You are on page 1of 9

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Con người và môi trường

Chương 5: Tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề 5.2: Tài nguyên rừng và tài nguyên đất

Slide Nội dung

1 Chào mừng các anh/chị sinh viên đến với môn học Con người và môi trường.
Nội dung của Chương 5 Tài nguyên thiên nhiên bao gồm 4 chủ đề như sau:
• 5.1 Khái niệm và Phân loại Tài nguyên thiên nhiên
• 5.2 Tài nguyên rừng và tài nguyên đất
2
• 5.3 Tài nguyên biển và tài nguyên nước
• 5.4 Các tài nguyên khác
Bài giảng này giới thiệu về Chủ đề 5.2 Tài nguyên rừng và tài nguyên đất
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về Tài nguyên rừng.
Khái niệm Rừng là gì? Rừng là hệ sinh thái tự nhiên với các loài cây lớn (cây gỗ)
3
chiếu ưu thế, chúng có khả năng thiết lập nên một điều kiện môi trường riêng.
Rừng được xem là có đa dạng sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái trên cạn.
Rừng có vai trò như thế nào đối với con người và môi trường?
Về mặt sinh thái, rừng tạo ra, duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học; là nơi cư trú của
khoảng 80% giống loài trên cạn (động vật, thực vật, vi sinh vật); là ngân hàng gen
khổng lồ, lưu trữ các nguồn gen quý. Rừng là nơi lưu trữ carbon thông qua hoạt
4 động quang hợp - là hoạt động tích tụ, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành hóa
năng, cung cấp oxy, tiêu thụ và tích lũy CO2.
Về mặt bảo vệ môi trường, rừng tạo vi khí hậu, lọc sạch không khí, cung cấp độ
ẩm, cản gió, làm giảm tiếng ồn. Rừng có vai trò nuôi dưỡng đất nhờ có thảm mục
rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và là môi trường cho vi sinh
vật và động vật đất phát triển, giúp duy trì hoặc bổ sung độ phì nhiêu của đất.
Rừng có thể điều tiết nước và bảo vệ đất thông qua sự điều hòa chế độ dòng chảy,
phòng hộ đầu nguồn. Điều này là nhờ thảm thực vật rừng có chức năng ngăn cản
một phần nước mưa rơi xuống đất và phân phối lại lượng nước này. Thảm mục
rừng thì có khả năng giữ lại nước. Do đó rừng làm tăng khả năng thấm và giữ
nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt, từ đó giúp bảo vệ nguồn nước và chống
xói mòn.
Về cung cấp tài nguyên, rừng đáp ứng 2 – 3% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
con người; cung cấp gỗ, nhiên liệu, nguyên vật liệu sản xuất cho công nghiệp,
khai mỏ, hóa chất; cung cấp nguồn dược liệu (động vật, thực vật, vi sinh vật).
Rừng còn cung cấp các giá trị cảnh quan, thẩm mỹ, du lịch; là đối tượng cho
nghiên cứu khoa học và là cơ sở tạo ra và bảo tồn văn hóa địa phương.
Rừng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Ở Việt Nam, rừng được xác định
và phân loại dựa trên 6 tiêu chí theo Thông tư 34/2009 của Bộ NNPTNT:
• Theo mục đích sử dụng
• Theo nguồn gốc hình thành
5
• Theo điều kiện lập địa
• Theo loài cây
• Theo trữ lượng
• Đất chưa có rừng
Dựa trên tiêu chí mục đích sử dụng, rừng được chia thành rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích phòng hộ
đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều
hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ
6
đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
Rừng đặc dụng là rừng phục vụ cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên
nhiên, bảo vệ danh thắng cảnh quan; bao gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu văn hóa lịch sử và môi trường. Rừng sản xuất bao gồm các loại
rừng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi
trường sinh thái.
Việc phân loại rừng dựa trên các tiêu chí còn lại, các anh chị tự tìm đọc Thông tư
34/2009 của Bộ NNPTNT để hiểu thêm về việc phân loại rừng ở Việt Nam.
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về hiện trạng và khai thác rừng trên thế giới.
Từ đầu thời kỳ văn minh nhân loại, diện tích rừng vào khoảng 8 tỷ ha, che phủ 2/3
lục địa. Đến năm 2020, diện tích rừng còn khoảng 4 tỷ ha, chiếm 31% diện tích
đất toàn cầu và phân bố ở 4 vùng khí hậu chính: cận cực phương bắc, ôn đới, cận
nhiệt đới và nhiệt đới. Tổ chức Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu (FRA) của
7
FAO ước tính từ năm 1990 đến năm 2020 khoảng 420 triệu ha rừng đã mất đi và
từ năm 2015 đến năm 2020 tốc độ mất rừng khoảng 10 triệu ha/năm trong khi tốc
độ tái trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên chỉ đạt khoảng 5 triệu ha/năm. Đặc
biệt tình trạng mất rừng xảy ra nhiều nhất ở Nam Mỹ và Châu Phi, còn diện tích
rừng có xu hướng tăng lên ở Châu Âu và một số khu vực Châu Á.
