn chính là nguyên nhân khiến cho dây dẫn nóng lên và khi dây dẫn nóng lên
đó chính là kết quả.

2. Sự tác động qua lại giữa cung và cầu dẫn đến quá trình thực hiện giá cả đó là nguyên nhân của hàng hóa khiến cho
giá cả xoay quanh giá trị của hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị của hàng hóa đó chính là kết quả.

3. Sự tác động của các yếu tố về mặt tự nhiên, đặc biệt những yếu tố tác động từ con người như con người chặt phá
rừng một cách bừa bãi, con người vứt rác một cách tùy tiện đó chính là những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi
trường.

b. Phân biệt: Nguyên cớ - Nguyên nhân - Điều kiện , (Kết quả - Hậu quả.)
Nguyên cớ - Nguyên nhân - Điều kiện:
Nguyên cớ: (là cái) Không có mối liên hệ bản chất với kết quả.
‘ Bản chất của nguyên cớ là những yếu tố ngẫu nhiên,bên ngoài, xuất hiện cùng với
nguyên nhân, nhưng bản thân nguyên cớ không sinh ra kết quả. Để chủ thể đạt được
những mục đích, động cơ nhất định, nguyên cớ được chủ thể sử dụng để ngụy trang,
che lấp đi nguyên nhân thực sự dẫn đến kết quả. ’
Ví dụ 1: Phân tích vấn đề: Vì sao Mỹ tấn công Irac năm 2003 ?
Kết quả: Mỹ tấn công Irac.

Phân tích Nguyên nhân - Nguyên cớ.

Sau vụ khủng bố 11/9/2001, Tổng thống Mỹ khởi xướng cuộc chiến chống khủng bố.

Nguyên nhân: IRAC là một nước giàu dầu khí, đồng thời có vị trí địa lý mang tính chính trị quan trọng.

Nguyên cớ: từ sự kiện 11/9,với chiến lược chống khủng bố của Mỹ, Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng dưới chính quyền
Irac tàng trũ các loại vũ khí giết người hàng loạt ( vk Hạt nhân, vk Hóa học,.. )và có những cơ sở đào tạo phần tử khủng bố
nhằm lôi kéo đồng minh tham gia vào cuộc chiến, thể hiện rằng Mỹ và cuộc xâm lược Irac là đại diện cho chính nghĩa. Kết
quả sau cuộc chiến đã cho thấy rằng việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của IRAQ là sai sự thật. Chính phủ Mỹ đưa ra bài
phát biểu cho rằng đây là sai sót của CIA, dù sao cuộc chiến cũng đã kết thúc.

=> Có thể thấy việc Chính phủ Hoa kỳ một mực khẳng định rằng Iraq “sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt” là hoàn
toàn sai sự thật.Và Hoa Kỳ có thể đã ngụy tạo ra các bằng chứng để làm cớ cho chiến tranh.

Ví dụ 2: Đ và bạn gái của mình chia tay sau 1 năm- Kết Quả

Nguyên nhân: Đ tìm thấy 1 bạn xinh hơn bạn gái của mình.

Nguyên cớ: Đ chia tay bạn gái vì muốn tập trung và việc học.

Nếu không thể phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là nguyên cớ thì ta có thể sẽ
trở thành nạn nhân của nguyên cớ.

Điều kiện: Những yếu tố giúp cho nguyên nhân sinh ra kết quả. Nhưng bản
thân điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả.
Ví dụ: C2H2 + H2O → CH3CHO (điều kiện: nhiệt độ 80℃ xúc tác Hg2+ môi trường axit) Cho thấy
trong sản phẩm không có Hg2+ .

Kết quả - Hậu quả: (cái này e nghĩ không cần)


Cả Kết quả và Hậu quả đều được sinh ra bởi nguyên nhân.

c. Tính chất của mối quan hệ Nhân - Quả


Tính khách quan: Mối liên hệ của chính bản thân thế giới, tác động độc lập với ý thức
của con người.
Ví dụ :

Tính tất yếu: Đã có nguyên nhân chắc chắn sẽ có kết quả.


Ví dụ :

Tính phổ biến: Diễn ra trên mọi lĩnh vực của thế giới. Không có sự vật, sự việc nào
hình thành, phát triển, diệt vong mà không có nguyên nhân.
Ví dụ:
II. Mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả.

a. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.


