You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


------

BÀI TẬP LỚN


Môn: Kinh tế tài nguyên

Bộ môn: Kinh tế tài nguyên

Đề bài: “Sử dụng phương pháp phân tích cây vấn đề. Xác định một vấn đề
trong quản lý, phân bổ, sử dụng một loại tài nguyên thiên nhiên cụ thể,
phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp”

Họ và tên : Nguyễn Tuấn Thành


Lớp: Quản lý Tài nguyên Môi trường Khóa: 63
Lớp tín chỉ: TNTN1145(122)_03
Mã sinh viên: 11215323

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
Trang

A. Lời mở đầu............................................................................................ 3
B. Nội dung..................................................................................................3
I. Khái quát chung về tài nguyên rừng tại Việt Nam
1. Khái niệm về tài nguyên rừng......................................................3
2. Tổng quan về tài nguyên rừng tại Việt Nam................................4
II. Thực trạng tình hình sử dụng và phân bổ tài nguyên rừng tại
Việt Nam ….………………………………………………………… 5

III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bổ và sử dụng không
hiệu quả tài nguyên rừng tại Việt Nam

1. Áp lực về mặt dân số …………………………………………… 6


2. Cơ chế thị trường ……………………………………………….. 6
3. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ……………………… 6
4. Khai thác ………………………………………………………... 7
IV. Giải pháp để khắc phục tình trạng …………………………. 7
C. Kết luận ………………………………………………………………. 9
1. Tóm tắt vấn đề nghiên cứu............................................................9
2. Tài liệu tham
khảo........................................................................10
D. Lời cảm ơn ............................................................................................10

2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Nói cách
khác, rừng là tập hợp của nhiều cây. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ
lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã
sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh
rừng và các hoàn cảnh khác. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa
to lớn đối với môi trường cũng như cuộc sống của con người. Đó là một
thành phần của môi trường địa lí tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất sinh
địa-hóa toàn hành tinh, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và đa diện,
bảo đảm nhu cầu nhiều mặt của con người. Ngày nay, do dân số tăng nhanh,
nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã gây sức ép đối với các loại tài
nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Tài nguyên rừng đã được
huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về lương thực,
thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế- xã hội của
con người. Vì vậy, vấn để suy giảm tài nguyên rừng đã và đang trở thành
vấn để chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
Thông qua những luận điểm trên, kết hợp cùng các thông tin, dữ liệu, dẫn
chứng, em đã chọn chủ đề về “Vấn đề trong quản lý, phân bổ, sử dụng tài
nguyên rừng tại Việt Nam” làm đề tài cho bài tập lớn lần này. Mặc dù đã cố
gắng hết sức nhưng trong quá trình làm bài, em còn những hạn chế, thiếu
sót cần khắc phục. Em kính mong cô, sẽ xem xét và đóng góp ý kiến để
giúp sửa đổi và hoàn thiện bài làm của mình hơn. Em xin chân thành cảm
ơn.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tài nguyên rừng tại Việt Nam
1. Khái niệm về tài nguyên rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã
sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các
thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo
khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.Rừng được xem là lá

3
phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi
trường. Tài nguyên rừng là của cải vật chất từ rừng mà con người có thể sử
dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.
2. Tổng quan về tài nguyên rừng tại Việt Nam
Diện tích đất có rừng (bao gồm rừng trồng chưa khép tán) là 14.677.215 ha;
trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha và rừng trồng là
4.398.030 ha. - Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ
toàn quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%.
Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú

➢ Hệ thực vật: đa dạng, phong phú, một số cây có giá trị kinh tế cao

➢ Hệ động vật: có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật
miền nam Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện,…trong đó có nhiều loài
có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Nhiều loài có tên trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới.

➢ Trong giai đoạn 1945-1995, diện tích rừng suy giảm từ 14,3 triệu ha
xuống còn 9,3 triệu ha, độ che phủ rừng giảm 14,8%. Rừng ngập mặn ven
biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do chuyển đổi
thành các ao- đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy hoạch

➢ Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2009, tổng diện tích rừng và độ che phủ
có chiều hường tăng lên. Năm 2009. diện tích rừng là 13,62 triệu ha, độ che
phủ 36,7%, tuy nhiên tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ ở mức 8% so với 50%
của các nước trong khu vực.

➢ Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng
từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước tính năm 2020 đạt khoảng
42%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng. Cùng với tốc độ khôi phục diện tích rừng, năng suất, chất
lượng rừng Việt Nam cũng được cải thiện.

