You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


MÔI TRƯỜNG

Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA ẢNH HƯỞNG


NHƯ NÀO ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Ngành: Quản trị kinh doanh


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Như Thảo
Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
STT MSSV Tên sinh viên Lớp
1 2181410961 Dương Thị Trúc Đang 21DQTD2
2 2181411062 Lê Thành Hậu 21DQTD2
3 2181412631 Lê Đức Khánh 21DQTD2
4 2181412493 Phan Thị Trà My 21DQTD2
5 2181412504 Tả Lê Quỳnh Như 21DQTD2
6 2181411488 Nguyễn Thị Hồng Nhung 21DQTD2
7 2181412728 Lê Danh Thắng 21DQTD2
8 2181413007 Ngô Công Tấn 21DQTD2

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


MÔI TRƯỜNG

Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA ẢNH HƯỞNG


NHƯ NÀO ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Ngành: Quản trị kinh doanh


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
STT MSSV Tên sinh viên Lớp
1 2181410961 Dương Thị Trúc Đang 21DQTD2
2 2181411062 Lê Thành Hậu 21DQTD2
3 2181412631 Lê Đức Khánh 21DQTD2
4 2181412493 Phan Thị Trà My 21DQTD2
5 2181412504 Tả Lê Quỳnh Như 21DQTD2
6 2181411488 Nguyễn Thị Hồng Nhung 21DQTD2
7 2181412728 Lê Danh Thắng 21DQTD2
8 2181413007 Ngô Công Tấn 21DQTD2

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA
ĐẾN MÔI TRƯỜNG..........................................................................3
1.1: Thực trạng trên thế giới...............................................................................3
1.2: Thực trạng tại Việt Nam..............................................................................6
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA:...9
2.1. Ý thức của từng cá nhân...............................................................................9
2.2 Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa.............................................................10
2.3 Sự thờ ơ của chính quyền địa phương........................................................10
CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ CỦA CHẤT THẢI NHỰA ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG.......................................................................12
CHƯƠNG 4: CÁCH KHẮC PHỤC....................................................................18
KẾTLUẬN………………………………………………………………..……...22
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................23

LỜI MỞ ĐẦU
Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên
cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất
lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật. Sự phân bố các mảnh vụn
nhựa rất thay đổi do kết quả của một số yếu tố như gió và hải lưu, địa lý đường bờ
biển, khu vực đô thị và các tuyến đường thương mại. Dân số con người ở một số
khu vực cũng đóng một vai trò lớn trong việc này. Nhựa có nhiều khả năng được
tìm thấy ở các vùng kín như vùng Caribê. Nó phục vụ như một phương tiện
phâppn phối sinh vật đến các bờ biển xa xôi không phải là môi trường bản địa của
chúng. Điều này có thể làm tăng khả năng biến đổi và phân tán của các sinh vật
trong các khu vực cụ thể ít đa dạng về mặt sinh học. Nhựa cũng có thể được sử
dụng làm vật trung gian cho các chất ô nhiễm hóa học như chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy và kim loại nặng. Rác thải nhựa rất khó phân hủy, do đó theo thời
gian càng tác động nghiêm trọng đến môi trường. Nhựa cũng được sử dụng phổ
biến trong nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người. Do nhiều nguyên nhân, ô
nhiễm rác thải nhựa trên thế giới đang ngày càng trầm trọng. Do đó, việc tìm ra
nguyên nhân để khắc phục là mối quan tâm hàng đầu của con người. Bài tiểu luận
này giúp hình dung về nguyên nhân, hậu quả vá cách khắc phục để con người có
thêm hiểu biết cũng như nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA ĐẾN MÔI


TRƯỜNG
Rác thải nhựa là tổng hợp toàn bộ vật dụng làm bằng nhựa (mà chủ yếu là
nhựa PE) được thải ra môi trường. Đặc tính của rác thải nhựa là chúng không
thể phân hủy được trong nhiều môi trường và tồn tại trong thời gian rất dài.
Cụ thể:
 Chai nước: Phân hủy sau 450 – 1000 năm.
 Ống hút: Phân hủy sau 100 – 500 năm.
 Cốc, ly nhựa: Phân hủy sau 50 – 500 năm.
 Túi nhựa, túi ni lông: Phân hủy sau 500 – 1000 năm.
 Bỉm, tã lót: Phân hủy sau 250 – 500 năm.

