You are on page 1of 44

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP T.P HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA



ĐỀ TÀI :

SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI


HỮU CƠ (RAU, CỦ QUẢ) TỪ CÁC CHỢ, HỆ THỐNG
SIÊU THỊ TRÊN KHẮP TỈNH THÀNH.

GVHD :PHẠM THÀNH TÂM

MÔN :CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN

LỚP : ĐHHO9A

NHÓM : 8 (LỚP THỨ :4, TIẾT :4-6)

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2016


1
1
DANH SÁCH NHÓM

STT Họ và tên MSSV

1 Dương Thị Kim Ngọc 13014541

2 Phan Thị Mỹ Nhi 13058941

3 Lê Thị Mỹ Kim 13038711

4 Dương Thị Bích Loan 13049681

5 Hồ Nguyễn Anh Khoa 13018491

6 Ngô Thị Liền 13057391

7 Thái Văn Thắng 13059771

8 Cù Lê Anh 13061341

9 Trần Thị Trúc 13057071

10 Phạm Thị Hoa 13062481


LỜI CẢM ƠN

Để đến được ngày hôm nay, chúng em đã trải qua một chặng đường rất
dài. Trong suốt chặng đường đó có sự thành công lẫn sự thất bại. Dù thành công
hay thất bại thì chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ ít nhiều từ mọi người xung
quanh, từ bạn bè và nhất là từ thầy cô giáo.

Chúng em xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất
giúp chúng em học tập, cảm ơn tất cả thầy cô, nhất là thầy cô trong Khoa Công
nghệ Hóa, đã truyền tải những kiến thức quí báu cho chúng em giúp chúng em
ngày càng mở rộng tầm hiểu biết của mình, tạo nền tảng để chúng em tự tin và
vững bước vào tương lai. Đặc biệt hơn, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến thầy Phạm Thành Tâm, giáo viên hướng dẫn cũng như chỉ bảo giúp chúng
em hoàn thành đề tài “SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI
HỮU CƠ (RAU, CỦ QUẢ) TỪ CÁC CHỢ, HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN
KHẮP TỈNH THÀNH” trong suốt học kì này.

Với kiến thức còn hạn chế và còn nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu,
hoàn thành đề tài này nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn cùng lớp để kiến thức
của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Sau cùng, chúng em xin kính chúng quí thầy cô trong khoa Công nghệ
Hóa cũng như ban lãnh đạo nhà trường nhiều sức khỏe, niềm tin để tiếp tục lèo
lái con thuyền tri thức cho các thế hệ mai sau.

Trân trọng cảm ơn.

TP.HCM, tháng 4 năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng…. năm 2016

Giáo viên hướng dẫn


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài.

1.1.1 Thực trạng

Thế giới: Tình hình phát sinh chất thải sinh hoạt ở một số nước khác nhau
trên thế giới là rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và hệ
thống quản lý của mỗi nước. Nói chung mức sống càng cao sẽ đi đôi với lượng
chất thải phát sinh càng nhiều. Nếu tính trung bình mỗi ngày một người thải ra
môi trường 0,5 kg rác thải sinh hoạt thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác
thải mỗi ngày, một năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác.

Đối với nước phát triển: Ở các nước phát triển, dân số thường có đời sống
cao và tỷ lệ dân số sống ở các đô thị lớn, trung bình tiêu chuẩn rác thải của mỗi
người dân là 2,8 kg/người/ngày.

Đối với các nước đang và kém phát triển: Các nước đang phát triển và
kém phát triển có dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao và tỷ lệ dân số sống ở
các đô thị thấp, quá trình đô thị hóa tăng nhanh. Mặt khác, ý thức bảo vệ môi
trường của chính quyền địa phương và người dân không cao, chưa có sự quan
tâm và đầu tư đúng mức cho rác thải sinh hoạt. Do đó, rác thải đã và đang là vấn
đề gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng sống ở các quốc gia này. Trung
bình, mỗi người dân ở các khu đô thị trên địa bàn các nước có tiêu chuẩn rác thải
là 0,7kg/người/ngày.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống
được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh
ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có
hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi
tập chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất
thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi
rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành
phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải.

Tại Hà Nội: theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác
thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải
rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên
- Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200
tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất
thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ
trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà
hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009).

Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang
trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 3 khu xử lý tập trung liên
huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và
Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt
71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý. Trong
đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng
1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và
87 tấn rác trong khu công nghiệp. Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều
khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác.