Rừng tự nhiên chiếm 93% tổng diện tích rừng trên thế giới, trong đó rừng nguyên
sinh chiếm 1/3 diện tích và phân bố nhiều nhất ở 20 nước: Canada, Mỹ,
Venezuela, Colombia, Guyana, Ecuador, Suriname, French Guiana, Brazil, Peru,
Bolivia, Argentina, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Nga,
8
Trung Quốc, Myanmar, Indonesia, Papua New Guine, Úc. Ba nước Brazil,
Canada và Nga có tổng diện tích rừng nguyên sinh hơn 1/2 diện tích của thế giới.
Tuy nhiên, tính từ năm 2000 đến nay khoảng 47 triệu ha rừng nguyên sinh đã mất
đi.
Ngoài rừng tự nhiên, 7% diện tích rừng còn lại trên thế giới là rừng trồng. Tốc độ
tăng diện tích rừng trồng trên toàn cầu là khoảng 1,4%/năm từ 2010 – 2015 và còn
9 dưới 1%/năm từ 2015 – 2020. Rừng trồng ở Châu Á, Bắc Mỹ và Trung Mỹ thì đa
số là cây trồng bản địa, còn ở Châu Phi, Châu Âu, Châu Đại dương và Nam Mỹ
thì tỷ lệ cây du nhập hơn 70%.
10 Như vậy rừng hiện nay vẫn đang mất đi mỗi ngày. Nguyên nhân nào gây suy giảm
diện tích rừng? Đó là các nguyên nhân như sau:
• Lấy đất làm nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi.
• Khai thác gỗ và các nguồn tài nguyên từ rừng quá mức, không hợp lý.
• Chuyển đổi đất rừng sang hình thức sử dụng khác như trồng các cây có giá
trị kinh tế cao.
• Cháy rừng do tự nhiên hoặc nhân tạo.
• Sự phát triển KT-XH làm tăng nhu cầu khai thác khoáng sản, xây dựng khu
dân cư, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), nhà máy
thủy điện,…
• Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí tạo nên những trận mưa
acid làm hủy diệt nhiều khu rừng.
• Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất ấm lên và nước biển dâng cao.
• Bom đạn và chất độc chiến tranh tàn phá rừng.
Hiện trạng rừng ở Việt Nam thì như thế nào?
Theo FAO, Việt Nam từng là nước có tỷ lệ đất rừng và trữ lượng gỗ bình quân
đầu người thấp nhất trên toàn cầu. Trong giai đoạn 1943-1995, Việt Nam ghi nhận
tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 43% xuống còn chỉ 27,2%. Các nguyên nhân chính gây
mất rừng là phá rừng, cháy rừng và chuyển mục đích sử dụng.
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc
quản lý và bảo vệ rừng nhằm tăng diện tích rừng và nâng độ che phủ rừng. Theo
11
số liệu thống kê năm 2019, đất lâm nghiệp có gần 15 triệu ha, chiếm 45,5% tổng
diện tích nước ta, trong đó rừng sản xuất là 7,5 triệu ha, rừng phòng hộ 5,2 triệu
ha, rừng đặc dụng 2,2 triệu ha.
Rừng tự nhiên có diện tích gần 10,3 triệu ha, rừng trồng là hơn 4,3 triệu ha.
Diện tích rừng bị tàn phá giảm 70% trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn
2005-2010.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm
2020 ước đạt 42%, gần bằng tỷ lệ của năm 1943.
Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng nước ta có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên
vẫn chưa cao, đa số là rừng trung bình, rừng phục hồi và rừng nghèo; rừng phòng
hộ chưa phát huy đầy đủ chức năng. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm
2030 ổn định đất rừng tự nhiên ở mức tương đương với diện tích đạt được ở năm
2020 và tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%.
Đến nay, với 10 Vườn Di sản ASEAN Việt Nam là nước có nhiều vườn di sản
ASEAN trong khu vực, bao gồm: VQG Hoàng Liên, VQG Ba Bể, VQG Bái Tử
Long, VQG Vũ Quang, Khu bảo tồn Ngọc Linh, VQG Chư Mom Rây, VQG Kon
Ka Kinh, VQG Bidoup-Núi Bà, VQG Lò Gò – Xa Mát, VQG U Minh Thượng.