➢ Đến cuối năm 2019, tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền
vững toàn quốc đạt 269,1 nghìn ha trên địa bàn 24 tỉnh (trong đó, diện tích
được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam là 10
nghìn ha). Diện tích được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong
năm 2019 là gần 43 nghìn ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng
chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m3.

4
II. Thực trạng tình hình sử dụng và phân bổ tài nguyên rừng tại Việt
Nam.
Rừng ở nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ
thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của
nước ta (so với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Hiện nay, nạn
phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, phá rừng để làm nương rẫy, phá
rừng để kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ… và vô vàn những kiểu tiếp tay
vi phạm pháp luật khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước. Tính đến
năm 2010 nước ta có tổng diện tích rừng là 13.388.075 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 10.304.816 ha và rừng trồng là 3.083.259 ha. Độ che phủ rừng toàn
quốc là 39,5% (Theo Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 8
năm 2011) Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, phá
rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá rừng để kiếm khoáng
sản, phá rừng lấy gỗ… và vô vàng những kiểu tiếp tay vi phạm pháp luật
khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước. Theo thống kê của cục kiểm
lâm vào 12/2009: cả nước có 4145,74 ha rừng bị tàn phá.
+ Hệ thực vật: đa dạng, phong phú, một số cây có giá trị kinh tế cao.
+ Hệ động vật: có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật
miền nam Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện,…trong đó có nhiều loài
có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Nhiều loài có tên trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới.
Trong giai đoạn 1945-1995, diện tích rừng suy giảm từ 14,3 triệu ha xuống
còn 9,3 triệu ha, độ che phủ rừng giảm 14,8%. Rừng ngập mặn ven biển
cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do chuyển đổi thành các
ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy hoạch
Giai đoạn 1995 đến nay, tổng diện tích rừng và độ che phủ có chiều hường
tăng lên. Năm 2009. diện tích rừng là 13,62 triệu ha, độ che phủ 36,7 %, tuy
nhiên tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ ở mức 8% so với 50% của các nước
trong khu vực.
Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam từ 27,2% trong những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ 20 đã lên 39,5% vào năm 2010, độ che phủ rừng bình quân tăng
0,4%/năm. Cùng với tốc độ khôi phục diện tích rừng, năng suất, chất lượng
rừng Việt Nam cũng được cải thiện

5
III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bổ và sử dụng không hiệu
quả tài nguyên rừng tại Việt Nam
1. Áp lực về mặt dân số
Dân số tăng làm tăng nhu cầu hàng hóa khiến việc chặt phá rừng diễn ra
nhanh hơn. Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm
môi sinh, mất cân bằng sinh thái, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường,
bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
Ở nước ta, theo thống kê của Bộ NN - PTNT, tổng diện tích rừng hiện có là
13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là
2.770.182 ha. Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong
đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Tuy nhiên, diện tích rừng tự
nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ che phủ của
rừng đã và đang bị suy giảm do nạn phá rừng ngày càng trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn phá rừng, theo Cục Kiểm lâm - Bộ NN
và PTNT là do áp lực về dân số tăng cơ học như di cư tự do ở các vùng có
rừng, bình quân mỗi năm gây thiệt hại 5.000ha. Riêng các tỉnh Tây Nguyên,
Bình Phước, Bình Thuận từ năm 2005 đến nay đã có trên 23 ngàn hộ dân di
cư tự do từ các địa phương khác đổ về, đã và đang làm gia tăng nạn đốt phá
rừng bừa bãi trong khu vực
Vì lợi ích trước mắt, người dân sinh sống ở khu vực có rừng đã phá rừng lấy
đất canh tác, trồng cây công nghiệp có thu nhập cao hơn. Đặc biệt, nạn sang
nhượng đất với giá cả từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi hécta diễn
ra khá phổ biến. Một số địa phương đã cho phép xây dựng, triển khai dự án
cải tạo rừng một cách ồ ạt từ năm 2007 đến nay nhưng không thực hiện
đúng quy hoạch, không làm tốt công tác tuyên truyền, khiến người dân có
tâm lý sợ hết đất và bao chiếm đất, phá rừng trái pháp luật.

2. Cơ chế thị trường


Giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các
mặt hàng này cũng tăng theo nên đã kích thích người dân phá rừng lấy đất
trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép.