Theo thống kê năm 2015: Trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh ra 12
triệu tấn rác thải sinh hoạt. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị
ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng
khoảng 10%.

Dự kiến đến 2020, rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị sẽ là 20 triệu
tấn/ngày. Rác thải sinh hoạt này chủ yếu là tại các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh, Hà Nội… Trung bình mỗi ngày tp Hồ Chí Minh thải ra trên 7000 tấn, 40%
là rác thải hữu cơ. Chi phí xử lí lên đến vài trăm tỉ đồng/ năm và tốn diện tích đất
khá lớn để chôn lấp.

1.1.2 Nhận thức được tiềm năng của phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành
từ chất thải của con người, động vật, lá và cành cây, than bùn hay các chất hữu cơ
khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách
cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng.

Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của
đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất,
quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi
sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử
dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa
gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã
biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và
chất lượng rau quả.

Tận dụng rác thải hữu cơ từ rác thải sinh hoạt để làm phân bón là một giải
pháp tối ưu nhất hiện nay. Giảm ô nhiễm môi trường, giải quyết được thực trạng
rác thải sinh hoạt hiện nay, tận dụng rác thải hữu cơ làm phân bón hữu cơ để bón
cho cây vừa tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng đầy
đủ cho cây không kém gì phân hóa học thông thường. Nếu được quản lý, thu
gom, tái chế hợp lý thì rác thải sinh hoạt sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao.
1.2. Tổng quan tài liệu

1.2.1 Sơ lược chất thải

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác.

 Chất thải rắn (CTR)

Theo quan điểm chung: CTR là toàn bộ các tạp chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất,
các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng
nhất là các chất thải ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Trần Hiếu Nhuệ
và cộng sự, 2001).

Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực
đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ. Thêm vào đó, chất thải
được gọi là chất thải rắn đô thị nếu được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành
phố có trách nhiệm thu gom và phân hủy (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).

 Rác thải sinh hoạt (RTSH)

RTSH là các chất thải có liên quan tới các hoạt động của con người, nguồn
tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm cả kim loại, giấy
vụn, sành sứ... (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).
1.2.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn

Nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động: công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và thương mại, khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện.

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm:

- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).

- Từ các công sở trường học, công trình công cộng.

- Từ các dịch vụ đô thị.

- Từ các hoạt động công nghiệp.

- Từ các hoạt động nông nghiệp.

- Từ các hoạt động xây dựng đô thị.

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của thành
phố.

1.2.3 Phân loại rác thải

Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải
hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất. Tuy nhiên bằng những nhìn
nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với
chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:

 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

- Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh
hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.

- Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những
chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ.

Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý

- Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.


 Phân loại chất thải theo tính chất hóa học

- Theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc
tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy,
bìa…

 Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật

- Chất thải độc hại, chất thải đặc biệt.

Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.

1.2.4 Hậu quả

1.2.4.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng

Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô
cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong
nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra
hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư.

Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh
ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài
ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước bị ô
nhiễm chiếm tới 25% (Sở Tài nguyên Môi trường Ninh Bình, 2007), ô nhiễm
không khí do quá trình phân hủy của rác thải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống
hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia
đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu
chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt... Theo đánh giá của các
chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công
nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải
rắn cũng đã đến mức báo động.

1.2.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ
chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm
cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là
nguyên nhân gây ô nhiễm đất.

1.2.4.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.

Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.

Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ,
các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.

1.2.4.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí

Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.

Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH4, CO2, NH3, H2S, các khí độc hại hữu cơ...

Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác.

1.2.4.5 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này
là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra
lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và
ngập úng khi mưa.

Gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị, tốn kinh phí để xử lí, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.

1.2.5 Phương pháp xử lý chất thải rắn

Trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang áp dụng 4 phương pháp xử lý rác
thải sinh hoạt: chôn lấp, sản xuất khí sinh học (biogas), đốt và ủ làm phân. Trong
đó, biện pháp ủ làm phân được đánh giá là tối ưu hiện nay (TS.Nguyễn Trung
Việt, TS.Trần Thị Mỹ Diệu, 2004).

1.2.5.1 Phương pháp chôn lấp

Đây là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng chất hữu cơ lớn.
Chôn lấp là phương pháp lâu đời. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là
phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong rác thải và các chất dễ bị thối rữa
tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các
hợp chất amôn và các khí CO2, CH4.

