You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH CÔNG

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN

NGUYỄN DƯƠNG PHƯƠNG TÚ

NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM

NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG

TRẦN THỊ THANH TRÚC

NGÔ THỊ NGỌC TRÂM

GIANG PHƯƠNG VY

QUÁCH YẾN VÂN

Cần Thơ, tháng 05 năm 2021.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Văn Nhiều Em NGUYỄN DƯƠNG PHƯƠNG TÚ – B1908712

Bộ môn: Xã hội học NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM – B1908706

NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG – B1908694

TRẦN THỊ THANH TRÚC – B1908711

NGÔ THỊ NGỌC TRÂM – B1908705

GIANG PHƯƠNG VY – B1908714

QUÁCH YẾN VÂN – B1908713

Lớp: XH19UA2

Cần Thơ, tháng 05 năm 2021.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….....................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ & TÊN PHẦN TRĂM THAM GIA


1 Nguyễn Dương Phương Tú 100%
2 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 70%
3 Nguyễn Thị Thu Sương 70%
4 Trần Thị Thanh Trúc 70%
5 Ngô Thị Ngọc Trâm 70%
6 Giang Phương Vy 70%
7 Quách Yến Vân 70%
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
II. Sự cần thiết của chính sách ................................................................................ 1
III. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1. Nghị quyết tỉnh Thái Bình ..................................................................................... 4
2. Quyết định Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 4
3. Quyết định tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................. 5
IV. Chính sách quản lý rừng ngập mặn .................................................................. 5
V. Giải pháp giúp phát huy chính sách ................................................................. 6
I. Đặt vấn đề
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo
gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển.

Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm
nhập mặn trong mùa khô. Nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển,
đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển.

Biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng
đến các hệ sinh thái biển và ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến
nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.

II. Sự cần thiết của chính sách


1. Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn. Chúng bị ảnh
hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Thường phân bổ từ vĩ độ
25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. Có diện tích 137.760 km², phổ biến trên 118 nước trên
thế giới.

2. Vai trò của rừng ngập mặn


Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, có nhiều lợi ích cho động
vật, con người và cả hệ sinh thái xung quanh.

(Nguồn: https://socialforestry.org.vn/vai-tro-cua-rung-ngap-man/)
1
Bảo vệ chống lại thiên tai

Thân, cành và rễ của rừng ngập mặn đóng vai trò là rào cản giúp giảm ảnh hưởng của
ngập lụt, sóng, gió mạnh. Nhờ vậy mà bảo vệ con người, nhà cửa, đồng ruộng khỏi
thiên tai bão lũ, sóng triều.

Cung cấp sinh kế cho con người

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều loài động vật có vỏ, cá tôm… mà con người cần.

Cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên dùng đến. Các nguyên liệu
gồm sợi, dược liệu, than củi, mật ong, lá dừa để lợp mái nhà.

Rừng ngập mặn còn có giá trị về văn hóa, kinh tế và thích hợp cho phát triển du lịch.

Hiện nay, rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Do
họ sống dựa vào việc khai thác giá trị của nó.

Giảm xói lở và bảo vệ đất

Rừng ngập mặn có hệ thống nhiều thân, cành, rễ giúp bảo vệ đất đai, bờ biển không bị
ảnh hưởng của sóng và xói lở. Những bờ biển, bờ sông không có rừng ngập mặn
thường bị xói lở rất mạnh mẽ.

(Nguồn: https://socialforestry.org.vn/vai-tro-cua-rung-ngap-man/)

2
Bên cạnh đó, hệ thống thân, rễ, cành nhiều của rừng ngập mặn còn giúp lấn biển tăng
diện tích đất thông qua việc giữ lại và kết dính vật liệu phù sa từ biển mang ra. Cũng
chính cách này mà cây rừng ngập mặn đã tự tạo cho mình được môi trường sống thích
hợp. Chẳng hạn như loài mắm, đước, bần, ô rô…

Giảm tác động của biến đổi khí hậu

Biến đối khí hậu gây ra những thiên tai như bão lũ. Khi đó, rừng ngập mặn đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ con người, đồng ruộng, nhà cửa khỏi các thiên tai này.

Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng loại bỏ thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí
quyển, giảm biến đổi khí hậu.

Giảm ô nhiễm

Rừng ngập mặn loại bỏ các ô nhiễm, trầm tích, phú dưỡng ra khỏi kênh rạch, sống ngòi,
đại dương. Chính vì vậy mà chúng giúp lọc sạch nước cho hệ sinh thái xung quanh như
san hô, cỏ biển.

Rừng ngập mặn được ví thận của môi trường. Nhờ những quá trình sinh hóa phức tạp,
chúng phân giải, hấp thụ và chuyển hóa các chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.

Cung cấp thức ăn và môi trường sống động vật

Không chỉ có tác dụng đối với con người, rừng ngập mặn còn cung cấp thức ăn là nơi
trú ngụ cho nhiều loài cá, tôm, động vật có vỏ, chim và động vật có vú. Các loài động
thực vật phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, chim nước, hải sản, chim di
cư, lợn rừng, trăn, khỉ, chồn và kỳ đà.

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Do đó,
nếu phá hủy rừng ngập mặn sẽ tác động xấu đến đời sống thủy sinh và đại dương.

Qua thông tin trên, có thể thấy được vai trò của rừng ngập mặn là vô cùng quan trọng.
Sự suy kiệt của rừng ngập là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thiên tai bão lũ, xói
lở, mất cân bằng hệ sinh thái ngập mặn… Chính vì thế, mỗi người cần có ý thức bảo vệ
rừng ngập mặn tốt hơn. Từ đó ta cũng thấy được vai trò vô cùng quan trọng của
việc ra đời một chính sách để quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn.