6
3. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
Trong tình hình mới, nhiều công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng
khác được xây dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi
trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm
sản trái phép. Chẳng hạn như, ban quản lý dự án 46 được cho tự ý mở
đường Trường Sơn Đông qua nhiều diện tích rừng quốc gia ở Lâm Đồng và
Đăk Lăk, gây thiệt hại nhiều cây đặc dụng. Ngày 15/2, đại diện Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết đơn vị này vừa kiểm tra
và báo cáo UBND tỉnh về diện tích rừng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà
bị dự án của Ban quản lý dự án 46 chặt hạ để làm đường khi chưa xin
chuyển đổi mục đích sử dụng. Phá rừng vô tình gây cháy rừng cùng với tình
hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra
thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng.

4. Khai thác
Khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác còn lạc hậu làm lãng phí tài
nguyên. Nhu cầu thị trường về các loài gỗ, lâm sản quý hiếm cao và các
hoạt động khai thác, buôn bán trái phép gỗ và các lâm sản ngoài gỗ tăng
mạnh làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng rừng. Trước 1945, rừng nước ta
phổ biến là rừng tự nhiên, có trữ lượng 200- 300 m³/ha với các loại gỗ quý:
đinh, lim, nghiến. Những cây gỗ có đường kính 40-50cm chiếm 40-50% trữ
lượng rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18-20cm, nứa 4-
6cm, vầu 8-12cm rất phổ biến. Hiện nay, chất lượng rừng giảm sút. Số
lượng các cây gỗ quý, gỗ có đường kính lớn giảm. Những khu rừng nguyên
sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
thuộc vùng sâu vùng xa. Rừng trồng tăng nhanh về diện tích và trứ lượng
nhưng chất lượng còn thấp, cấu trúc thiếu ổn định, khả năng cung cấp gỗ,
tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao. Rừng tự nhiên đầu
nguồn, rừng ngập mặn vẫn đang bị tàn phá.

IV. Giải pháp để khắc phục tình trạng


Để có thể khắc phục triệt để được các tình trạng nêu trên, điều quan trọng
nhất là phải bắt đầu từ các cơ quan chính quyền, các tổ chức, ban ngành liên
quan chung tay vào cuộc và tiếp theo đó là toàn thể người dân. Cần ban
hành các đạo luật bảo vệ rừng và có những biện pháp chế tài xử lý mạnh mẽ
7
các trường hợp vi phạm, đồng thời cập nhật sửa đổi luật hoặc hành động
nhanh chóng trước các vụ án nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường nói
chung và tàn phá tài nguyên rừng nói riêng. Gần đây nhất như Luật Bảo vệ
môi trường 2020 khi đã đẩy mạnh hơn việc tạo điều kiện cho các tổ chức,
cộng đồng dân cư tham gia giám sát, kiểm tra và khiếu nại về các tình trạng
của môi trường rừng. “Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường rừng liên
tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường rừng đối với đối tượng quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 8 của Luật này phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia” cũng được bộ luật này quy định, qua đó giúp việc quản lý
chất lượng rừng của Việt Nam đi theo quy chuẩn quốc tế và cũng nhờ vậy,
phối hợp cùng các đơn vị về môi trường thuộc các tỉnh thành khác, giúp
hiểu quả hơn trong việc quản lý nguồn tài nguyên rừng. Bộ Tài nguyên và
Môi trường cũng cần làm việc mạnh mẽ hơn với Bộ Giáo dục để đưa vào
giảng dạy, giáo dục các thế hệ non trẻ cần quan tâm và chú trọng hơn trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, tạo nền cho một thế hệ có trách nghiệm hơn với
các vấn đề môi trường để tìm cách khắc phục các tình trạng ô nhiễm trong
hiện nay và tương lai. Bên cạnh đó cần tăng cường các biện pháp giáo dục
công cộng cũng như ý thức của người dân trong địa bàn thành phố về vấn
đề tài nguyên rừng và trao cho người dân trách nhiệm để bảo vệ môi trường
rừng xung quanh họ. Đây là một phương pháp hiệu quả hơn và giúp tiết
kiệm kinh phí bảo vệ môi trường về lâu dài.
Có kế hoạch và đầu tư dài hạn vào các dự án trồng rừng và hệ thống xử lý
và xả thải ra môi trường. Việt Nam đang cho xây dựng các khu bảo tồn sinh
thái với chi phí lên tới 3700 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu bảo vệ rừng đang
ngày càng tăng cao cho Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống các chính sách, chủ trương về phát triển rừng và nghề
rừng.
- Tuyên truyền giáo dục cho người dân thông qua phương tiện thông tin đại
chúng như phim, ảnh, báo chí,… về tầm quan trọng của rừng và bảo vệ tài
nguyên rừng.
- Tham vấn cho người dân cách thu lợi ích từ rừng.
- Lựa chọn và hỗ trợ giống cây rừng để thực hiện kế hoạch khôi phục rừng
nghèo nàn kiệt quệ và trồng rừng mới trên đất hoang.