1.2.5.2 Phương pháp sản xuất khí sinh học

Sản xuất khí sinh học (Biogass) là phương pháp đã được sử dụng từ lâu ở
các nước phát triển thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong vài chục
năm gần đây với mục đích giới hạn ở vùng quê làm chất đốt và thắp sáng. Gần
đây công nghệ này ngày càng hoàn thiện và chuyển hướng sang sử dụng các loại
rác thải nông nghiệp, công nghiệp và rác thải sinh hoạt để sản xuất khí sinh học,
đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

1.2.5.3 Phương pháp đốt

Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới
mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ đốt rác
tiên tiến có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường.
Công nghệ đốt thường được sử dụng ở các quốc gia phát triển và phải có
một nền kinh tế đủ mạnh bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như một phúc lợi
xã hội của toàn dân.

1.2.5.4 Phương pháp ủ làm phân

Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, vì vậy xử lý rác
thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh là
thuận lợi nhất, đang là hướng đang được ưu tiên.

Cơ sở khoa học

Trong hoạt động sống của nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các
loại enzym xenluloza ngoại bào để phá vỡ cấu trúc của các cấu tử xenluloza hay
nói đúng hơn là phân hủy xenluloza. Ở một số loại vi sinh vật, enzym oxy hóa và
enzym phân giải protien cũng tham gia vào quá trình phân hủy xenluloza.

Phức hệ xenluloza gồm 4 enzym chủ yếu sau:

- Xenlobiohydrolaza (C1) có tác dụng cắt đứt liên kết hydro, biến dạng
xenluloza tự nhiên có cấu trúc không gian thành dạng xenluloza vô định
hình.

- Endogluconaza hay CMC–aza (endo–1,4β–D–glucan-4-glucanohydrat,


EC.3.2.1.4) tấn công chuỗi xenluloza một cách tùy tiện và phân hủy
liên kết β– 1,4 – glucozit giải phóng xenlobioza và glucoza, thủy phân
xenluloza phồng lên làm giảm nhanh chiều dài của mạch cấu trúc
xenluloza và tăng chậm nhóm khử. Enzym này cũng tác dụng lên
xenlodextrin.

- Exogluconaza (endo - 1,4β – D – glucaza – 4 – xenlobiohydronaza, EC)


giải phóng xenlobioza hoặc glucoza từ đầu không khử xenluloza. Loại
enzym này tác dụng mạnh lên xenluloza vô định hình, hoặc xenluloza
đã bị phân giải một phần).
- β–glucozidaza hay xenlobiaza, loại enzym này thủy phân xenlobioza và
xenlodextrin khác hòa tan trong nước cho glucoza, nó có hoạt tính cực
đại trên xenlobioza là chủ yếu, nghĩa là khi xenluloza đã bị phân hủy
bước đầu.

Cơ chế theo Reese:

Xenlulolaza
(Tự nhiên)

Glucoza
Xenlulolaza
(vô định hình)
Đường hòa tan
C1

Cx

xenlobioza

Trong đó:
+ C1: tương ứng với Xenlobiohydrolaza.

+ Cx: tương ứng với exo-gluconanza và endoglucannaza.

+ C1 – enzym tiền thân thủy phân, nó làm trương xenluloza tự


nhiên thành các chuỗi xenluloza hoạt động có mạch ngắn hơn.

+ Cx – enzym tiếp tục phân cắt mạch xenluloza hoạt động để tạo
thành các đường tan và cuối cùng thành glucoza.
+ Xenlobiohydrolaza – từ endogluconaza tấn công cắt từng đoạn
2 đơn vị glucoza (xenlobioza). Kết quả do tác động của
endoglucanza và exoglucanza làm xuất hiện các xenlo –
oligosacarit mạch ngắn, xenlobioza và cả glucoza.

Trong quá trình phân hủy xenluloza các enzym có sự phối kết hợp chặt
chẽ với nhau theo từng công đoạn để bẻ gãy mạch xenluloza cuối cùng cho ra
đường glucoza.

Nhưng chỉ có ít loài vi khuẩn có khả năng tiết ra đầy đủ 4 loại enzym trên.
Các loài nấm mốc hay nói đúng hơn là vi nấm lại có khả năng phân giải tốt hơn
so với vi khuẩn vì chúng có khả năng tiết ra môi trường một lượng lớn các
enzym đầy đủ các thành phần.