1.1: Thực trạng trên thế giới


Hiện nay theo thống kê của Liên hợp quốc, mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu
tấn rác thải nhựa. Thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỉ tấn rác
thải nhựa tích tụ trên Trái Đất. Rác thải nhựa ngay cả khi được thu gom và
chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý
của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn
cản oxy đi qua đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng… Bên cạnh
đó, 13 triệu tấn rác thải nhựa đã đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hô, đe
dọa môi trường sống của các loài động, thực vật biển khiến 1,5 triệu động vật
trên đại dương chết vì ngộ độc rác thải nhựa mỗi năm.
Chỉ tính riêng năm 2021, các nhà sản xuất trên thế giới đã sản xuất ra 360 triệu tấn
nhựa. Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến
sẽ còn tăng gấp đôi con số hiện tại trong 20 năm tới.
Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 12% được tiêu hủy và gần
50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 29% lượng rác thải nhựa
được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên
hoặc rò rỉ ra môi trường.

LHQ ước tính đến năm 2050, lượng nhựa ở biển có thể nhiều hơn cả cá. Hãng
thông tấn nhà nước Tunisia (TAP) dẫn kết quả nghiên cứu của dự án chống rác thải
biển ở Địa Trung Hải (COMMON) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ cho biết,
nhựa chiếm 80% rác thải được tìm thấy trong môi trường biển và ven biển của ba
quốc gia Địa Trung Hải là Tunisia, Italy và Lebanon.
AP dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu biển và các cực Alfred Wegener (Đức) chỉ ra
rằng, rác thải nhựa được tìm thấy ở Bắc Cực có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế
giới. Một phần ba số rác thải nhựa vẫn còn các dấu hiệu hoặc nhãn mác đến từ
châu Âu. Khoảng 5% số rác thải nhựa được tìm thấy có nguồn gốc từ những địa
điểm cách xa Bắc Cực như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Brazil. Chuyên gia
Melanie Bergmann thuộc Viện Alfred Wegener (Đức) nhấn mạnh, kết quả nghiên
cứu cho thấy ngay cả các quốc gia công nghiệp phát triển, có khả năng quản lý rác
thải tốt hơn những quốc gia khác, cũng góp phần đáng kể vào sự ô nhiễm của các
hệ sinh thái xa xôi như Bắc Cực.
Forbes dẫn kết quả nghiên cứu mang tên Chỉ số Nhà sản xuất chất thải nhựa của
Quỹ Minderoo (Australia) cho thấy, bất chấp các quy định khắt khe hơn trên toàn
thế giới, các nhà sản xuất đạt được rất ít tiến bộ trong nỗ lực giải quyết ô nhiễm và
thúc đẩy tái chế. Theo thống kê của Minderoo, lượng sản phẩm nhựa dùng một lần
được sản xuất trong năm 2021 tăng sáu triệu tấn so lượng sản xuất năm 2019.
Trong khi đó, sản phẩm nhựa sử dụng một lần được sản xuất từ nhiên liệu hóa
thạch trong năm 2021 đạt khoảng 137 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng thêm 17 triệu tấn
vào năm 2027.
Liên hợp quốc đã công bố một báo cáo về môi trường với những con số khiến
không ít người choáng váng. Rất nhiều người sẽ không thể ngờ về thực tế là hiện
có tới 5.000 tỉ chiếc túi nhựa đã được sử dụng trên thế giới mỗi năm. Nếu xếp
chúng cạnh nhau có thể bao trùm một khu vực rộng gấp đôi diện tích nước Pháp.
Nhà khoa học Roland Geyer, tác giả thống kê các số liệu cũng cho biết: Theo chiều
hướng hiện tại, đến năm 2050 sẽ có ít nhất 12 tỷ tấn rác thải nhựa tồn tại khắp nơi.
Bạn có thể tưởng tượng con số này nặng gấp 35.000 lần Tòa nhà Empire State.
Một con số khủng khiếp đủ để nói lên “rác thải nhựa đang xâm chiếm môi trường
sống của chúng ta”.
1.2: Thực trạng tại Việt Nam
Việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy,
sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối
với môi trường. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), thực trạng ô nhiễm
rác thải nhựa hiện rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa hiện vẫn ở mức rất cao.
Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm
trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế
giới
Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng
1kg túi nilon mỗi tháng. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thải ra môi
trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Riêng Hà Nội, thải ra 4.000 – 5.000 tấn
rác mỗi ngày, trong đó rác thải nilon chiếm 7 – 8%. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ
sau khi dùng một lần và số lượng được xử lý là rất ít.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, rác thải nhựa chiếm khoảng
từ 50% đến 80% lượng rác thải biển. Hiện Việt Nam là một trong những nước có
lượng chất thải xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới, với khối lượng khoảng từ 0,28
đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 6% tổng chất thải nhựa được thải ra
biển của thế giới).
Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn
rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12%
chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không
được tái sử 10 dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải
nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một
“gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng”
mà các chuyên gia đã gọi.
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngày
như các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người
bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn như bao bì, dụng
cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng
trong y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, hóa chất… cũng làm phát sinh rác thải nhựa ra ngoài môi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, có khoảng 5% rác thải y tế là rác thải
nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y
tế. Tại hội nghị trực tuyến ngày 18/08/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến cho biết: Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, sinh
thái và sức khỏe con người. Ước tính có hơn 700.000 loài sinh vật trên thế giới bị
ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa và ngành y tế cũng cần phải có trách
nhiệm trong vấn đề này. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập
kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua.