3
III. Cơ sở lý luận

1. Nghị quyết tỉnh Thái Bình


Tên nghị quyết: Phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ của ngân sách địa phương đối
với phần vốn vay lại dự án bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu
vực Đồng bằng sông Hằng sử dụng vốn vay của ngân hàng Tái Thiết Đức (KFW).

Số nghị quyết: 08/2018/NQ-HĐND

Mục tiêu quyết nghị

Mục tiêu chung: Phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn để bảo vệ các khu vực ven biển
và ven sông ở vùng Đồng bằng sông Hồng, thích ứng với biến đổi khí hậu và tác động
của tình trạng mực nước biển dâng, xói mòn bờ biển và xâm nhập mặn.

Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường thể chế, nâng cao năng lực các cơ quan liên quan tới việc lập kế hoạch
tổng hợp thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và
phát triển bền vững trong khu dự trữ sinh quyển.
- Bảo vệ và củng cố hệ thống phòng hộ tuyến bờ biển thông qua trồng rừng và phục
hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, tăng cường hệ thống đê biển và hệ
thống kiểm soát xâm nhập mặn giúp bảo vệ bờ biển, các công trình cơ sở hạ tầng
và chống xâm nhập mặn.
- Phục hồi diện tích canh tác thủy, hải sản bị suy thoái hoặc hiệu quả thấp và đưa ra
các hệ thống thủy, lâm sinh khác góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao khả năng
chịu đựng, thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng địa phương.

2. Quyết định Thành phố Hồ Chí Minh


Tên quyết định: Về việc phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ môi
trường, khu dự trữ sinh quyền rừng ngập mặn Cần Giờ.

Số quyết định: 07/2010/QĐ-UBND

Nội dung quyết định: Nay phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ
môi trường, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với các nội dung chủ yếu
như:

1. Giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ là chủ rừng duy nhất quản lý toàn bộ diện
tích rừng và đất lâm nghiệp khu vực quy hoạch rừng phòng hộ môi trường, Khu Dự trữ
4
sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ sau khi Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định
thu hồi rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức trước đây.
2. Các đơn vị bị thu hồi rừng và đất lâm nghiệp theo các quyết định của Ủy ban nhân
dân thành phố về giao rừng, giao đất rừng phòng hộ Cần Giờ trước đây được tiếp tục
quản lý và khai thác toàn bộ tài sản đã đầu tư trên đất và ký hợp đồng với chủ rừng là
Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ để quản lý, bảo vệ rừng theo quy định.

3. Quyết định tỉnh Quảng Ngãi


Tên quyết định: Về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hạng mục chăm sóc và
quản lý bảo vệ rừng thuộc dự án trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn ven biển xã
Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Số quyết định: 1282/QĐ-UBND

Nội dung quyết định: Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu hạng mục chăm sóc và
quản lý bảo vệ rừng thuộc dự án Trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn ven biển xã
Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (đợt 1) trong đó có gói thầu số 5 với
nội: Chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng cây Cóc Trắng, rừng khoanh nuôi trồng bổ
sung (phần đã trồng của năm 2014, 2015).

IV. Chính sách quản lý rừng ngập mặn


1. Tóm tắt về chính sách
Đây là chính sách mà trong đó người dân được Ban quản lý rừng phòng hộ hoặc Chi
cục kiểm lâm giao khoán một phần rừng ngập mặn, họ được trao quyền sử dụng đất và
chịu trách nhiệm bảo tồn và chăm sóc rừng. Theo chính sách này, nông dân phải giữ lại
ít nhất 60% diện tích rừng ngập mặn, và được phép chuyển đổi lên đến 40% diện tích
còn lại thành các mục đích sử dụng khác – chẳng hạn phổ biến nhất là dùng cho nuôi
tôm.

2. Lợi ích mang lại


- Người dân có quyền sử dụng đất từ đó tạo động lực cho họ có trách nhiệm với
phần đất được giao góp phần bảo vệ rừng ngập mặn.
- Việc chăm sóc rừng bao gồm cả việc trồng thêm rừng làm duy trì và gia tăng mức
độ che phủ của rừng ngập mặn.
- Tạo ra việc làm cho hộ nông dân, nhất là phát triển mô hình rừng - tôm tạo nguồn
thu nhập bền vững cho hộ dân vùng ven biển.
5
3. Bất cập từ chính sách
- Dù có những quy định rõ ràng về tỉ lệ diện tích đất rừng được chuyển đổi để nuôi
thủy sản nhưng người dân vẫn ung dung tiếp tục chuyển đổi đất rừng để mở rộng
hoạt động nuôi tôm vì:
+ Muốn tăng thêm thu nhập từ việc nuôi tôm.
+ Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Khó khăn trong việc kiểm tra tình hình sử dụng đất.
V. Giải pháp giúp phát huy chính sách
1. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước
Nhà nước cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chính sách, cũng như có kế hoạch
giám sát quản lý cụ thể để việc thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao cũng như kịp thời
ngăn chặn các hành vi cố tình sai phạm chính sách.

2. Tăng cường khả năng sinh kế của người dân


Tăng cường khả năng sinh kế của người dân nghĩa là tạo thêm nhiều cơ hội việc
làm để họ có thêm nhiều nguồn sinh kế, từ đó họ sẽ không tập trung chỉ vào việc khai
thác rừng để phát triển sinh kế mà còn có ý thức hơn trong việc bảo vệ và trồng thêm
rừng.

You might also like