Các phương pháp ủ rác thành phần

Phương pháp ủ rác thành đống lên men tự nhiên có đảo lộn

Đây là phương pháp được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,...

Rác được chất thành đống cao 1,5 – 2,5m, mỗi tuần đảo trộn một lần.
Nhiệt độ của đống ủ là 55oC, thời gian ủ là khoảng 4 tuần, độ ẩm là 50 – 60%.
Trong 3 – 4 tuần liên tiếp theo không đảo trộn (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự,
2001).

Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn có thổi khí

Đây là phương pháp do viện nghiên cứu nông nghiệp thực nghiệm
Beltsville, Hoa Kỳ thực hiện. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở các
phương pháp xử lý nước thải. Theo phương pháp này mỗi đống phế thải có chiều
cao 2,0 – 2,5 m, phía dưới lắp đặt một hệ thống phân phối khí. Nhờ có quá trình
thổi khí cưỡng bức mà các quá trình chuyển hóa được nhanh hơn, nhiệt độ ổn
định và ít ô nhiễm (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).

Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa


Rác được đưa vào các thiết bị chứa có dung tích khác nhau để lên men.
Lượng khí và nước thải sinh ra trong quá trình lên men được kiểm soát chặt chẽ.
Các vi sinh vật được tuyển chọn đưa vào bổ sung cho hệ vi sinh vật tự nhiên
trong rác, nhờ đó mà quá trình xảy ra nhanh, dễ kiểm soát hơn và ít ô nhiễm hơn
(Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).

Phương pháp lên men trong lò quay

Rác được thu gom, phân loại, nghiền nhỏ và đưa vào lò quay nghiêng với
độ ẩm khoảng 50%. Trong khi quay, rác được đảo trộn, do vậy không cần thổi
khí. Rác sau khi lên men lại được ủ chín thành đống trong thời gian 20 -30 ngày
(Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).

Phương pháp xử lý rác công nghiệp

Hiện nay trên thế giới có hơn 50 kiểu ủ rác công nghiệp được triển khai.
Đặc điểm chung của ủ rác công nghiệp là tự động hóa cao, do đó rác được phân
hủy rất tốt nhưng lại đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, chi phí tốn kém,
chưa phù hợp với trình độ và khả năng tài chính của các nước đang phát triển
(Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Tuyên truyền hướng dẫn người dân có ý thức thu gom phân loại rác thải
hữu cơ.

- Nghiên cứu và ứng dụng quy trình xử lý rác thải hữu cơ nhằm sản xuất
phân hữu cơ vi sinh từ rác thải rau, củ, quả.

- Khuyến cáo người nông dân thấy rõ tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
trong sản xuất nông nghiệp và tăng hiệu quả kinh tế.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Rác thải hữu cơ rau củ quả

- Nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón vi sinh ở đây là rác thải rau, củ,
quả từ các chợ và hệ thống siêu thị. Các rác thải này hầu hết đều chứa hỗn
hợp polysaccarit (cacbohydrat), protein, lipit,…

- Nhóm giàu protein gồm các loại hạt từ cây họ đậu như: đậu phộng, đậu
xanh, đậu nành, đậu đỏ… Các loại rong biển: rong biển xoắn ốc, rong
biển agar… Ngoài ra, các loại rau cải cũng có chứa hàm lượng protein
khá cao như: bông hẹ, bạc hà, cải cúc,...

- Nhóm giàu lipit: dừa, nghệ, đậu phộng, hạt hướng dương, bơ, yến mạch,

- Nhóm giàu cacbohydrat: gồm các loạt có chứa nhiều tinh bột, đường và
xenlulozo như: các loại đậu, khoai lang, sắn, khoai mì,...

- Ngoài các thành phần chính trên thì nguyên liệu còn chứa các nguyên tố
vi lượng có ích cho sự phát triển của cây trồng cũng như năng suất và
chất lượng nông sản.

Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống chợ, siêu thị.

Đối tượng hướng đến: Nông dân, chủ nhà máy xí nghiệp, chủ siêu thị.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, nhóm đã
tham khảo ý kiến của là thầy Phạm Thanh Tâm.

- Tham khảo tài liệu có liên quan.


5. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

5.1. Các loại phân bón hữu cơ, vi sinh vật và chế phẩm vi sinh

5.1.1 Phân loại

Phân hữu cơ được chia thành 2 nhóm:

- Phân hữu cơ nhà nông (truyền thống).

- Phân hữu cơ công nghiệp (hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, phân vi sinh
và hữu cơ vi sinh).

