You are on page 1of 2

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Con người và môi trường

Chương 6: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

Chủ đề 6.1: Khái niệm về ô nhiễm môi trường

Slide Nội dung

1 Chương 6: ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu


Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết cấn được quan tâm và giải quyết ,
hiện trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên trái đất và gây hậu
quả nghiêm trọng dến các sinh vật. Ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm môi trường đất,
2 môi trường nước và môi trường không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ... . và
chính hiện tượng ô nhiễm môi trường đã tác động làm biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trong
phạm vi chương này, tôi sẽ giới thiệu và chia sẻ về 4 loại ô nhiễm chính: ô nhiễm môi
trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
Vậy ô nhiễm môi trường được hiểu theo định nghĩa sau: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng
môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi
3
trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi
trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra
Hiện trạng ô nhễm môi trường bị gây ra từ nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm, các chất
4 này có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, dông, bão,
lốc, lũ bùn đá, lũ quét, lũ lụt, quá trình thối rửa xác động thực vật,
Các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo sinh ra từ những hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt và vui chơi giải trí của con người
Các chất được gọi là các chất gây ô nhiễm môi trường phải có những dấu hiệu
sau:
5 • Hiện tượng tự nhiên: Vừa trực tiếp tạo ra, vừa góp phần phát tán các vật chất gây
ô nhiễm vào môi trường
• Nguồn nhân tạo: Lượng và cường độ thải lớn, tập trung, thay đổi theo thời gian,
chất thải đa thể, đa dạng.
6 Các chất gây ô nhiễm có những đặc tính như sau:
-Tính trơ: Tồn tại bền vững, ít tham gia vào các quá trình lý hóa học trong tự nhiên
nhưng có nguy cơ tích lũy cao và gây tác hại khi vượt quá ngưỡng cho phép.
-Tính kém bền vững hóa học: Tốc độ phản ứng hóa học biến đổi chất và sản phẩm cuối
phản ứng phụ thuộc vào chất tham gia phản ứng và các điều kiện môi trường
-Thể tồn tại: tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí và có thể chuyển hóa từ thể này sang thể khác.
-Tính độc: Nhiều nguyên tố hoặc hợp chất gây tính độc
Để đối phó lại những tác nhân gây hại do các chất ô nhiễm gây ra thì môi trường
có khả năng đồng hóa chất gây ô nhiễm. Vậy khả năng này chính là: K h ả
năng tự làm sạch của môi trường có điều kiện.
Điều kiện tồn tại khả năng làm sạch nhờ cơ chế tự nhiên được thực hiện.
7 Hệ thống tự nhiên có tính thống nhất liên hoàn. Khi một bộ phận, một thành
tố bị suy thoái, sẽ gây ô nhiễm các bộ phận còn lại.
Khi biến trình thải không trùng pha với biến trình khả năng tự làm sạch của môi
trường thì hệ quả môi trường sẽ càng lớn.

Tuy nhiên khả năng đồng hóa chất gây ô nhiễm của môi trường có giới hạn về
lượng luôn diễn ra theo 2 khả năng:
8 • Môi trường không thể đồng hóa hết, phần dư sẽ gây ô nhiễm
• Phần dư không những gây ô nhiễm mà còn làm tổn thương, hủy hoại
chức năng tự làm sạch của môi trường.
Để tìm hiểu về các kiểu ô nhiễm môi trường đang diễn ra như thế nào trên trái
đất chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi phần kế tiếp.

You might also like