Nguyên nhân và kết quả nằm trong mối quan hệ sản - sinh, chính nguyên nhân
sản sinh ra kết quả và bao giờ cũng có trước kết quả.
( Do nguyên nhân là những tác động gây nên sự biến đổi nhất định, mà Kết quả chính
là sự biến đổi đó )
Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả.
Ví dụ 1: H là sinh viên đi chơi về khuya, gặp cướp. - Đây là một Nguyên nhân

Kết quả 1: H mất ví, mất giấy tờ, mất tiền đóng học phí.

Kết quả 2: H không đóng học phí và bị đuổi học.

Kết quả 3: H mất giấy tờ xe và bị CA giữ xe khi tham gia giao thông.

Một kết quả có thể có 1 hay nhiều nguyên nhân. Nếu những nguyên nhân tác
động cùng chiều có thể hình thành kết quả nhanh chóng, còn nếu nguyên nhân tác
động ngược chiều thì có thể hạn chế hoặc triệt tiêu việc hình thành kết quả. Cần biết
phân loại các nguyên nhân để có sự tác động phù hợp.
Ví dụ 1 : N là sinh viên năm 2, luôn học tập chăm chỉ từ sáng đến tối nhưng không có kết quả
như mong đợi - Kết Quả

Nguyên nhân 1: N chưa có một lộ trình học tập phù hợp.

Nguyên nhân 2: N luôn trong trạng thái ‘Tẩu hỏa nhập ma’, học tập nhưng không biết
mình đang học cái gì.

Nguyên nhân 3: N không thực sự hứng thú với việc học.

Nguyên nhân 4: Nhà trường ra đề quá khó, tất cả sinh viên đều không có kết quả tốt.

Nguyên nhân 5:

-> N cần xác định được đâu là nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân khách quan.

Ví dụ 2: Sự nóng lên của một vật thể có thể do nhiệt độ môi trường, ma sát, dòng điện, pư
hóa học,… Môi trường tự nhiên tạo ra năng suất cây trồng tự nhiên, con người muốn thúc đẩy nó đã
bón phân hóa học, thuốc trừ sâu → giảm chất lượng tự nhiên.
b. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Nguyên nhân - Kết quả là một chuỗi vô cùng, không thể biết được đâu là
nguyên nhân đầu tiên và đâu là kết quả cuối cùng. Một sự vật hiện tượng nào đó
trong mối liên hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết quả và
ngược lại.
Cho nên, để xác định một hiện tượng là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng
phải đặt trong một mối quan hệ xác định,cụ thể.
Ví dụ:

-> …

-> Đ là sinh viên năm 3 học tập tốt, đạt thành tích cao trong các cuộc thi

-> Đ được công ty HHH tuyển dụng và được nhận làm nhân viên chính thức.

-> Đ có kinh nghiệm 1 năm làm việc ngay sau khi ra trường.

-> Đ có mức lương gấp nhiều lần so với bạn bè sau tốt nghiệp

-> …

c. Kết quả tác động trở lại nguyên nhân .


Kết quả được sinh ra nhưng không thụ động mà có thể tác động lại nguyên
nhân sinh ra nó; diễn ra theo 2 hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân
(hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
Ví dụ 1: gia tăng dân số dẫn đến nghèo đói, nghèo đói gia tăng tỷ lệ thất học -> dân số lại tăng.

Ví dụ 2: Con người gây ra ô nhiễm môi trường - > Môi trường sống suy giảm -> Con người bị ảnh
hưởng

Ví dụ 3: Đ
III. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Để nhận thức được sự vật hiện tượng, cần phải bắt đầu từ việc tìm ra nguyên nhân
sinh ra nó. Một sự vật, sự việc hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra, để
gây ra tác động như loại bỏ hay thay đổi một đối tượng ( sự vật, sự việc, hiện tượng
)cần xác định và phân loại các nguyên nhân sinh ra đối tượng đó, đồng thời gây tác
động lên các nguyên nhân sao cho phù hợp.
ví dụ: H đạt F môn Tin học đại cương - Kết Quả

Nguyên nhân chủ quan: H chưa có lộ trình phù hợp, chưa chú tâm vào môn học.

Nguyên nhân khách quan: Đề thi khó với những ý tưởng “độc đáo” của giảng viên.

-> để khắc phục, H cần tác động vào nguyên nhân chủ quan do nguyên nhân khách quan H không thể
tác động.

- Để tìm nguyên nhân của một đối tượng, cần tìm hiểu mối liên hệ của đối tượng đó
với các đối tượng diễn ra trước khi nó xuất hiện; phân loại các nguyên nhân để có
những biện pháp đúng đắn.
- Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát
huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra.

You might also like