5.1.1.1 Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của
người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông,
lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo
phương pháp ủ truyền thống.

Có thể chia phân hữu cơ truyền thống ra làm 4 nhóm: phân chuồng, phân
rác, than bùn, phân xanh.

 Phân chuồng

Phân chuồng có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa,
trung và vi lượng mà một loại phân bón vô cơ không có được. Ngoài ra, phân
chuồng cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát
triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, xói mòn. Tuy nhiên, phân
chuồng cũng có nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón
lượng lớn, đòi hỏi chi phí vận chuyển cao, ngoài ra nếu không chế biến kỹ có thể
mang đến một số mầm bệnh cho cây trồng.

Phân chuồng thường được nhà nông tự sản xuất chế biến. Phương pháp ủ
phân chuồng được tiến hành như sau: Phân chuồng xếp thành lớp rộng nén chặt
đến khi đống phân cao 1,5-2,0 m. Trát kín bùn, ở giữa chọc một lỗ hình phễu để
tưới nước. Ủ từ 2 đến 6 tháng. Song thông thường, nên ủ phân chuồng với đất
bột, với lân (bất cứ loại phân lân nào, tỷ lệ 2%), có thể thêm vôi (3-5%) cho phân
nhanh hoai hơn, bớt chua, các vi sinh vật hoạt động thuận tiện hơn.

 Phân rác

Loại phân này làm từ rơm, rạ, thân lá các cây ngô, đậu, đỗ, vỏ lạc, trấu,
bã mía, v.v... chặt thành đoạn ngắn 20-30 cm, có thể ngâm nước vôi loãng 2-3
ngày trước khi ủ. Phương pháp ủ phân rác được tiến hành như sau: phân rác xếp
thành lớp và cứ 30 cm rắc một lớp vôi bột. Trát bùn, ủ khoảng 20 ngày, rồi đảo
lại rắc phân lên men (phân bắc, phân chuồng, phân hóa học như đạm, lân) với tỷ
lệ 20%. Xếp đủ cao, lại trát bùn, để hở lỗ để tưới thường xuyên. Ủ 45-60 ngày và
có thể dùng bón lót, còn ủ lâu hơn nữa có thể dùng để bón thúc. Tùy theo nguyên
liệu và kỹ thuật ủ, thành phần phần trăm trung bình của phân rác là: 0,5-0,6 N;
0,4-0,6 P2O5; 0,5-0,8 K2O; 3-6 CaO.

 Than bùn

Trong quá trình cấu tạo địa chất, một số rừng cây bị phù sa vùi lấp lâu
ngày, phân giải yếm khí, tạo thành than bùn. Dùng than bùn đã được phơi khô để
độn chuồng, hoặc có thể dùng để chế biến phân rác, làm chất đốt, chất cải tạo đất.
Than bùn thượng thành không dùng trực tiếp làm phân bón, chỉ để ủ phân rác
hoặc độn chuồng. Than bùn hạ thành có độ phân giải cao (>50%) và pH từ 5,5
trở lên có thể bón trực tiếp, nhất là dùng để làm chất cải tạo lý tính đất. Than bùn
chuyển tiếp là loại trung gian. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón trên nền
than bùn phổ biến là: Than bùn phơi khô  Nghiền nhỏ  Phối trộn vôi (nếu pH
thấp), phụ gia, vi sinh vật  Ủ  Đóng gói thành phẩm. Tùy theo đối tượng đất
và cây trồng mà có thể thay đổi tỷ lệ mùn, N, P 2O5, K2O, số lượng vi sinh, v.v…
trong quá trình phối trộn cho phù hợp. Bón phân từ nguồn gốc than bùn có tác
dụng cải tạo đất tốt song khối lượng lớn do hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.

 Phân xanh

Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng
xuống đất để bón ruộng. Đồng thời với tác dụng làm phân bón, cây phân xanh có
thể phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ đất và làm cây che bóng. Trong quá trình
phân giải của cây phân xanh (vùi trong đất) nhất là ở điều kiện ngập nước,
thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H 2S, axit butiric,
CH4, C2H2, v.v… Do đó, cần bón vôi, lân kèm theo để hạn chế. Phương pháp chế
biến phân xanh thường là trộn với đất bột, phân lân, phân chuồng, trát kín bùn, ủ
khoảng 1 tháng.

