You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO MÔN HỌC

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ RÁC THẢI LÀM Ô NHIỄM


MÔI TRƯỜNG
TẠI CHỢ TRUNG TÂM (KHU C)
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK

Sinh viên: Trần Thị Dương Tâm


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: PGS. TS Lê Đức Niêm
Đăk Lăk, tháng 4 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo môn học phương pháp nghiên cứu khoa học với đề tài “Thực trạng vấn đề ô
nhiễm môi trường tại Chợ C Thành phố Buôn Ma Thuột” là kết quả cố gắng của bản thân
và sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cô, bạn bè và người thân. Qua đây em
muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Trước hết, em xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
PGS.TS Lê Đức Niêm, người đã trực tiếp hướng dẫn đề án, tận tình chỉ bảo giúp em tìm
ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải
quyết vấn đề, nhờ đó em mới có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Bên cạnh đó, em cũng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên đã đã tạo
điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu
thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Ngoài ra, cảm ơn các bạn cùng lớp, các anh chị trong khoa và đặc biệt là các cô chú
tại Chợ C đã hỗ trợ và góp ý để em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Mặc dù, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và đi khảo sát thực tế tại chợ, nhưng do
chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, thời gian
nên trong bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vây, em
rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Em
xin cảm ơn!
MỤC LỤC
Phần thứ nhất.............................................................................................................................4
Đặt vấn đề.......................................................................................................................................4
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:..............................................................................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................................6
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................................7
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................7
Phần thứ II..................................................................................................................................8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................................8
2.1: Cơ sở lí luận của đề tài:........................................................................................................8
2.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần rác thải...............................................................9
2.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường và con người.........................................................12
2.4. Tình hình quản lý rác thải tại Việt Nam.............................................................................13
Phần thứ III..............................................................................................................................17
THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT CHỢ C, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT....17
3.1. Giới thiệu chung về thành phố Buôn Ma Thuột:................................................................17
3.2. Giới thiệu về chợ Trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột (chợ C).....................................21
3.3. Thực trạng rác thải sinh hoạt của chợ C, thành phố Buôn Ma Thuột.................................21
3.4. Thực trạng thu gom và sử lý rác thải sinh hoạt tại chợ C...................................................24
3.5. Thái độ của người dân, tiểu thương về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra tại
khu chợ C...................................................................................................................................26
PHẦN THỨ IV........................................................................................................................27
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RÁC
THẢI TẠI CHỢ TÂN AN...........................................................................................................27
4.1. Một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ C:.......................................................27
V. KẾT LUẬN.........................................................................................................................29
5.1. Kết luận:..............................................................................................................................27
5.2. Kiến nghị:............................................................................................................................28
Phần thứ nhất
Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của người dân
cũng tăng. Việc đó kéo theo những vấn đề hệ lụy như tệ nạn xã hội, an ninh chính
trị hay việc ô nhiễm môi trường…. Trong đó, đề tài luôn được mọi người quan tâm
nhất vẫn chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang
là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình
trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến
tự nhiên và cuộc sống con người. Nó xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không
khí.
Việc sử dụng thuốc diệt trừ sâu, tuy diệt được các loài có hại nhưng những sinh
vật có ích cũng bị nhiễm độc thuốc ảnh hưởng theo, làm đất bị thoái hóa trầm
trọng, đặc biệt là Việt Nam tình trạng này còn trầm trọng hơn khi ngoài việc phun
thuốc hóa học để chống sâu bệnh hại quá liều mà do tỉ lệ dân số nước ta khá cao so
với diện tích đất khiến cho diện tích đất trồng đang bị thu hẹp lại.
Với môi trường nước, các nhà máy hoạt động thải chất bẩn ra các con sông mà
không xử lý, gây nhiễm độc nước làm nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt.
Trong đó phải kể đến sự việc cá chết hàng loạt vào năm 2016 nhà máy Formosa
thả chất thải trực tiếp xuống sông khiến các vùng biển Vũng Áng, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị nhiễm độc nặng, ảnh hưởng đến công việc ngư
dân và đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.
Ngoài ra, việc phun thuốc hóa học không chỉ làm đất bị suy thoái, mà còn gây ô
nhiễm nguồn nước khi phun thuốc trước hoặc sau các ngày mưa làm thuốc hóa học
theo đất đổ ra các con sông, đồng thời khí độc trong thuốc bay hơi sẽ ảnh hưởng
đến môi trường không khí. Môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm
rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý.
Đặc biệt tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề phải kể đến thủ đô Bắc Kinh
Trung Quốc khi người dân Trung Quốc gần như không thấy mặt trời, ra đường
luôn phải đội mũ bảo hộ. Đây quả thực là một tình trạng hết sức nguy cấp và có
dấu hiệu gia tăng khi khí hậu đang dần biến đổi, vùng Bắc cực có dấu hiệu băng
tan.
Tình trạng ô nhiễm gây ra rất nhiều tác hại mà không chỉ sinh vật, con người sẽ
là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Với sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường
gián tiếp gây ra những căn bệnh nguy hiểm khi họ ăn phải hoặc uống, sử dụng phải
nguồn nước nhiễm độc, sinh vật chết do nhiễm chì nặng gây ngộ độc thực phẩm,
đặc biệt Việt Nam ta hiện nay đang là nước đứng thứ hai thế giới vì tỉ lệ người bị
mắc bệnh ung thư.
Với tâm lý xã hội, hiện tượng này sẽ gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người
dân, làm tổn hại nền kinh tế khi họ phát bệnh nặng khi sử dụng những nguồn nước
và thức phẩm không đảm bảo, khiến chi phí chữa bệnh vô cùng lớn, làm ảnh
hưởng đến lương tháng, công việc của họ.
Vậy tại sao môi trường lại ô nhiễm đến như vậy? Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này trước hết về khách quan, nước ta chưa có sự đầu tư cao cho các công tác
bảo vệ môi trường, chất thải sinh ra từ các khu sinh hoạt , khu công nghiệp nhà
máy quá nhiều đến mức không xử lý được hết, những phần dư sẽ tích tụ và gây nên
ô nhiễm, hay tại các phố đông người phân bố thùng rác không hợp lý, hiệu ứng nhà
kính làm Trái Đất nóng lên làm quá trình ô nhiễm bị đẩy lên cao hơn.
Tuy nhiên, yếu tố khách quan là một phần nhưng yếu tố chủ quan lại là nguyên
nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm quá mức trầm trọng bởi nếu có ý thức bảo vệ môi
trường, con người hoàn toàn có thể khắc phục được những nguyên nhân khách
quan, nhưng hầu hết người dân chưa thực sự ý thức được về tác hại mà những tác
động dù nhỏ nhất của họ vẫn có thể dẫn đến sự ô nhiễm, nhiều người vứt rác thải
bừa bãi, không đúng nơi quy định, sử dụng nhiều túi nylon, rác thải nhựa như ống
hút, cốc nhựa,…
Bởi các chất thải nhựa mất đến hơn một thế kỷ mới có thể phân hủy, việc sử
dụng đồ nhựa cũng khiến người dân bị nhiễm độc nhựa hay lạm dụng các chất hóa
học bởi chúng “tiện”, những nhà máy cũng vì cái “tiện” mà không qua xử lý thải
chất độc hại ra môi trường.
Tình trạng này xảy ra ở khắp nơi, tuy nhiên hầu hết tại các khu vực chợ đều có
lượng rác thải cực kì lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm và là nơi cần được quan quan
tâm nhiều hơn hết. Chợ là nơi giao thương, là nơi buôn bán, luôn tập trung đông
người và là nơi cung cấp mua bán hàng hóa thực phẩm cho người dân hàng ngày,
vậy mà tình trạng ô nhiễm ở đây khá là nghiêm trọng. Hầu như ở xung quanh các
khu chợ trên cả nước nói chung và đặc biệt là khu chợ tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng
thì tình trạng rác thải làm ô nhiễm vẫn đang tiếp tục xảy ra. Vì vậy, hôm nay em đã
thực hiện đề tài “Thực trạng vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi trường tại Chợ
Trung Tâm ( Chợ C) Thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk” này. Thiết nghĩ,
khi tụi em làm đề tài này, tụi em muốn những thương lái hay những người dân ở
đây có cái nhìn rộng hơn về tình trạng rác thải đã làm ô nhiễm môi trường để góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch –
đẹp hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu thực trạng về vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi trường tại khu vực
Chợ Trung Tâm Thành phố Buôn Ma Thuột ( chợ C) ở Phường Tân Tiến nhằm
đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của chợ để khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường do nguồn rác thải của khu chợ, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải tại khu chợ C.
- Điều tra số lượng thành phần rác thải.
- Điều tra công tác quản lí vận chuyển thu gom vệ sinh môi trường và nhận
thức người dân về rác thải
- Tìm hiểu ý thức của người dân buôn bán trong chợ trong việc quản lý rác
thải tại khu vực chợ C.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện của chợ để quản lý nguồn
rác thải một cách hiệu quả, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu về thực trạng rác thải trên địa bàn chợ C ( nguồn phát sinh,
thành phần khối lượng rác) và thực trạng quản lí rác tại đây, từ đó đưa ra
những giải pháp khả thi để quản lý hiệu quả nguồn rác thải của chợ.
- Người dân đi chợ và tiểu thương tại khu vực chợ C.
1.3.2. Phạm vi không gian nghiên cứu:
- Địa bàn chợ C ( thuộc phường Tân Tiến).
- Các số liệu thực tế tại ban quản lí chợ.
1.3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 20/5/2021 – 29/5/2021.
1.3.4. Phạm vi thời gian lấy số liệu nghiên cứu:
- Lấy số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập tổng hợp tài tiệu có liên quan như: hiện trạng rác thải ,công tác
thu gom thông qua cơ quan quản lí của phường Tân Tiến.
- Các số liệu thông qua ban quản lí chợ.
- Tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet…
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Phương pháp khảo sát thực tế để thấy được tình hình chung về rác thải tại
khu vực Chợ C.
- Ghi nhận một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lí và gom rác tại khu
vực Chợ C.
- Phương pháp xử lý số liệu (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel)
- Phương pháp phân tích số liệu (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để
nhập và xử lý dữ liệu)
- Các phương pháp phân tích là phân tích thống kê mô tả thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả của vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi trường.