12
Ngoài ra Việt Nam có 9 khu Ramsar được thế giới công nhận bao gồm: VQG
Xuân Thủy, Vùng đất ngập nước Bầu Sấu, Hồ Ba Bể, VQG Tràm Chim, VQG
Mũi Cà Mau, VQG Côn Đảo, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, VQG U
Minh Thượng, Khu Bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
Để thực hiện bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, có 2 văn bản luật
quan trọng là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ban hành lần đầu năm 1991 và được
sửa đổi năm 2004 và 2016; Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ 1/1/2019. Ngoài
ra các chính sách và chiến lược ở Việt Nam đều hướng đến các giải pháp như sau:
• Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và các khu dự trữ tự nhiên.
• Khai thác hợp lý tài nguyên rừng.
13
• Phòng chống cháy rừng.
• Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
• Hạn chế, thay đổi mô hình tiêu thụ và giảm lãng phí gỗ rừng.
• Hạn chế ô nhiễm môi trường.
• Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
• Hợp tác quốc tế, hỗ trợ nguồn tài chính bảo vệ rừng.
14 Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về tài nguyên đất.
Đất là thuật ngữ thường được hiểu theo hai nghĩa thông dụng là đất và đất đai.
Đất là lớp tơi xốp trên cùng của thạch quyển có khả năng cho năng suất cây trồng.
Đất đai là khái niệm chung để chỉ phần bề mặt lục địa, thông thường là một vùng
tương đối rộng trên bề mặt Trái Đất hay một vùng lãnh thổ.
Đất là một hợp phần tự nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của năm
yếu tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian.
Trên quan điểm sinh thái, đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ
thống cân bằng của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ
15
và những sinh vật đất. Thành phần vật chất của đất gồm: các hạt khoáng (40-
45%), các chất mùn hữu cơ (~5%), không khí (20-25%) và nước (25-35%).
Đất là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, tự phục hồi độ màu mỡ và những tính
năng thích hợp cho duy trì sự sống.
Cấu trúc phẫu diện đất phân tầng từ trên xuống dưới thường gồm tầng thảm mục,
tầng mùn, tầng tích tụ, tầng mẫu chất và tầng đá mẹ. Một số phẫu diện có tầng rửa
trôi giữa tầng mùn và tầng tích tụ. Thành phần cấu tạo của mỗi tầng được chú
thích trên hình minh họa.
Trong đất có nhiều nhóm sinh vật khác nhau bao gồm động vật, thực vật và vi
sinh vật, tương tác với nhau và với các hợp phần khác của đất. Động vật đất có
16 các loài từ kích thước rất nhỏ như trùng roi, đến các động vật bậc cao như nhím,
chuột và các loài khác làm tổ trong đất. Hầu hết các loài động vật, đặc biệt là giun
đất, đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá vật chất và làm giàu chất
hữu cơ trong đất, tăng độ tơi xốp của đất,... Các vi sinh vật đất có số lượng và
thành phần rất phong phú, bao gồm virut, vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, tảo, nguyên
sinh động vật, phân bố nhiều nhất trong tầng từ 0 – 20cm. Các vi sinh vật sống
trong đất tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển hoá vật chất trong đất.
Đất được coi như vật mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên cạn. Là
17 môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và
an ninh lương thực, là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, là nơi cư trú của động
vật đất, lọc và cung cấp nước.
Báo cáo của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2019 chỉ rõ
đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng đang bị đe dọa bởi tình trạng khai
thác quá đà, sử dụng bất hợp lý trên toàn cầu.
Sử dụng đất không hợp lý là nguyên nhân làm cho một phần lớn đất trên thế giới
bị suy thoái. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái ở
các mức độ khác nhau do xói mòn, rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá thứ
sinh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Hiện nay trên thế giới có
khoảng 1,2 tỷ ha đất nông nghiệp đã bị thoái hoá trung bình đến thoái hoá mạnh,
chủ yếu ở Châu Á, Phi và Trung Mỹ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm
giảm 10 – 20% sản lượng lương thực thế giới trong vòng 25 năm tới.
Các nguyên nhân làm cho đất bị thoái hoá rất đa dạng. Trên phạm vi toàn cầu,
34% diện tích đất thoái hoá do chăn thả quá mức, 30% do phá rừng, 28% do hoạt
động sản xuất nông nghiệp, 7% do khai thác gỗ củi và 1% do công nghiệp hoá.
18 Riêng Bắc Mỹ có tới 66% đất thoái hoá do sản xuất nông nghiệp, còn Châu Phi có
khoảng 50% đất thoái hoá do chăn thả gia súc.
Trong tự nhiên, nguyên nhân gây thoái hoá đất do xói mòn nước chiếm 56%, xói
mòn do gió 28%, thoái hoá do các nguyên nhân hoá học 12% và do các nguyên
nhân lý học là 4%. Rõ ràng xói mòn là nguyên nhân quan trọng nhất gây thoái hoá
đất trên thế giới.