5.1.1.2 Phân hữu cơ công nghiệp

Phân hữu cơ công nghiệp (phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ khoáng,
phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh). Phân hữu cơ công
nghiệp là một loại phân được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau để tạo
thành phân bón tốt hơn so với bón nguyên liệu thô ban đầu. Hiện nay có thể chia
ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp như sau: phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ
khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh.

 Phân hữu cơ chế biến

Là loại phân bón được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ
với tiêu chuẩn như sau: ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%,
hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%, hàm lượng đạm tổng số (N ts)
không thấp hơn 2,5%, pH (đối với phân hữu cơ bón qua lá) trong khoảng từ 5-7.

 Phân hữu cơ khoáng

Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ phối trộn thêm một
hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng
khoáng đa lượng. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác
nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp,...)
phơi khô, nghiền nhỏ, ủ tự nhiên. Sau một thời gian đưa phối trộn với phân
khoáng ở các tỷ lệ khác nhau.

Tiêu chuẩn bắt buộc của loại phân này như sau:

+ Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15%.


+ Ẩm độ đốivới phân bón dạng bột không vượt quá 25%.

+ Hàm lượng Nts + P2O5hh + K2Ohh, Nts + P2O5hh, Nts + K2Ohh, P2O5hh +
K2Ohh không thấp hơn 8%.

 Phân hữu cơ sinh học

Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men
có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác. Loại
phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác
thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp,...) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ
lên men với vi sinh vật có tuyển chọn.

Tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học như sau: Hàm lượng hữu cơ tổng số
không thấp hơn 22%, ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%,
hàm lượng Nts không thấp hơn 2,5%, hàm lượng axit humic (đối với phân chế
biến từ than bùn) không thấp hơn 2,5% hoặc tổng hàm lượng các chất sinh học
(đối với phân chế biến từ nguồn hữu cơ khác) không thấp hơn 2,0% hoặc pH (đối
với phân hữu cơ sinh học bón qua lá) trong khoảng từ 5-7. Nếu phân có bổ sung
chất điều hòa sinh trưởng thì tổng hàm lượng các chất này không vượt quá 0,5%.

 Phân vi sinh

Là loại phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh
vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải
kali, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang
hợp và các vi sinh vật có ích khácvới mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã
ban hành là mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1x108 bào tử/g
(ml). Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia phân vi sinh thành hai
loại:

- Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ tế bào vi sinh
hữu ích >109 bào tử/g (ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 1/1.000
so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng
nhiễm hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1-1,5 kg(lít)/ha canh tác.
- Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng
cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối VSV hữu ích vào cơ chất không
cần thông qua công đoạn khử trùng nhằm tiêu diệt các VSV có sẵn
trong cơ chất. Phân bón dạng này có mật độ VSV hữu ích >106 bào
tử/g (ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn
kg(lít)/ha.

Trên cơ sở tính năng tác dụng của các chủng loại VSV sử dụng, phân bón
VSV còn được gọi dưới các tên:

- Phân VSV cố định nitơ (phân đạm vi sinh, nitragin) chứa các VSV sống
cộng sinh với cây họ đậu, hội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự
do trong đất, nước có khả năng sử dụng nitơ (N) từ không khí tổng hợp
thành đạm cung cấp cho đất và cây trồng. Phân VSV phân giải hợp chất
phốt pho khó tan (phân lân vi sinh, photphobacterin) sản xuất từ các
VSV có khả năng chuyển hóa các hợp chất phốt pho khó tan thành dễ
tiêu cho cây trồng sử dụng.

- Phân VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật chứa các VSV có
khả năng sản sinh hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa, kích thích
quá trình trao đổi chất của cây.

- Phân VSV có chứa các chủng VSV đối kháng vi khuẩn/vi nấm gây
bệnh vùng rễ cây trồng cạn.

- Phân VSV đa chủng, phân VSV chức năng có chứa hỗn hợp các VSV
có khả năng cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan, sinh tổng hợp
hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật và đối kháng vi khuẩn/vi nấm
gây bệnh vùng rễ cây trồng có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và nâng
cao hiệu quả sử dụng phân khoáng, đồng thời có khả năng hạn chế bệnh
vùng rễ cây trồng do vi khuẩn.
 Phân hữu cơ vi sinh vật

Phân hữu cơ vi sinh vật là sản phẩm phân bón được sản xuất từ các nguồn
nguyên liệu hữu cơ có nguồn gốc khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng, cải tạo đất, chứa ít nhất một vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật
độ đạt tiêu chuẩn qui định (mật độ bào tử sống ít nhất là 1.5x106 bào tử/g), góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không
gây ảnh hưởng xấu tới con người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng
nông nghiệp.

