You are on page 1of 4

Nguyên nhân và kết quả:

1.Khái niệm nguyeen


 Nguyên nhân là phạm trù chỉ chỉ sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong
-Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra
một biến đổi nhất định nào đó.
-Các loại nguyên nhân
 Các loại nguyên nhân:
 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
+ Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt
thì kết quả sẽ không xảy ra .
+ Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt
của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn
định, cá biệt của hiện tượng .
 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài
+ Nguyên nhân bên trong : là sự tác động lẫn nhau giữa những
mặt hay những yếu tố của cùng 1 kết cấu vật chất nào đó và
gây ra những biến đổi nhất định .
+Nguyên nhân bên ngoài : là sự tác động lẫn nhau giữa những
kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong
kết cấu vật chất ấy .
 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan
+ Nguyên nhân khách quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác
động độc lập đối với
ý thức con người, của các giai cấp, các chính đảng…
+ Nguyên nhân chủ quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác
động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động
của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng… nhằm thúc đẩy
hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển… các quá trình xã hội.
 Nguyên nhân khác với nguyên cớ, điều kiện.
-Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động
lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra.

.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả


1. Nguyên nhân sinh ra kết quả
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng
đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
- Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những
nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
- Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ
gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu
các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ
làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
- Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có
thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2.Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
- Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết
quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác
động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với
nguyên nhân có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc
đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm cản trở hoạt động
của nguyên nhân.
3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
- Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác
nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong
mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt
mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp
tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong
chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầy hay cuối cùng.

Nguyên nhân khach quan ô nhiễm môi trường


Các hiện tượng tự nhiên như sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn...
Chúng sẽ làm giảm chất lượng của nước. Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi
xuống cũng làm ô nhiễm không khí, đất, nước tại các khu vực lân cận. Địa chất chứa quá nhiều
khoáng, hợp chất như kim loại, Flo, Asen... cũng khiến môi trường xung quanh nhiễm độc theo.

Ngoài ra, sự phân hủy xác các động thực vật, thành chất hữu cơ cũng gây ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nước mặt, mạch nước ngầm. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền phức tạp của các dòng
chảy ao hồ, kênh rạch như ở Việt Nam thì một khu vực ô nhiễm có thể lan rất nhanh tới cả hệ
thống.

Các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão... Cũng là nguyên nhân khiến chất
lượng môi trường sống giảm sút nhanh chóng và khó khống chế.

Nguyên nhân chu quan gây ô nhiễm môi trường


Tất cả các hoạt động sản xuất sinh hoạt hằng ngày của con người đều sinh ra những chất thải
nguy hại cho môi trường.

 Chất thải sinh hoạt của cá nhân đến các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện...
 Chất thải nông nghiệp từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất...
 Chất thải công nghiệp nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
 Do các chất thải từ phương tiện giao thông
 Do sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để đun nấu
 Ô nhiễm môi trường do phóng xạ bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình tự nhiên
như phân rã phóng xạ của radon.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường


Tác động của ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí có thể sẽ giết chết nhiều sinh vật sống. Trong đó có cả con người.
Nó gây nên các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, tức ngực... Sóng nhiệt hoặc tiếng ồn gây ra
các triệu chứng đau đầu, căng thẳng, stress...

Nhiệt độ không khí quá cao cũng là nguyên nhân gây đột quỵ, sốc nhiệt. Thậm chí trường hợp
nặng có thể tử vong. Khói bụi lẫn trong sương cũng làm giảm hấp thụ ánh sáng mặt trời của cây
xanh. Lưu huỳnh dioxit và các oxit nito có thể tạo nên những cơn mưa axit. Chúng cũng làm giảm
độ pH đất khiến đất trở nên khô cằn, thiếu dưỡng, mất mùa.

Khí cacbonic từ phương tiện giao thông, nhà máy gây hiệu ứng nhà kính là thủng tầng ozon. Trái
đất nóng lên đe dọa sự sống của toàn bộ sinh vật sống có cả con người.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Chúng sinh ra các bệnh truyền nhiễm như tả, ung thư da, thương hàn, bại liệt.

Kim loại nặng trong nước gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật. Đây là nguyên nhân gây
ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Một số kim loại rất độc như Chì, Thủy ngân,
Asen, Cadimi...

Các hóa chất dùng để pha chế các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu về sinh sản, thần
kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất


Đất ô nhiễm, kéo theo các loại cây trồng cũng bị nhiễm độc. Con người ăn phải sẽ bị nhiễm độc
gan, hệ thần kinh... Chất gây ô nhiễm còn có thể làm thay đổi quá trình chuyển hoá của thực vật
làm giảm năng suất cây trồng.

Hậu quả của các loại ô nhiễm khác


Tùy theo mức độ cũng như loại môi trường bị ô nhiễm mà chúng sẽ có những hậu quả tiêu cực
khác nhau đến môi trường sống, sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và
xã hội.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Nhà nước ta cần phải sớm có những khung quy định chuẩn về xử lý chất thải, nước thải. Tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường và có hình thức xử lý nghiêm khắc với những
hành vi vi phạm.

Các nhà máy, khu công nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải, khí thải và nước thải theo
tiêu chuẩn ban hành. Ưu tiên sử dụng các biện pháp vi sinh thân thiện thay cho hóa chất. Nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tuy rất đáng báo động. Nhưng chúng ta vẫn có thể cứu
vãn nếu cùng chung tay khắc phục hậu quả. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý
nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi
tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

You might also like