Phần thứ II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1: Cơ sở lí luận của đề tài:
2.1.1. Khái niệm môi trường:
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con
người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời
các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại
tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt
động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự
nhiên khác có tác động tới môi trường.
2.1.3. Khái niệm về chợ:
Chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền
tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng). Đây cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động
nghiên cứu, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm - dịch vụ. Tại chợ mọi người
có thể kết nối, hợp tác, chia sẻ với nhau để đạt được các lợi ích chung, hình thành
các mối quan hệ về văn hóa, xã hội & kinh tế.
2.1.4. Khái niệm chất thải, rác thải:
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Rác thải ( còn gọi là chất thải rắn) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống,
sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Rác thải phát sinh từ các
hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý
chất thải…
2.1.5. Khái niệm rác thải sinh hoạt:
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm,
rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả…
Bất kỳ một hoạt động sống của con người tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi
công cộng,… đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng
là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường sống cho nên rác thải sinh
hoạt còn có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt
động cuộc sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi
trường.
2.1.6. Khái niệm xử lý chất thải:
Xử lý chất thải : Là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không
làm ảnh hưởng tới môi trường. Tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm
phát huy hiệu quả kinh tế.
2.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần rác thải
2.2.1. Nguồn gốc rác thải:
Rác thải phát sinh từ các nguồn chủ yếu: hộ gia đình( nhà ở riêng biệt, khu tập
thể, chung cư,..), các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng
dầu, ga ra…), cơ quan( trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính..), các công
trường xây dựng, dịch vụ công cộng ( sửa đường, các công trình xây dựng trường
học, cảnh quan, bãi biển, công viên..)

Nơi vui chơi, giải trí Cơ quan trường học Nhà dân, khu dân cư

Bệnh viện, cơ sở y tế Rác thải Chợ, bến xe, nhà ga

Chính quyền, địa Giao thông, xây Khu công nghiệp,


phương dựng nhà máy, xí nghiệp

Sơ đồ 1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
( Nguồn: tailieu.vn)

2.2.2. Thành phần rác thải:


* Thành phần cơ học: thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
 Các chất dễ phân hủy sinh học: thực phẩm thừa, cuống, lá rau, lá cây, xác
động vật chết, vỏ trái cây…
 Các chất khó bị phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon
 Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh
sành, gạch ngói, vôi, vữa khô, đá, cát, sỏi, vỏ ốc hến…
*Thành phần hóa học: trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa
học của chúng chủ yếu là: H,O,N,S và các chất tro.