Nếu sản xuất phân hữu cơ theo phương pháp truyền thống thì rác hữu cơ
sẽ được ủ và phân hủy sau 1-5 tháng, quá trình phân hủy này khá lâu. Dựa vào
hoạt động phân huỷ của vi sinh vật nhằm phân huỷ chất hữu cơ từ rác, con người
đã bắt chước những gì diễn ra trong tự nhiên bằng các quá trình xử lí sinh
học. Tuy nhiên, để cho quá trình phân hủy ấy đạt hiệu quả cao và triệt để (tới các
sản phẩm cuối cùng), cần phải tạo các điều kiện tối ưu cho những vi sinh vật
tham gia phân huỷ.

Tính ưu việt của công nghệ xử lý phân hữu cơ vi sinh vật

Một trong các đặc điểm dễ thấy nhất ở rác thải sinh hoạt ở Việt Nam là
thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 55 – 65%. Ở các nước phát triển,
do mức sống của người dân cao, tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt
chiếm tỷ lệ thấp, 35 – 40%. Như vậy, so với thế giới thì rác thải sinh hoạt, rác
thải nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều. Chính nhờ đặc điểm này,
nên việc xử lý chất thải sinh hoạt ở Việt Nam bằng công nghệ vi sinh để sản xuất
phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi.

Tính ưu việt của các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu
cơ vi sinh:

- Làm sạch môi trường, rác được coi là nguyên liệu tái chế.

- Có tác dụng cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất, làm đất tơi xốp để
canh tác.
- Giải quyết được sự thiếu hụt phân hữu cơ trong thâm canh cây công
nghiệp hiện nay, nhằm giảm lượng phân hóa học bón vào đất.

- Nhiệt độ cao và kéo dài nhiệt độ này trong đống ủ, chất kháng sinh do
sinh vật hình thành có tác dụng ức chế tối đa vi khuẩn gây bệnh cho con
người và cây trồng, do đó hạn chế mầm bệnh cho cây trồng.

- Sự có mặt của hoocmon sinh trưởng như: Gibberenllin, axit indolaxetic


trong phân ủ có dạng kích thích sinh trưởng cho cây.

- Không gây ô nhiễm cho đất, nước, hệ sinh thái.

- Sản phẩm của cây trồng an toàn hơn.

- Giá thành rẻ, phù hợp với khả năng tài chính của nông dân.

5.1.2 Các loại vi sinh vật

5.1.2.1 Phân vi sinh vật cố định đạm

Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý
có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium,
Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ,
các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố
định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh
tốt như: vi khuẩn nốt sần cây đậu tương, vi khuẩn nốt sần cây lạc, vi khuẩn hút
đạm tự do, vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa.

5.1.2.2 Vi sinh vật hoà tan lân

Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất.
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn
Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy
trên môi trường nhân tạo.
Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân.
Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan
lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM–phosphate solubilizing
microorganisms).

Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật
hoà tan lân (HTL) sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột
phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL
đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân.

5.1.2.3 Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây

Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn,
nấm, xạ khuẩn, v.v... Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật
được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy
mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy,
chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.

5.1.3 Lợi ích của chế phẩm vi sinh.

- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân khó tan trong
đất, kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ.

- Dùng để ủ phân chuồng, phế phụ phẩm trong nông nghiệp, có tác dụng
làm mất mùi hôi nhanh, mau hoai mục thành các chất dinh dưỡng, tạo
điều kiện cho cây trồng hấp thu dễ dàng.

- Cải tạo, làm cho đất tơi xốp, tăng hàm lượng chất mùn và vi sinh vật có
ích, gia tăng độ phì nhiêu của đất.

- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và cây trồng.

- Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,…) trong môi trường đất
nói riêng và môi trường sống nói chung.
- Đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng
nông sản.

- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả
năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi
trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác.

- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải
sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi
trường.

- Giảm chi phí đầu tư cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

 Lưu ý khi sử dụng chế phẩm vi sinh.

Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được
lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm
giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng
được ghi trên bao bì.

Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều
kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một số
vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi
sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.

5.1.4 Các chế phẩm vi sinh

5.1.4.1 Chế phẩm E.M

E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế
phẩm E.M được bắt nguồn từ Nhật Bản và được đưa vào Việt Nam từ tháng
4/1997.