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA:

Nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa hiện có rất nhiều, trong đó phải kể đến 3
nguyên nhân chính sau:
2.1. Ý thức của từng cá nhân
Ô nhiễm rác thải nhựa là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến môi trường
và sức khỏe con người. Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm
này, nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức của mỗi cá nhân. Việc tiêu
dùng và xử lý rác thải nhựa phản ánh sự thiếu ý thức này và gây ra những tác động
tiêu cực đáng kể:
- Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng một lần của người dân đóng góp vào việc
gia tăng lượng rác thải nhựa một cách đáng kể. Các sản phẩm nhựa dùng một lần
như cốc, thìa, bát nhựa được sản xuất với mục đích tiện lợi, giá thành rẻ và dễ
dàng mua được. Tuy nhiên, sự lạm dụng này dẫn đến việc sử dụng rất nhiều sản
phẩm nhựa mỗi ngày mà không có sự kiểm soát và nhận thức về tác động môi
trường của chúng. Những sản phẩm này thường không được tái sử dụng hoặc tái
chế, và cuối cùng trở thành rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.
- Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: tình trạng vứt rác bừa bãi của nhiều cá nhân
cũng góp phần vào ô nhiễm rác thải nhựa. Nhiều người thường quan niệm tiện
tay vứt rác ở bất kỳ đâu, như trên đường phố, bờ biển, cống, rãnh, mà không có
ý thức và tôn trọng môi trường xung quanh. Hành động này dẫn đến việc rác thải
nhựa tràn lan, khó thu gom và xử lý. Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn
gây tắc nghẽn đường ống, gây ngập lụt trên đường phố.
- Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn: đây là một nguyên nhân quan trọng khác
dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. Phần lớn người dân chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn, đặc biệt là rác thải nhựa, so với các
loại rác vô cơ khác. Sự thiếu ý thức này làm cho quá trình phân loại và xử lý rác
thải nhựa trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tái chế và
giảm thiểu rác thải.

2.2 Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa


Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là
vấn đề khiến việc gia tăng lượng rác thải nhựa được xả ra môi trường một cách
nhanh chóng và không kiểm soát được
- Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam vẫn còn lạc hậu và thiếu hạ tầng phát
triển. Cơ sở hạ tầng tiếp nhận và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế, với quy mô
nhỏ lẻ và tự phát. Điều này dẫn đến hiệu suất xử lý rác thải nhựa thấp, không
đáp ứng được lượng rác thải nhựa ngày càng tăng. Việc thiếu hệ thống hợp lý
để thu gom, tái chế và xử lý rác thải nhựa là một hạn chế lớn đối với việc giảm
thiểu ô nhiễm.
- Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để: Theo thông tin
từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta sinh ra khoảng 80.000 tấn rác
thải nhựa, nhưng chỉ có khoảng 20% được đưa đi tái chế. Phần còn lại, tới 80%,
được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt, gây nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Việc thiếu các biện pháp tái chế và xử lý rác thải nhựa một cách hiệu quả đã
góp phần vào tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