Bảng 1: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị


Cấu tử Thành phần %
hữu cơ C H O N S Tro
Thực 48 6,4 37,6 2,6 0,4 5
phẩm
Giấy 43,5 6 44 0,3 0,2 6
Carton 44 5,9 44,6 0,3 0,2 5
Chất dẻo 60 7,2 22,8 - - 10
Vải 55 6,6 31,2 1,6 0,15 -
Cao su 78 10 - 2 - 10
Da 60 8 11,6 10 0,4 10
Gỗ 49,5 6 42,7 0,2 0,1 1,5
(Nguồn: tailieu.vn)

2.2.3. Phân loại rác thải


* Phân theo nguồn phát sinh:
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư,
các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ
công (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là dạng rắn,
dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa,
đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
* Phân loại theo mức độ nguy hại:
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. các chất thải này tiềm ẩn
nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát
triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường
đất, nước và không khí.
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất
có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia
đình, đô thị…
* Phân loại theo thành phần:
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu
xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ
gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,
chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại
thuốc bảo vệ thực vật.
- Phân loại theo trạng thái chất thải: phân loại theo các trạng thái rắn, lỏng, khí.
- Chất thải ở trạng thái rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, chất hóa sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây
dựng..)
- Chất thải ở trạng thái lỏng phân bùn từ các cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà
máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt, nhuộm và vệ sinh công
nghiệp…
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các cơ đốt trong các nhà máy
động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật
liệu…
2.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường và con người
2.3.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có
thể tồn tại 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi
trùng gây bệnh này thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây
bệnh tồn tại trong các bãi rác như ổ chuột, ruồi, muỗi,.. và nhiều loại ký sinh trùng
gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền
bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng. ruồi, gián
truyền bệnh tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
2.3.2. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị:
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom
không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là
những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan
đường phố, thôn xóm.
2.3.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường:
* Ô nhiễm nước:
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng
rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước
mặt, nước ngầm trong khu vực. rác có thể bị cuốn theo nước mưa xuống ao, hồ,
sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn.
Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao, chảy vào sông
hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
*Ô nhiễm không khí:
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao
trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở
nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy
nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các
chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
* Ô nhiễm đất:
Thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi
trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho
đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm
cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá
hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh
hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50-60 năm mới phân hủy hết và do
đó chúng tạo thành các “ bức tường ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá
trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất
bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
2.4. Tình hình quản lý rác thải tại Việt Nam
Việc bảo vệ môi trường ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ô nhiễm
môi trường được quan tâm rất muộn. Mãi đến năm 1980, hiến pháp sửa đổi mới
có điều 36 quy định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ và cải tạo tái sinh các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ và cải thiện môi trường sống đối với mọi
công dân.
2.4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn cả nước:
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2019 đã
tăng 46% so với năm 2010 .
Bảng 2: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn cả nước
Loại rác thải Đơn vị Năm 2011 Năm 2019
Rác thải đô thị Tấn/năm 11.680.000 13.002.592
Rác thải nông thôn Tấn/năm 8.400.000 10.363.868
Rác thải công nghiệp Tấn/năm 2.638.000 4.786.000
Rác thải y tế Tấn/năm 21.500 179.000
Rác thải làng nghề Tấn/năm 774.000 1.023.000
Tổng cộng Tấn/năm 23.513.500 29.354.460
Phát sinh rác thải sinh hoạt Kg/người/ngày 0,7 1,08
bình quân tại khu vực đô thị
Phát sinh rác thải sinh hoạt Kg/người/ngày 0,32 0,45
bình quân tại khu vực nông
thôn
(Nguồn: tailieu.vn)

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm
2019, con số này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu
vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010.
2.4.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải:
Công tác thu gom và vận chuyển rác thải đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
khi mà lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình
không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường
nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng
đồng.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam trung bình năm 2019 tại khu
vực đô thị đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%. Để xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đã thu gom được, đến năm 2019, cả nước đã có 1.322 cơ sở xử lý chất thải
rắn sinh hoạt, gồm: 381 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 37 dây chuyền chế biến
phân compost, 904 bãi chôn lấp (trong đó chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp
vệ sinh), góp phần xử lý lần lượt là 13%, 16% và 71% tổng khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt được thu gom.
Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã
đã hình thành các tổ thu gom rác tự quản.
2.4.3. Hiện trạng xử lý và quản lý rác thải:
Công nghệ xử lý rác còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp,
khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn chưa đủ thuyết
phục, công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên
chưa thu được nhiều ủng hộ của người địa phương.
Các công trình xử lý rác thải còn phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác
quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…
Công tác xử lý rác thải đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là
1 bãi chôn lấp/1 đô thị ( Hà Nội và TP HCM, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn
lấp/khu xử lý). Trong đó 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng pháp chôn lấp rác
thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện nay toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải
tập trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh
( tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi còn lại, rác thải phần lớn được chôn lấp
sơ sài.
2.4.4. Một số phương pháp xử lý chất thải được áp dụng tại Việt Nam
*Xử lý rác bằng phương pháp đốt:
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử
lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự
có mặt của oxy trong không khí, trong đó các loại rác độc hại được chuyển hóa
thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc
không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao
gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói
không tốt ( phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác).
*Xử lý rác thải bằng biện pháp chôn lấp:
Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Người ta chọn
các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chôn lấp. Đáy của bãi rác được ngăn
cách với đất và nước ngầm bằng lớp chất dẻo không thấm nước. Rác sẽ được đổ
vào các ô chia sẵn, khi các ô rác đầy thì sẽ được lấp lại bằng đất hoặc dùng xe lu
nén chặt lại sau đó đổ tiếp lên cho đến khi đầy hố rồi phủ đất – khoảng 60cm – và
trồng cây lên. Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về một chỗ và dược xử lý
trước khi cho xuống sông hồ. Đây là phương pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh
nhưng tốn kém.
*Nhà máy xử lý rác thải:
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công suất 400 tấn/ngày chính thức đi vào hoạt
động tại khu phố 3, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà. Ưu điểm của dây
chuyền công nghệ này là có thể xử lý rác tươi trực tiếp mà không qua phân loại và
chôn lấp. Rác được xử lý theo quy trình công nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát
mức độ thổi khí, nhiệt độ, độ ẩm nên khả năng phân giải của vi sinh vật ổn định,
nhanh chóng. Ngoài ra do trực tiếp nhập rác từ xe ép rác thu gom từ trong dàn vào
thẳng hệ thống xử lý rác của nhà máy nên hạn chế được nước rỉ từ bãi rác xuống
tầng nước ngầm, thu hồi các thành phần hữu cơ trong rác tái chế thành phân hữu
cơ vi sinh (compost), giảm thiểu tối đa chất thải rắn phần chôn lấp và thu hồi các
thành phần vô cơ có trong rác. Đặc biệt công nghệ này có thể tái chế nilon, nhựa,
kim loại, thủy tinh. Do vận hành khép kín nên giải quyết được vấn đề mùi hôi và
rác thải, đồng thời giảm thiểu nước rỉ rác, cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí
và ô nhiễm nguồn nước. Rác thải sinh hoạt sau khi xử lý sẽ cho ra loại rác sạch
không có vi sinh vật gây bệnh, thân thiện với môi trường và có thể dùng làm phân
bón vi sinh hữu cơ để cải tạo đất nông nghiệp.
*Quản lý rác thải theo phương thức 3R:
Trong quản lý và xử lý chất thải rắn hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất là
phương thức quản lý đồng bộ chất thải rắn 3R (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái
sử dụng, Recycle – Tái chế) để giảm thiểu lượng chất thải rắn phải chôn lấp.
Phương thức 3R được coi là giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi
trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải,
giảm thiểu quỹ đất cần cho chôn lấp.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 3R ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó
khăn như sau:
- Reduce – Giảm thiểu: giảm thiểu là công việc khó khăn nhất vì lý do công
nghệ, tổ chức sản xuất và nhân lực còn chưa phù hợp, việc giảm thiểu chất thải
trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng đến nay vẫn chưa được chú trọng.
- Reuse – Tái sử dụng: mới bắt đầu áp dụng, đang tiếp tục nghiên cứu để định
ra hướng đi có hiệu quả.
- Recycle – Tái chế: còn mang tính tự phát, chưa có định hướng. Hoạt động
tái chế hiện nay vẫn chưa xem chất thải rắn là nguồn nguyên liệu nên thiếu cách
tiếp cận đúng mực. Hơn nữa, vấn đề môi trường trong quá trình tái chế, sản phẩm
của tái chế như thế nào trong quan hệ với tài nguyên, môi trường cũng chưa được
nghiên cứu.
Phần thứ III
THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT CHỢ C, THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT

3.1. Giới thiệu chung về thành phố Buôn Ma Thuột:


Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột) là thành phố của tỉnh Đắk Lắk và là thành
phố lớn ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "làng của Cha của Thuột", nó xuất
phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên vị tù trưởng giàu có và quyền uy. A Ma
Thuột tiếng Ê Đê nghĩa là : bố (ba) của Thuột. Thuột là tên người con trai cả.
Người Lào gọi vùng đất này là Ban Mê Thuột, nghĩa là: Bản của Mẹ của Thuột.
Vùng đất này nổi tiếng với những rừng mưa nhiệt đới và hương vị café nổi tiếng,
nền văn hóa ÊĐê, M'Nông được lưu tồn. Tuy nhiên Rừng hiện nay có tỉ lệ che phủ
thực tế rất thấp. Rừng bị tàn phá kiệt quệ bởi các nông lâm trường. Nguồn tài
nguyên đất đai đang bị khai thác quá mưc, sự xói mòn đất và rủa trôi diễn ra
thường xuyên. Diện tích đất (đvt: Ha), khối lượng đất (đvt: m3)rất lớn. Vấn đề bóc
lột tài nguyên và suy thoái tài nguyên chưa thực sự giành được sự chú ý.
* Vài mốc lịch sử đáng nhớ:
- Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê
nằm dọc theo suối Ea Tam do A Ma Thuột làm tù trưởng.
- Năm 1904, Vùng cao Nguyên chính thức được chính quyền liên bang Đông
Dương sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam, Tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Đôn
được người Pháp chọn làm cơ quan hành chính tỉnh, về sau cơ quan hành chính
tỉnh được chuyển lên Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột)
- Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra Quyết định thành lập thị xã
Ban Mê Thuột. Tên gọi Ban Mê Thuột được đổi thành Buôn Ma Thuột sau khi
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
- Năm 1995, Thị xã Buôn Ma Thuột được xếp hạng thành phố, mức phân hạng
đô thị: đô thị hạng 3. Năm 2005 được nâng hạng: đô thị hạng 2.
* Dân số (Năm 2019):
- Dân số 375.590 người
- Thành thị: 245.951 người
- Nông thôn: 129.639 người
* Hành chính:
Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn
(làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối
sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành
phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc
Lắc ngày 13/01/2009 như sau :
 Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành
Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành.
 Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất,
Ea Tam, Tân An;
 Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa
Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
* Giao thông - Đường bộ
- Quốc lộ 14 : Hướng Bắc đi Pleiku (195 km), Kon Tum (244 km), Đà Nẵng,
Hướng Nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350
km).
- Quốc lộ 26 : Hướng Đông đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
- Quốc lộ 27 : Hương Đông đi Đà Lạt (193 km).
* Đường không
Trước năm biến cố 1975: Buôn Ma thuột có 2 sân bay (phi trường): Phi trường
L19, Phi trường Phụng Dực. Phi trường Phụng Dực hiện nay được đổi trên
thành Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Phi trường L19 được phá hủy. Cảng
hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc Cụm cảng hàng không miền Nam. Các
tuyến bay chính gồm:
+ Buôn Ma Thuột - Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng, Đà Nẵng
+ Buôn Ma Thuột - Nội Bài, Hà Nội
* Kinh tế - Xã hội (2011)
Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài
con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì.
Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh
nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm
mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị
loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ
Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có
quy hoạch tốt nhất Việt Nam.
Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La,
Vinh, Việt Trì, Hà Nội , Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả
nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11).
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 18%
- Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 2.500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo
phân cấp: 1.150 tỷ đồng.
- Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: > 5.000 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp: 2.100 tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân đầu người: 1.650 USD/người/năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa doang thu dịch vụ: 13.500 tỷ đồng.
- Tỷ trọng các ngành: 44% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 9%
nông-lâm nghiệp.
- Giao thông: 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp
vùng và quốc gia.
- Tỷ lệ hộ nghèo: 1.5%
- Tỷ lệ cây xanh đô thị: 18m²/người
- Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng.
- Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137
lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lí nước thải do Đan
Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành
phố nào ở Việt Nam đạt được.
- Văn hóa-giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học.
- Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
- Thông tin liên lạc: 124 máy điện thoại/100 dân (vượt chuẩn đô thị loại 1 là 40
máy/100 dân).
* Vị trí địa lý:
Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có
377,18Km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk.
Phía Bắc giáp huyện CưM’gar.
Phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin.
Phía Đông giáp huyện Krông Pắc.
Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút ( tỉnh Đắk Nông).
Về Vị trí Buôn Ma Thuột có độ cao trung bình 536 m (1.608 ft). Buôn Ma
Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, Là một
thành phố có nhiều đồn điền, nông trường xung quanh.
* Điều kiện tự nhiên:
Nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy trường sơn, có địa
hình dốc thỏai từ 0,5 – 10, cao độ trung bình 500mét so với mặt biển.
Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang
tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ( tháng 5
đến tháng 10), mùa khô ( tháng 10 đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình
hàng năm là 230C.
Về thủy văn, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok
chảy qua phía Tây ( khoảng 23Km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông
Sêrêpok, có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất như hồ EaKao, EaCuôrKăp và nguồn
nước ngầm khá phong phú, nếu khai thác tốt phục vụ ổn định cho phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
Về tài nguyên đất, chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá cục BaZan (70%), đất nông
nghiệp 73,78%, đất lâm nghiệp 22% ( chủ yếu rừng trồng), tài nguyên khoáng
sản chính là đá bazan làm vật liệu xây dựng, sắt, cao lin, sét gạch ngói.

Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột

(Nguồn: buonmathuot.gov.vn)
3.2. Giới thiệu về chợ Trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột (chợ
C)
3.2.1. Quá trình thành lập của chợ C
Chợ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột được hình thành từ trước năm
1975 qua nhiều lần sửa chữa nâng cấp. Sau khi chợ được xây dựng hoàn thành và
đưa vào hoạt động, thì đã gộp khu chợ B (chợ cũ) vào cùng với khu chợ C. Chợ
trung tâm Buôn Ma Thuột cũng giống như những trung tâm thương mại trung bình
mà bạn thường hay thấy ở các trung tâm thành phố. Là địa điểm trung tâm thành
phố nên nơi đây dường như trở thành một khu du lịch cho các du khách ở xa đến.
Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột sẽ là điểm dừng chân cho bạn sau những
cung đường phượt Tây Nguyên. Lê la, nghỉ ngơi trong những quán nước nhộn
nhịp người.

Hiện nay, Chợ C được tọa lạc trên đường Nguyễn Công Trứ, phường Tân
Tiến, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nên Khu chợ C thường
được mọi người gọi với cái tên là chợ Trung Tâm Buôn Ma Thuột và thu hút rất
nhiều người đến mua sắm mỗi ngày.
Tân Tiến là một phường nằm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột
tỉnh Đăk Lăk, là một trong những phường trung tâm của Thành phố, nơi đây tập
trung đông dân cư, nhộn nhịp và tấp nập.
3.3. Thực trạng rác thải sinh hoạt của chợ C, thành phố Buôn Ma
Thuột.
3.3.1 Nguồn phát sinh rác thải:
Chợ C là khu chợ tương đối lớn, rất nhộn nhịp vì đây là khu chợ của khu
vực phường Tân Tiến, gần ngã 6, khu dân cư buôn bán gần chợ... Chính vì vậy mà
mức độ tiêu dùng hàng hoá ở đây cũng khá mạnh. Nguồn phát sinh rác thải trên địa
bàn chợ chủ yếu từ sinh hoạt buôn bán của các hộ bán rau, trái cây, cá, thịt, khu
giết mổ gia cầm trong khu chợ là chủ yếu, ngoài ra rác thải còn phát sinh từ hộ gia
đình, các quán ăn. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như
thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng…ngoài ra còn một số lượng lớn bao bì, túi nilon..