Từ 1985 đến 2000 đã có khoảng 60 triệu ha đất nông nghiệp bị mất đi do mặn
hoá, 50 triệu ha mất do xói mòn, 25 triệu ha mất đi do sa mạc hoá và 150 triệu ha
mất đi do xây dựng giao thông, đô thị hoá và công nghiệp hoá.
Hoang mạc hoá và sa mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội dẫn đến làm phá vỡ
cân bằng sinh thái đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và
bán khô hạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng sản xuất của của
đất, gia tăng cảnh hoang tàn. Khoảng 30% diện tích đất nằm trong vùng khô hạn
và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hằng năm có khoảng 6 triệu ha
đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
Nếu chỉ tính trong giai đoạn 1985 – 2000 đã có khoảng 25 triệu ha đất bị sa mạc
hoá, 60 triệu ha đất bị mặn hoá, 50 triệu ha đất bị xói mòn và 150 triệu ha đất
được sử dụng cho xây dựng đường giao thông, các khu đô thị và công nghiệp.
Diện tích đất đã bị sa mạc hoá ước tính vào khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp
thế giới. Riêng sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông
nghiệp và đồng cỏ.
Xói mòn, rửa trôi là các quá trình phức tạp và là nguyên nhân quan trọng làm suy
thoái nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Xói mòn đất là do nhiều
nguyên nhân khác nhau như do mất lớp thực vật che phủ bề mặt, đặc biệt là mất
rừng, lượng mưa, địa hình, kỹ thuật canh tác, cây trồng,... Hằng năm xói mòn, rửa
trôi đóng góp tới 15% nguyên nhân gây thoái hoá đất, trong đó xói mòn do nước
đóng góp 56%, do gió đóng góp 28% và mất dinh dưỡng đóng góp 12%. Trung
bình lượng đất trên thế giới bị xói mòn 1,8 – 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh
dưỡng bị mất do các quá trình này ước tính vào khoảng 5,4 – 8,4 triệu tấn, tương
đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.
Ở Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng mức sống, nhu cầu về đất nông
nghiệp sẽ không ngừng tăng. Để đáp ứng lương thực cho khoảng 95 triệu người
mới sinh thêm mỗi năm, cần phải có 5 triệu ha đất nông nghiệp mới.
19
Số liệu năm 2017 của Tổng cục thống kê ở Bảng 1 và bảng 2 cho chúng ta thấy
thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và quản lý đất ở Việt Nam đang chịu ảnh
hưởng từ áp lực dân số và nhu cầu phát triển kinh tế.
Bảng số liệu tiếp theo cho thấy thực trạng suy thoái đất đang xảy ra ở phạm vi
20
toàn quốc và tập trung nhiều vào đất lâm nghiệp và canh tác nông nghiệp.
Tài nguyên đất có tầm quan trọng đối với con người và môi trường nhưng đang bị
suy thoái và sa mạc hóa do các hoạt động của con người. Việc thực hiện các giải
21
pháp bảo vệ đất đai là điều cấp thiết. Bảo vệ và cải tạo đất bằng các giải pháp như
khai thác đất hợp lý, theo đúng các nguyên lý sinh thái học, dùng nhiều chất hữu
cơ khép kín chu trình sinh địa hoá và nuôi dưỡng hệ sinh thái đất, hạn chế sử dụng
hoá chất độc hại, canh tác hợp lý, cải tạo đất tăng độ phì nhiêu của đất. Trong quá
trình sử dụng đất, cần phải có các quy hoạch phù hợp nhằm sử dụng hợp lý, có
hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, phòng chống các quá trình gây suy thoái và
ô nhiễm đất.
Chống xói mòn bằng cách kết hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác, trồng rừng, cơ
cấu cây trồng phù hợp, xen canh gối vụ, tạo lớp che phủ đất để giảm tác động
xung lực của hạt mưa, giảm độ dốc, độ dài sườn dốc bằng tạo vật cản, trồng cây
theo đường đồng mức để giảm tốc độ của dòng chảy. Có chiến lược ứng phó với
các nguy cơ hoang mạc hóa đất đai, sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước, có các
giải pháp tối ưu giúp phòng tránh, giảm nhẹ các tác động xấu của thiên tai.
Tóm lại, những điểm cần nhớ của chủ đề 5.2 là:
• Các khái niệm liên quan tài nguyên rừng và tài nguyên đất.
• Hiện trạng, tình hình khai thác và các vấn đề môi trường của tài nguyên
22
rừng và tài nguyên đất.
Ngoài ra, các anh chị thảo luận nhóm về vấn đề sau:
• Các giải pháp quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất ở Việt Nam
Nội dung của chủ đề 5.2 đến đây là kết thúc. Xin cám ơn sự theo dõi của các anh/
23
chị.

You might also like