2.3 Sự thờ ơ của chính quyền địa phương


Ngoài những nguyên nhân đã đề cập, một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ô
nhiễm rác thải nhựa là sự thiếu chặt chẽ từ phía chính quyền địa phương trong việc
sử dụng và xử lý rác thải nhựa. Các cơ quan chức năng thường thiếu quan tâm và
coi thường việc xử lý chất thải, đồng thời thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị
và Khu công nghiệp Việt Nam, lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là khoảng
12,8 triệu tấn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 85,5% lượng rác thải được thu gom ở đô
thị và chỉ khoảng 45,6% ở nông thôn. Số còn lại vẫn trôi nổi và không được quản
lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề này phần nào xuất phát từ việc chính quyền địa phương chưa đưa ra các
biện pháp quản lý chặt chẽ việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa. Thiếu sự quan tâm
và tư duy chiến lược trong việc quản lý chất thải dẫn đến việc hệ thống quản lý
chất thải chưa được triển khai một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc thiếu nguồn lực,
nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết cũng góp phần vào tình trạng này.
CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ CỦA CHẤT THẢI NHỰA ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG
Rác thải nhựa là một vấn đề đang trở thành nỗi lo lớn đối với tất cả mọi người trên
thế giới. Rác thải nhựa không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, động vật, con
người mà còn đến tương lai của hành tinh chúng ta. Dưới đây là một số hậu quả
đáng lo ngại của rác thải nhựa:

Ảnh hưởng đến các loài sinh vật trong tự nhiên:

Rác thải nhựa không chỉ gây ảnh hưởng đến con người mà còn có tác động nghiêm
trọng đến các loài sinh vật trong tự nhiên. Rác thải nhựa gây nguy hiểm cho các
loài động vật và thực vật bằng cách làm giảm diện tích sinh sống, cản trở quá trình
sinh trưởng và phát triển, và gây chết hoặc bị thương do ăn nhầm hoặc mắc
kẹt.Trên khắp thế giới, rác thải nhựa đang gây nên một vấn đề nghiêm trọng trên
môi trường biển. Theo ước tính, có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa đang trôi nổi
trên các đại dương. Những mảng rác nhựa lớn này gây ra sự ô nhiễm môi trường
biển và ảnh hưởng đến hàng triệu loài sinh vật sống dưới nước. Các loài sinh vật
biển, bao gồm cá, chim biển, và động vật thủy sinh khác, thường bị tổn thương do
rác thải nhựa. Những mảng rác nhựa có thể bị ăn phải hoặc mắc kẹt trong hệ tiêu
hóa của các loài cá và động vật biển khác, gây ra sự tắc nghẽn và tổn thương nội
tạng. Ngoài ra, rác thải nhựa cũng làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên và tạo ra môi
trường sống không thích hợp cho các loài sinh vật.Cảnh báo về hiểm họa của rác
thải nhựa cũng được đưa ra đối với các loài chim biển. Những con chim biển
thường nhầm lẫn các mảnh nhựa với thức ăn và đem về cho con non, gây ra ngộ
độc và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, các con chim cũng có thể bị mắc kẹt trong các
vật liệu nhựa, gây tổn thương và tử vong.Đối với thực vật, rác thải nhựa cũng có
thể gây hại. Nhựa làm tăng sự mất nước cho cây cối, ảnh hưởng đến quá trình hấp
thụ nước và chất dinh dưỡng. Đồng thời, việc phủ kín bề mặt đất bằng rác thải
nhựa cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật và làm suy giảm đa dạng
sinh học.