Quán ăn

Bán hoa quả Bán rau

RÁC THẢI
Cửa hàng tạp Bán thịt, cá
phẩm

Hộ gia đình
Người đi chợ
Kinh doanh dịch
vụ
Sơ đồ 2: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
3.3.2. Thành phần rác thải:
Phân loại thành phần rác thải có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính
rác thải, mục đích quản lý…Rác thải sinh hoạt trên địa bàn Chợ C chủ yếu là chất
hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 50% bao gồm: vỏ rau củ, hoa quả thối; tỷ lệ chất
thải phi hữu cơ là 50% bao gồm chủ yếu là túi nilon, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại
vỏ hộp…được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3: Thành phần rác thải tại chợ C
Thành phần rác Tỷ lệ
Chất hữu cơ 50%
Giấy, giẻ rách, tre nứa 10%
Nhựa, cao su, bao nilon 20%
Kim loại, vở đồ hộp 6%
Thuỷ tinh, mảnh vụn 5%
Lông gà, vịt, xương động vật 9%
(Nguồn từ đội quản lý chợ C )
Qua bảng cho thấy tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất (50%) do ở đây chủ yếu là các
tiểu thương, hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, phong phú với nhiều loại hàng hóa
chủ yếu là thực phẩm.:
- Rác thải thực phẩm bao gồm rau,củ, quả …Loại rác thải này mang tính
chất dễ phân huỷ sinh học,quá trình phân huỷ tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc
biệt trong thời tiết nóng ẩm. Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn
thừa từ các hàng ăn uống không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ. Do vậy, tỷ lệ
chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh
học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon,nhựa,lông gà
vịt, xương động vật…
- Rác thải từ thực phẩm tươi sống như thịt thối, ruột mang cá,..những loại
này có mùi hôi khó chịu,gây nên các loại vi sinh vật như ruồi, dòi…làm ảnh hưởng
tới môi trường vệ sinh khu thực phẩm tươi sống.
- Rác thải trực tiếp (rác ướt) từ các chất thải từ phân gia cầm ở khu chợ
gà,vịt, khu giết mổ gia cầm…
- Rác thải từ chất lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các
khu giết mổ gà vịt, heo, cá, các loại hải sản trong khu chợ lồng…
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác từ các vật liệu sau khi đốt cháy, các ản
phẩm sau khi đun nấu bằng than, và các chất thải dễ cháy..
- Các loại rác thải từ các loại chất rắn như là các loại nhựa, bao bì nolon,
giấy, các loại tre nứa…
3.3.3. Tác động của rác thải
3.3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Đa số các loại rác thải ở chợ C đều là những loại rác thải có chất dễ thối rữa,
dễ cháy, các chất thải nhiễm khuẩn dễ lây lan,các chất thải khí phát ra từ các quá
trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 …. Khí hậu lạnh, ẩm và mưa
nhiều ở thành phố Buôn Ma Thuột là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu
cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu
cho con người, có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người và động vật, không khí môi
trường sinh hoạt của các hộ gia đình khu dân cư gần chợ.
3.3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc. Do đó, khi rác thải được
đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh
vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống,
làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học. Đặc biệt hiện nay việc sử
dụng tràn lan các loại túi nilon trong việc buôn bán trong chợ, khi xâm nhập vào
đất, nilon cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức
tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất
dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua, chất lượng giảm sút, ô
nhiễm đất xung quanh khu vực chợ.
3.3.3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Trong thành phần rác thải, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn.
Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men và bốc mùi hôi thối. Rác thải không được
thu gom, tồn tại trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như
những người làm công việc thu nhặt, vệ sinh môi trường của khu chợ C, trong quá
trình thu gom các phế liệu từ đóng rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các
bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da và phụ khoa. Đặc biệt là những xác động vật
bị thối rửa, thực phẩm tươi sống trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất
sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải, kích thích sự hô hấp của con
người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đến những người mắc
bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây
bệnh thật sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong
bãi rác như chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người dân
xung quanh chợ một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột
truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh
đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
3.3.3.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị:
Rác thải chưa qua xử lý để gom đóng,bừa bãi khu chợ,trên mặt đường Điện
Biên Phủ, Nguyễn Công Trứ, Y Jut... kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường xung
quanh chợ ảnh hưởng đến sự phát triển buôn bán khu chợ. Hiện nay, tình trạng vứt
rác bừa bãi trên đường là tại các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan
đô thị. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức mỗi người.
3.4. Thực trạng thu gom và sử lý rác thải sinh hoạt tại chợ C.
3.4.1. Thực trạng thu gom rác thải tại khu vực chợ C:
Chợ C là một trong những khu chợ Trung tâm có thể nói lớn nhất tại Buôn Ma
Thuột, ở đây tập trung tất cả các tiểu thương, hộ gia đình,.... đa dạng về mặt hàng
hóa. Do đó, nó làm tăng số lượng rác thải ở khu chợ rất lớn. Từ đó, tác động xấu
đến môi trường không khí làm cho người dân trong chợ hàng ngày luôn đối mặt
với mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Những ngày bình thường thì tại khu vực chợ C vẫn được đội nhân viên công ty
TNHH Môi trường Đông Phương quét dọn, việc quét dọn theo như đi khảo sát,
một ngày nhân viên công ty này dọn rác là 4 lần/8 công rác. Tuy nhiên, ta có thể
thấy tới cuối ngày rác thải tại khu chợ khá nhiều rác dồn ứ tạo nên một mùi hôi
thối tanh nồng nặc, rác rưởi khắp mọi nơi, từ các hàng trái cây, quần áo, cá, thịt,
rau…tới những nơi ăn uống cũng có rác thải, trên lầu các hàng ăn vẫn có ruồi
nhặng... Đã có nhiều trường hợp khi ăn uống tại khu chợ đã gây nhiều người đau
bụng.
Chợ tập trung nhiều hộ kinh doanh, từ dưới lên trên, từ bên trong ra bên ngoài.
Có rất nhiều hình thức kinh doanh, có các hộ bán rất nhỏ, không có giấy phép nên
việc quản lí về an toàn vệ sinh rất là khó.
Tại chợ C được công ty TNHH Môi trường Đông Phương thu gom rác bằng
cách cho nhân viên đến quét, thu gom rác bằng việc kéo những thùng rác nhỏ ở
trên tầng xuống bãi đỗ xe và tập trung dọn thùng rác tại đó (dưới hầm đổ xe). Sau
đó, một số công nhân sẽ thu gom rác vào xe đẩy tay đưa lên xe tải ép lớn khoảng
(6-10 tấn) tiếp nhận và vận chuyển về bãi rác Thành phố để xử lý. Khu vực chợ C
tình hình thu gom rác thải cũng giống như tại các chợ trong khu vực địa bàn Thành
phố, trong quá trình thu gom rác mỗi ngày nên xe chở rác không được vệ sinh, vì
vậy khi đến lấy rác tại khu chợ, xe rác mang lại mùi hôi khó chịu, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong chợ, và những người sống ven
tuyến đường xe chuyển rác đi qua cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Việc tập trung
rác ở các điểm hẹn gây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường và gây cản trở giao
thông. Công đoạn này được thực hiện bằng thủ công là chính nên ảnh hưởng đến
sức khoẻ của người công nhân do thời gian tiếp xúc với chất thải kéo dài.
3.4.2. Công tác thu gom rác:
*Mức phí thu :
Sau khi đi khảo sát và có hỏi ban quản lí chợ thì mức phí mà ban quản lí chợ thu
được bình quân 1 tháng là 36 triệu/700 hộ kinh doanh. Trong khi tìm hiểu thì mức
thu của các hộ kinh doanh là khác nhau: các hộ trên lầu có mức thu là 180k/tháng,
các hộ nhỏ lẻ bên ngoài sẽ được thu theo ngày từ mức thấp nhất là 5k-50k/hộ.
*Phương thức thu:
Căn cứ vào thoã thuận trong hợp đồng thu gom rác giữa dịch vụ thu gom rác và
các hộ gian hàng trong chợ được nhân viên trong đội quản lý chợ C đi thu từng hộ
gian hàng trong và ngoài chợ (Hình thức thu phí hàng tháng và hàng ngày) và khi
thực hiện thu tiền phải có biên lai theo quy định của nhà nước. Sau đó, bên đội
quản lý chợ sẽ đi thanh toán số tiền thu gom rác cho Công ty TNHH Môi trường
Đông Phương.
*Tần suất thu gom rác:
Chợ C có đặc điểm hoạt động buôn bán nhộn nhịp cả ngày. Nên việc thu
gom rác cũng gặp khó khăn. Tần suất thu gom rác ở chợ là mỗi ngày bốn lần. Ngày
nào cũng thu gom rác ở chợ. Khi chợ bắt đầu vào sáng sớm đến lúc chợ tan vắng
hơn thì những người công nhân thu gom rác sẽ đi quét rác, gom rác vào một điểm
nhỏ cho tới khi gọn sạch khu chợ.
Sau khi thu gom rác xong, rác sẽ được tập kết tại thùng rác hoặc gom thành
một đóng lớn cho đến khi xe rác sẽ đến gom lúc 20h tối khi chợ đã vắng việc xe
rác đến thu gom thuận tiện hơn và được chia làm hai khu vực: khu ngoài chợ C và
khu trong chợ C, sau đó sẽ chở đi đến bãi rác Thành phố chôn lắp (cũng có những
lúc khi lượng rác quá đông thì xe rác vẫn có đi, thường là 2-5h chiều)
3.5. Thái độ của người dân, tiểu thương về tình trạng ô nhiễm môi
trường do rác thải gây ra tại khu chợ C.
3.5.1. Thái độ của ban quản lý chợ:
Khi em đi thu thập thông tin và điều tra thực tế tại chợ C, và có gặp trực tiếp
nhân viên bên đội quản lý chợ C, những người có trách nhiệm trong việc quản lý,
xử lý rác thải ở khu vực chợ chưa có sự nhiệt tình trong việc quản lý chặt chẽ trong
vấn đề thu gom, xử lý rác thải của những người dân buôn bán, chưa răng đe, nhắc
nhở thường xuyên từng hộ buôn bán trong chợ. Quản lý chặt chẽ các nhóm người
dân buôn bán rong ngoài chợ. Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được ban
quản lý chợ C quan tâm đúng mức. Vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại
và xử lý rác thải hàng ngày vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn
toàn không có. Do đó, vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân
phân loại rác trước khi xử lý đang là nhu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ môi
trường của chợ .Việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiêm và nghĩa vụ của
mình trong việc bảo vệ môi trường trong khu chợ và ngoài chợ là rất kém.
3.5.3/ Thái độ của người dân:
Thái độ, nhận thức hiện tại của người dân nói chung là rất quan trọng, vì đó là
nền tảng để có thể xây dựng các chính sách và chiến dịch thay đổi hành vi trong
tương lai để có thể mang đến kết quả tốt nhất.Đa số ý thức người dân trên địa bàn
đều chấp hành tốt việc đổ rác thành đống gọn gàng, nhưng bên cạnh đó vẫn có
hành vi đổ rác và xả rác ra một cách bừa bãi không đúng nơi quy định.
Nhìn chung người dân đã ý thức được việc xử lý rác là rất quan trọng nhưng họ
chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình sạch sẽ, gọn gàng không còn rác, còn
rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào thì ít được ai quan tâm đến.
Nguyên nhân của việc xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường một phần là do
người dân chưa quan tâm môi trường sống chung, những thói quen xả rác bừa bãi
và hành động theo người khác làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
Trong khi phần đông dân số dường như nhận thức rõ về sự ô nhiễm không khí,
bằng chứng là hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang khi lưu thông trong nội thị,
thì gần như có rất ít người quan tâm đến ô nhiễm đất và nước. Vứt rác bừa bãi
cũng không phải là vấn đề về tầng lớp trong xã hội khi mà cả người nghèo, trung
lưu hoặc những gia đình giàu có đều xả rác một cách bừa bãi thiếu ý thức.
3.5.4. Thái độ của các tiểu thương:
Một vài hộ kinh doanh cho rằng không cần đóng phí vệ sinh vì họ cho rằng họ
không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom.
Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy
chủ yếu là họ gom gác lại vào một chỗ, rồi nhân viên thu gom rác đến lấy. Bên
cạnh đó vẫn còn có một số hộ không có ý thức bỏ rác gọn gàng, xả rác bừa bãi.
 Các bảng khảo sát về số liệu: Microsoft Excel
 Kết quả đánh giá thực tiễn tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu chợ:

Sơ đồ: Đánh giá mức độ ô nhiễm tại chợ C

Không

Ý kiến khác Bình thường Số phiếu lựa chọn


Tỉ lệ (%)

Rất ô nhiễm Ô nhiễm

Ý kiến của mọi người về tình hình ô nhiễm tại chợ: Theo kết quả điều tra 12
người về tình hình ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra tại chợ C thì có 33.33%
số người được hỏi là bình thường, 41.67% cho là ô nhiễm, 25% cho là rất ô nhiễm.
Nhận xét: Thông qua quá trình khảo sát, đa số tiểu thương hay hộ kinh
doanh cho rằng tình trạng rác thải ở chợ như vậy là bình thường (họ đã quen như
vậy), một số ít thì cho là ô nhiễm nhưng không quá nghiêm trọng. Còn người dân
đi chợ cảm thấy e ngại vì vấn đề rác thải gây ô nhiễm môi trường chợ, họ cảm thấy
rất là ô nhiễm.
Như vậy, việc rác thải làm ô nhiễm môi trường chợ như vậy một phần là do
ý thức của con người. Cần quản lí nghiêm ngặt hơn các trường hợp vứt rác bừa bãi
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như cảnh quan nơi đây.

PHẦN THỨ IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RÁC THẢI TẠI CHỢ TÂN AN
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm
nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi
chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan
cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên,
trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng
rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Chính vì vậy, ta cần đưa ra một số biện pháp quản lý rác thải tại chợ C sau:
4.1. Một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ C:
Dựa vào thực trạng các nguồn phát sinh rác thải tại chợ, kết hợp với thực trạng
quản lý rác thải và điều kiện thực tế của chợ chúng ta cần có một số giải pháp quản
lý và xử lý rác thải như sau:
- Tiến hành phân loại rác tại nguồn (tại các sạp bán hàng) thành 2 loại là rác vô cơ
và rác hữu cơ, mỗi sạp phải có 2 dụng cụ chứa rác để phân loại góp phần thuận lợi
trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại chợ.
- Tăng cường lắp đặt thùng rác ở nhiều nơi để người dân thuận tiện bỏ rác vào
thùng, thường xuyên đi thu rác ở nơi đông người qua lại, tránh để lâu phát sinh ô
nhiễm môi trường.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
bằng nhiều hình thức như tuyên truyền qua đài phát thanh của phường, mở các lớp
tập huấn kỹ thuật bảo vệ môi trường cho người dân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
và giữ gìn vệ sinh môi trường, chỉ rõ cho người dân trong cộng đồng và các cơ sở
sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường đặc biệt là những hộ dân, tổ chức đang
hoạt động tại chợ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi
trường.
- Áp dụng phương thức 3R trong xử lý rác thải sinh hoạt tại sạp của các thương
buôn là nên giảm thiểu số lượng rác thải bằng cách tái chế và tái sử dụng lại rác
thải để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo dục ý thức biết bảo vệ môi trường cho học sinh ở mọi cấp học để nâng cao ý
thức vệ sinh môi trường.
- Các cơ quan chức năng, Ban quản lý chợ cần phải quan tâm và chú trọng đến vấn
đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để
vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh
khu chợ, hay tổ chức các buổi họp các hộ buôn bán trong chợ để người dân phản
ánh về tình trạng môi trường tại khu chợ….
- Vận động quần chúng bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi, cùng nhau xây dựng một khu
chợ văn minh và giàu mạnh bằng cách lập các tổ trực vệ sinh, thường xuyên thực
hiện dọn dẹp vệ sinh và nhắc nhở các thương buôn về ý thức giữ vệ sinh chung.
- Treo các băng rôn sử dụng những câu nói vui có tác động tâm lý ăn sâu vào tiềm
thức của quần chúng
- Tăng cường nhân lực và phương tiện cho đội vệ sinh môi trường ở những nơi cần
thiết.
- Lập ra ngày “Môi Trường”, trong ngày đó tất cả mọi người đều cùng chung tay
dọn dẹp vệ sinh khu sạp của mình và dọn vệ sinh chung.
- Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến
môi trường trong chợ và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định.
- Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít.
Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được,
sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Ban quản lý có thể thành lập những tổ, lực
lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở chợ, để giải quyết vấn đề rác ở chợ
mình cho môi trường xanh sạch hơn.
- Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại
của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần có
những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện
pháp phối hợp giữa người dân, ban quản lý, chính quyền địa phương.

V. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận:
Thực tế, các tiểu thương, hộ kinh doanh tại chợ vẫn thấy tình hình ô nhiễm ở
chợ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, và cộng đồng. Tuy nhien, vì đã buôn
bán ở đây lâu năm, và có quan điểm là ở chợ phải như thế này, nên các tiểu thương
ở đây hầu như thấy rất bình thường với tình trạng như thế. Còn người dân đi chợ
thì thấy chợ rất là ô nhiễm, hôi thối, rác thải vứt trên đường, chưa được quét dọn
kĩ, nước thải bẩn trên sàn, có thể gây trơn trợt nên nhiều người vẫn có chút e ngại
khi đi chợ. Thực trạng thu gom rác thải hiện nay vẫn còn nhiều bất cập vì ý thức
của người dân chưa cao dù đã biết tác hại của nó.
Với tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn như hiện nay thì bảo vệ môi
trường ở toàn thành phố nói chung và ở khu vực chợ nói riêng là việc làm có ý
nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
cộng đồng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của thành phố theo chiến
lược xây dựng thành phố văn minh, tiến bộ. Mỗi người một tay, chung tay cùng
nhau loại bỏ rác thải!
5.2. Kiến nghị:
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương:
- Cần có các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và tổ chức tham quan một số
mô hình quản lý rác thải hiệu quả ở nơi khác
- Cần vận động các quầy hàng ăn uống, tạp phẩm, thực phẩm tươi sống…
tham gia tốt vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường như đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy
định
- Cần phải cân nhắc phí đóng vệ sinh môi trường cho hợp lý để công tác quản
lý rác thải được duy trì và mang lại hiệu quả cao (kể cả khi xử lý)
- Cần có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi
quy định
- Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có những hoạt động tích cực về bảo vệ
môi trường.
- Khuyến khích thành lập các công ty tư nhân xử lý rác.
- Áp dụng các khoản tiền phạt khắc khe đối với cá nhân hay doanh nghiệp
không tuân thủ quy định thời gian và nơi đỗ rác.
- Nên đưa ra các chế tài đối với những người không đóng lệ phí vệ sinh môi
trường
5.2.2. Đối với ban công trình Công cộng:
- Tổ chức thu gom rác mỗi ngày trên các tuyến đường thu gom và nên tiến
hành thu gom rác vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
- Phải vệ sinh xe vận chuyển rác mỗi ngày để tránh đi mùi hôi gây ảnh hưởng
sức khỏe cộng đồng nói chung
- Vận động người dân tái chế và tái sử dụng rác, sử dụng thùng chứa rác và
phân loại rác trước khi đưa vào xử lý.
- Tuyển dụng nhiều nhân viên làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Trả
lương khuyến khích và tương xứng.
5.2.3. Đối với người dân và các sạp bán buôn trong chợ:
- Xử lý rác thải tại nguồn trước khi bỏ rác vào thùng, tái chế và tái sử dụng
những loại rác thải có thể sử dụng được
- Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các phương pháp quản lý
rác thải sinh hoạt hiệu quả như bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, đóng phí vệ
sinh môi trường đúng định kỳ
- Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động và phong trào vệ sinh môi
trường của địa phương.
- Giáo dục ý thức về môi trường, quản lý rác thải cho trẻ em trong gia đình và
cộng đồng.
- Mỗi tháng, mỗi quý bình chọn ra hộ gia đình, các hộ kinh doanh có ý thức
tốt nhất trong việc giữ gìn vệ sinh riêng và công cộng để tuyên dương và có món
quà khích lệ tinh thần để mọi người cùng phấn đấu giữ gìn vệ sinh
 Tài liệu tham khảo:
1. Wikipedia: các khái niệm
2. Hồ sơ, số liệu tại Ban quản lí chợ
3. Báo môi trường (2019)
4. Đoàn Thị Uyên Trinh và Nguyễn Văn Quán (2010), Phương thức mới
trong việc giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt, Đại Học Tôn Đức Thắng:
Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động.
5. Lê Văn Khoa (2010). Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế
và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở
các đô thị, Hà Nội: Nxb:Nông Nghiệp.
6. https://documents1.worldbank.org/curated/en/504821559676898971/
pdf/Solid-and-industrial-hazardous-waste-management-assessment-
options-and-actions-areas.pdf
7. http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Chat-thai-ran-sinh-hoat-
nuoc-ta-tang-46-sau-10-nam/414336.vgp
8. http://vea.gov.vn/detail?$id=369
9. http://baonamdinh.com.vn/channel/5091/201711/thay-thuoc-noi-chuyen-
o-nhiem-moi-truong-tu-rac-thai-sinh-hoat-2521745/
10.https://123docz.net/document/332307-thuc-trang-van-de-rac-thai-va-
quan-ly-rac-thai-tai-khu-vuc-cho-eatam-thanh-pho-buon-ma-thuot-tinh-
dak-lak.htm

You might also like