8
- Khuyến khích người dân, chủ sở hữu rừng,… tham gia các lớp khuyến
nông để có thêm kiến thức về trồng và bảo vệ rừng theo quy định của pháp
luật.
- Mở các khóa đào tạo cho nhân viên làm công tác quản lý rừng.
- Nguồn nhân lực được yêu cầu chi phí cao để thu hút sự quan tâm của cộng
đồng.
- Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các mô hình rừng, mô hình nông lâm kết
hợp nhằm nâng cao chất lượng rừng, lợi ích kinh tế.
- Hỗ trợ đất sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn
miền núi từ nguồn kinh phí của dự án 134, 135 và các nguồn vốn khác của
Chính phủ; xây dựng công trình thuỷ lợi đảm bảo điều kiện tưới tiêu cho
diện tích canh tác lúa nước và hoa mầu ổn định, tạo cơ sở cho tăng vụ và
thâm canh tăng năng xuất cây trồng.
- Có hướng dẫn cụ thể để thực hiện các Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày
06/7/2007 và Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007.
- Xây dựng quy trình, biện pháp kỹ thuật gây trồng cho từng loài trên cơ sở
xác định tập đoàn cây trồng, từng loài cây chính phù hợp với vùng kinh tế
sinh thái; nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và thị trường, đặc biệt chú ý đến
nhu cầu và khả năng chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm theo các vùng
sinh thái.
- Tạo điều kiện cho người dân vùng núi cao vay vốn ưu đãi của Nhà nước.
- Có cơ chế rõ ràng để kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt
chẽ và hiệu quả.

C. KẾT LUẬN
1. Tóm tắt vấn đề nghiên cứu
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng
của môi trường tài nguyên rừng và những thực trạng đang gặp phải, tác
động xấu đến tài nguyên rừng Việt Nam mà chúng ta đã và đang phải đối
diện. Với việc ngày một phát triển về kinh tế - chính trị cũng như khoa học
– kĩ thuật, Việt Nam cần tìm các giải pháp để có thể khắc phục được các

9
tình trạng nêu trên giúp xử dụng phân bổ có hiệu quả tài nguyên rừng trong
thời gian dài.

2. Tài liệu tham khảo

- Barry C.Field, Giáo trình Natural Resource Economics 2nd edition

- Phước Tuấn - Trần Hóa (2022), “Mở đường xuyên rừng khi chưa được
phép”
https://vnexpress.net/mo-duong-xuyen-rung-khi-chua-duoc-phep
4427657.html
- Hoàng Táo (2021), “89 cây gỗ bị đốn hạ trong rừng đặc dụng”
https://vnexpress.net/89-cay-go-bi-don-ha-trong-rung-dac-dung-
4408170.html
- Hoàng Táo (2021), “62 cây rừng phòng hộ bị cưa hạ”
https://vnexpress.net/62-cay-rung-phong-ho-bi-cua-ha-4256500.html
- Thanh Thúy (2021), “Phá rừng phòng hộ 'mở đường' cho xây dựng thủy
điện”
https://kinhtemoitruong.vn/pha-rung-phong-ho-mo-duong-cho-xay-dung-
thuy-dien-55910.html
- Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở
- Bách khoa toàn thư Việt Nam

D. LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu trường Đại học kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho em học tập,
nghiên cứu và có cơ hội được tiếp xúc với bộ môn Kinh tế tài nguyên.
Đồng thời em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng
viên bộ môn Kinh tế tài nguyên cùng toàn thể cá thầy cô trong khoa Môi
trường, biến đổi khí hậu và đô thị đã nhiệt tình giảng dạy. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên – PGS.TS. Vũ Thị Minh - người

10
đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy cho em những kinh nghiệm, tri thức
quý báu giúp em hoàn thành tiểu luận đúng thời hạn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẻ và tạo điều kiện để em hoàn thành tiểu luận này một cách trọn
vẹn.
Em xin chân thành cảm ơn!

11

You might also like