Gây tác động đến nền kinh tế


Việc xử lý rác thải nhựa đòi hỏi một số lượng lớn nguồn lực, công nghệ và cơ sở
hạ tầng phức tạp, đặc biệt là đối với những quốc gia có nền kinh tế yếu.
Đầu tiên, việc thu gom và vận chuyển rác thải nhựa từ các nguồn khác nhau đã đòi
hỏi đầu tư về hệ thống thu gom, bãi chứa và phương tiện vận chuyển. Các công ty
và cơ quan chức năng phải chi tiêu lớn cho việc xây dựng và duy trì các cơ sở hạ
tầng này.
Tiếp theo, quá trình xử lý rác thải nhựa cũng đòi hỏi công nghệ và thiết bị phức
tạp. Các phương pháp xử lý như tái chế, chế biến và đốt rác đều đòi hỏi đầu tư về
công nghệ và thiết bị để thực hiện một cách hiệu quả và an toàn cho môi trường.
Điều này đặc biệt đúng đối với việc xử lý nhựa không thể tái chế hoặc nhựa đa
chủng loại.
Hơn nữa, nếu không xử lý rác thải nhựa đúng cách, nó có thể gây ra ô nhiễm nước,
đất và không khí, làm giảm giá trị của đất đai và giảm sản lượng cây trồng. Môi
trường ô nhiễm và mất môi trường sống làm giảm năng suất nông nghiệp và nguồn
lợi thủy sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế và sinh kế của cộng đồng. Ngoài ra, tình
trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể gây ra sự suy thoái du lịch, làm giảm nguồn
thu từ ngành du lịch, là nguồn thu chính của nhiều quốc gia.
Gây mất mỹ quan đô thị
Rác thải nhựa bị vứt bỏ lung tung trên đường phố, công viên, khu du lịch và các
khu vực công cộng không chỉ tác động đến môi trường mà còn gây mất đi vẻ đẹp
và sự sạch sẽ của thành phố. Hành vi này góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống
của người dân và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của thành phố đối với
du khách và đối tác.
Trước hết, rác thải nhựa trên đường phố và khu vực công cộng tạo nên cảnh quan
mất điểm và xấu xí, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và kiến trúc của thành phố. Những
bãi rác nhựa rải rác và các vật liệu nhựa bị phân hủy không chỉ làm mất đi sự sạch
sẽ mà còn gây cản trở cho các hoạt động thể dục, giải trí và thư giãn của người
dân.
Bên cạnh đó, rác thải nhựa trên đường phố và khu vực công cộng tạo ra một môi
trường ô uế, nồng mùi khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Rác thải nhựa có thể
chứa chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả con
người và động vật sống trong khu vực. Hơn nữa, tình trạng rác thải nhựa lung tung
còn làm giảm uy tín và hình ảnh của thành phố. Một thành phố với cảnh quan sạch
đẹp và không có rác thải nhựa tạo nên ấn tượng tốt đối với du khách và đối tác.
Ngược lại, một thành phố với cảnh quan bị ô nhiễm và xấu xí do rác thải nhựa
khiến cho du khách mất đi lòng tin và có thể không muốn quay lại. Đối tác kinh
doanh cũng có thể có ấn tượng xấu và không muốn hợp tác với một thành phố
không quan tâm đến vấn đề môi trường.
Tác động đến sức khỏe con người
Những sản phẩm nhựa bị vứt bỏ hoặc không được xử lý đúng cách có khả năng
phân hủy thành các hạt nhựa nhỏ, gọi là microplastics, và tồn tại trong môi trường
như đất, nước, không khí và thực phẩm. Tình trạng này đe dọa sức khỏe con người
vì nếu tiếp xúc với các hạt nhựa này, chúng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng.
Việc ăn uống thực phẩm chứa microplastics có thể dẫn đến việc hấp thụ các hạt
nhựa vào cơ thể. Những hạt nhựa nhỏ có thể dễ dàng thâm nhập vào các cơ quan
trong cơ thể con người, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chúng có khả
năng gây viêm phổi, tạo điều kiện phát triển các bệnh ung thư, tăng nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường, gây vô sinh và tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài
ra, việc tiếp xúc với microplastics cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng và hội
chứng độc hóa.
Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng khi microplastics được tìm thấy không chỉ
trong nước uống mà còn trong các loại thực phẩm như hải sản, thịt và thậm chí
trong không khí chúng ta hít thở. Điều này có nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp xúc
với microplastics qua nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Gây tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
Việc sản xuất nhựa không chỉ ảnh hưởng đến môi trường thông qua việc tiêu thụ
nguyên liệu thiên nhiên quý giá như dầu mỏ, khí đốt và nước, mà còn góp phần
vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Quá trình sản xuất nhựa đòi hỏi sử dụng
một lượng lớn năng lượng và nguyên liệu, đồng thời phát thải khí thải và carbon
dioxide (CO2) vào không khí.
Trước hết, quá trình sản xuất nhựa yêu cầu sử dụng nguyên liệu chính là dầu mỏ và
khí đốt. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh với việc sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý giá này cho các mục đích khác, chẳng hạn như nhiên liệu hoặc sản
xuất điện. Việc lãng phí và sử dụng không hiệu quả các sản phẩm nhựa là một sự
lãng phí nguồn tài nguyên quý giá, góp phần vào việc suy thoái môi trường và làm
giảm sự bền vững của hệ sinh thái.
Ngoài ra, quá trình sản xuất và xử lý rác thải nhựa cũng gây ra nhiều khí thải và
phát thải carbon vào môi trường. Quá trình sản xuất nhựa dẫn đến khí thải nhà kính
và ô nhiễm không khí thông qua quá trình nhiệt phân và chế biến hóa học. Hơn
nữa, việc xử lý rác thải nhựa cũng gây ra khí thải và phát thải carbon trong quá
trình đốt cháy hoặc phân hủy.
Các khí thải và phát thải carbon từ việc sản xuất và xử lý rác thải nhựa đóng góp
vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Các khí thải như carbon dioxide và
methane từ quá trình sản xuất và xử lý nhựa góp phần vào tăng nhiệt đới, gây ra
biến đổi khí hậu, và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và cuộc sống của con người.

