You are on page 1of 3

Bài tâ ̣p nhóm 2

Đề bài: Nguyên nhân - kết quả


Bài Làm
Nguyên nhất và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác – Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lí về
mối quan hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng.
Nguyên nhân và kết quả
Khái niệm:
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sựvật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Ví dụ:

- Đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Trong đó,
chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là
kết quả.
- Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng
trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt
trống.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

- Nguyên nhân sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết
quả chỉ xuất hiện sau khi đã có nguyên nhân tác động.

+ Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về thời gian cũng là
quan hệ nhân quả. Ví dụ: trong tự nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều các hiện tượng
kế tiếp nhau như ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn đến sau chớp v.v., nhưng ngày
không phải là nguyên nhân sinh ra đêm, sấm không phải là nguyên nhân sinh ra
chớp. Do vậy, để xác định quan hệ nhân quả, phải chú ý tới quan hệ sản sinh .

+ Nguyên nhân sinh ra kết quả còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể,
nên có thể có các trường hợp sau:
 Một nguyên nhân sinh ra một kết quả
Ví dụ: Trong chiến tranh, bộ đội ta có một kết luận rất thực tế là, rất ít khi
hai quả bom rơi vào cùng một chỗ. Vì vậy, các chiến sĩ ta hay tránh bom
địch ở chính những hố bom mà quả bom trước đã đào lên.
 Một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả
Ví dụ: Bầu ozon bị thủng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tồn tại của loài
người. Nhưng kết quả của sự ô nhiễm môi trường cũng do nhiều nguyên
nhân gây nên: đó là do con người, do công nghiệp, chất độc hại, và chính
những nguyên nhân này lại gây nên nhiều kết quả.
 Nhiều nguyên nhân sinh ra một kết quả
Ví dụ:
- Nguyên nhân: Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc
vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã dẫn tới vấn đề thuộc địa và ngày
29/06/1914 thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố Xéc-bị ám sát 
Kết quả: Dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Do nguyên nhân chặt phá rừng đã gây ra nhiều kết quả như lũ lụt, hạn
hán, nạn đói, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật v.v.. 
Trong trường hợp nhiều nguyên nhân sinh ra một kết quả có thể xảy ra hai khả
năng: Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều nhau, chúng sẽ thúc đẩy sự hình
thành kết quả; Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều nhau chúng sẽ kìm hãm sự
hình thành kết quả. Ví dụ: do nền kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục
nên trình độ dân trí thấp. Trình độ dân trí thấp là nhân tố cản trở việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cản trở, kìm hãm sản xuất phát
triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế
và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế và giáo dục. 

- - Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: Điều này có nghĩa
là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì
ngược lại trong mối quan hệ khác, nó lại là kết quả và ngược lại. Trong thế
giới, chuỗi quan hệ nhân quả là vô cùng, vô tận không có điểm bắt đầu và
không có điểm kết thúc. Một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay
kết quả bao giờ cũng được xét trong một mối quan hệ xác định, ở một không
gian, thời gian cụ thể. Ví dụ: Do sự phát triển không đồng đều giữa các
nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã dẫn tới vấn đề
thuộc địa và ngày 29/06/1914 thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng
bố Xéc-bị ám sát  Dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất Khoảng 1,5
tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu
người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ. ... ở châu Âu đều bị
phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD.
Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do
nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải
tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó
không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên
nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra
trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết
định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào
đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải
lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chứ không nên
rập khuôn theo phương pháp cũ.

Thành viên:
1. Bùi Nguyễn Mai Hạ
2. Vương Khánh Huyền
3. Dương Ngọc Hoàng
4. Bùi Quang Huy
5. Tô Thị Hằng
6. Nông Thị Bích Hâ ̣u
7. Ma Thị Huyền
8. Nguyễn Thị Hoài
9. Dương Thu Huyền

You might also like