Gây tác động đến tương lai của hành tinh:


Việc không đưa ra biện pháp cụ thể để giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa sẽ có
những hậu quả nghiêm trọng đối với tương lai của hành tinh chúng ta. Hiện nay,
chúng ta đang chứng kiến tác động ngày càng tăng của rác thải nhựa đến môi
trường và sức khỏe con người. Nếu chúng ta không đưa ra biện pháp cụ thể để
giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa, tương lai của hành tinh sẽ bị đe dọa nghiêm
trọng. Việc rác thải nhựa không chỉ ảnh hưởng đến chúng ta trong hiện tại, mà còn
để lại hậu quả kéo dài đến tương lai của các thế hệ tiếp theo. Để bảo vệ tương lai
của hành tinh, chúng ta cần nhận thức về tình trạng hiện tại, hiểu rõ về tác động
của rác thải nhựa và đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Với hậu quả đáng lo ngại của rác thải nhựa. Chúng ta cần có những biện pháp cụ
thể và hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, động vật
và con người, đảm bảo sức khỏe và tương lai của hành tinh chúng ta.

CHƯƠNG 4: CÁCH KHẮC PHỤC


Rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường, động vật
và con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp cụ thể và hiệu quả
để giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa. Bằng cách áp dụng những giải pháp này,
chúng ta có thể bảo vệ môi trường, động vật và con người, và đảm bảo sức khỏe và
tương lai bền vững của hành tinh chúng ta.
+ Sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường như ly bã mía hoặc các vật dụng
thay thế đồ dùng một lần có thể tái sử dụng như thủy tinh, inox,..

+ Thay thế túi nilon bằng túi giấy hoặc túi vải

+ Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống sử dụng cốc nhựa ống hút 1 lần
+ Phân loại rác tại nguồn : việc phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài
nguyên, mang đến lợi ích cho chính chủ nguồn thải với việc tái chế một số phế
liệu, phân loại rác tại nguồn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tổng
lượng rác thải từ cộng đồng thải ra ngoài môi trường. Đồng thời còn tiết kiệm được
chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

+ Tái chế các chất thải nhựa

+ Thiêu đốt : Đây là quá trình sử dụng nhiệt độ cao (1.000 – 1.100 độ C) để phân
hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là giúp giảm đáng kể thể tích chất
thải cần chôn lấp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao
nên cũng là vấn đề nan giải cho những nước kinh tế còn hạn hẹp. Việc đốt rác thải
nhựa đúng cách còn có thể tạo ra năng lượng phục vụ cho các ngành khác như: đốt
rác để phát điện, biến rác thành các nguyên liệu có ích,…. Tuy nhiên, cần lưu ý
kiểm soát chặt chẽ quá trình đốt để đảm bảo nó không phát sinh các vấn đề gây hại
đến môi trường.

+ Hạn chế tích trữ sản phẩm đông lạnh: Khi tích trữ sản phẩm đông lạnh, bạn cần
nhiều túi nilon để bảo quản và đóng gói. Điều này gây ra lượng rác thải nhựa lớn
sau mỗi lần sử dụng.

+ Sử dụng đồ dùng có nguồn gốc tự nhiên

+ Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những
hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm
nguyên, nhiên liệu.
+ Lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng
phí tài nguyên, năng lượng…
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về chất thải nhựa.
Để khắc phục tình trạng rác thải nhựa, chúng ta cần áp dụng các biện pháp cụ thể
và hiệu quả. Bằng cách sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng
đồ ăn nhanh và đồ uống có đồng bằng nhựa, phân loại rác tại nguồn, tái chế và xử
lý rác thải nhựa, cùng với việc tuyên truyền và giáo dục, chúng ta có thể bảo vệ
môi trường, động vật và con người. Hành động nhỏ từ mỗi người đều đóng góp
vào việc bảo vệ sức khỏe và tương lai bền vững của hành tinh chúng ta.

KẾT LUẬN
Tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường. Rác thải nhựa không chỉ gây nhiễm độc cho đại dương, sông ngòi và đất
đai, mà còn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và con người. Ô nhiễm chất thải
nhựa ảnh hưởng đến môi trường ở nhiều cách khác nhau. Việc sản xuất nhựa gây
tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, gây ra khí thải và nhiễm độc trong quá trình sản
xuất. Rác thải nhựa không phân hủy tự nhiên và tích tụ trong môi trường, gây suy
thoái và phá hủy hệ sinh thái đất đai và đại dương. Động vật và sinh vật biển bị ảnh
hưởng nghiêm trọng khi nuốt phải hoặc vướng vào các mảnh nhựa. Ô nhiễm chất
thải nhựa cũng gây hại cho con người. Các chất phụ gia trong nhựa có thể gây ra
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề về hô hấp, tim mạch, ung
thư và vô sinh. Chúng có khả năng tích tụ trong cơ thể con người qua việc tiếp xúc
trực tiếp hoặc qua chuỗi thức ăn. Để giảm thiểu tác động của ô nhiễm chất thải
nhựa đến môi trường, chúng ta cần áp dụng các biện pháp cụ thể. Điều quan trọng
là chúng ta cần thay đổi thói quen tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm thân thiện
với môi trường. Sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng, như túi vải thay thế túi
nhựa và sử dụng đồ dùng có nguồn gốc tự nhiên. Ngoài ra, việc phân loại và tái
chế rác thải nhựa cũng rất quan trọng để giảm lượng rác thải nhựa đổ ra môi
trường. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường nhận thức về tác động của rác thải
nhựa đến môi trường thông qua hoạt động tuyên truyền và giáo dục. Mỗi cá nhân
cần nhận thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường và hành động
theo đúng nguyên tắc của phát triển bền vững. Chỉ khi chúng ta thực sự nhận ra và
hành động để giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa, chúng ta mới có cơ hội bảo vệ
môi trường, động vật, và đảm bảo tương lai bền vững cho hành tinh chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. http://pedaco.com.vn/rac-thai-nhua-tren-the-gioi-dang-huy-hoai-trai-dat-
nhu-the-nao
2. https://nhandan.vn/no-luc-quoc-te-giam-rac-thai-nhua-post741307.html
3. https://kinhtemoitruong.vn/viet-nam-nam-trong-so-20-quoc-gia-co-luong-
rac-thai-nhua-lon-nhat-the-gioi-69296.html
4. Rác thải nhựa trên biển - Nỗi ám ảnh của đại dương và sinh vật biển
(anphatholdings.com)
5. https://kinhtemoitruong.vn/ty-le-rac-thai-nhua-duoc-tai-che-tai-my-ngay-
cang-giam-manh-72600.html
6. https://changevn.org/tac-hai-cua-nhua-doi-voi-suc-khoe/

You might also like