E.M là chế phẩm sinh học tập hợp hơn 80 chủng vi sinh vật khác nhau,
trong đó có 5 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang
hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn sống cộng sinh trong cùng
môi trường.
Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM
của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật
hữu hiệu (Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm
các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm men, một
số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp,…

Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các
nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:

- Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.

- Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.

- Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.

- Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông
sản tốt.

- Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.

- Góp phần làm sạch môi trường.

- Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM làm
tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của
phân.

- EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.

5.1.4.2 Chế phẩm vi sinh Biovina

- Chế phẩm được dùng để xử lý chất thải hữu cơ tạo ra phân hữu cơ vi sinh.

- Đảm bảo tính thuần khiết, ổn định, có khả năng phân giải chất hữu cơ
nhanh.

Có 2 loại:

o Biovina 1: xử lý rác thải

o Biovina 2: xử lý nước thải


5.1.4.3 Chế phẩm Trichoderma

Chế phẩm sinh học mà thành phần chính là nấm Trichoderma và các
enzyme thủy phân như cellulase, chitinase, xylanase, hemicellulase giúp cây
trồng kháng bệnh. Khả năng hay công dụng của loại chế phẩm sinh học này là
giúp khống chế và tiêu diệt các loại nấm gây bệnh như Rhizoctonia solani,
Fusarium, Phytopthora sp, Sclerotium gây bệnh thối rễ, héo rũ...

5.1.4.4 Chế phẩm NC 26

Chế phẩm vi sinh vật NC 26 là hỗn hợp các chủng loại vi sinh vật có khả
năng làm tăng quá trình phân giải các chất hữu cơ tươi và tổng hợp thành dạng
hữu cơ mới. Chế phẩm NC 26 chính là chất xúc tác quá trình ủ phân, vừa rút
ngắn được thời gian ủ, vừa đảm bảo chất lượng phân ủ và tiêu diệt được các loại
bệnh của phân tươi có thể gây hại cho con người và cây trồng.

5.2. Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu

Do đặc trưng của các khu chợ thường có các loại rau hỏng, hoa quả, thực
phẩm thối… chiếm tỷ lệ cao nên thành phần hữu cơ là chủ yếu chiếm 65% tổng
khối lượng rác.

Những tính chất lí học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm
khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của
rác đã nén.

5.2.1 Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng vật chất trên một đơn vị
thể tích, tính bằng kg/m3. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng, khối lượng riêng của
chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy từng trường hợp: rác để tự nhiên
không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng và không nén, rác chứa trong
thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt chỉ có ý
nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng.
Khối lượng riêng của rác sinh hoạt ở các khu đô thị lấy từ các xe ép rác
thường dao động trong khoảng từ 178kg/m3 đến 415kg/m3 và giá trị đặc trưng
thường vào khoảng 297 kg/m3.

5.2.2 Độ ẩm

Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn theo một trong hai cách:
tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối
lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, phương pháp khối lượng ướt
thông dụng hơn.

5.2.3 Kích thước và sự phân bố kích thước

Kích thước và sự phân bố kích thước: Kích thước và sự phân bố kích


thước của các thành phần có trong chất thải rắn đóng vai trò quan trọng đối với
quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay
và các thiết bị tách loại từ tính.

5.2.4 Khả năng tích ẩm (Field Capacity)

Khả năng tích ẩm của chất thải rắn là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể
tích trữ được.

Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép rác và trạng thái
phân hủy của chất thải. Khả năng tích ẩm của chất thải rắn sinh hoạt của khu dân
cư và khu thương mại trong trường hợp không nén ra được có thể dao động trong
khoảng 50-60%.

5.2.5 Độ thẩm thấu của rác nén

Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thông số vật lí quan trọng khống chế
sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp. Độ thẩm thấu thực chỉ
phụ thuộc vào tính chất của chất thải rắn, kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề
mặt, và độ xốp. Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với chất thải rắn đã nén trong
một bãi chôn lấp thường giao động khoảng 10-11 đến 10-12m 2 theo phương
thẳng đứng và khoảng 10-10m2 theo phương ngang.
Đối với thành phần rác hữu cơ dùng làm phân hữu cơ hoặc thức ăn gia
súc, ngoài thành phần những nguyên tố chính, cần phải xác định thành phần các
nguyên tố vi lượng.

Nếu thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn được thu gom sử dụng
làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thông qua quá trình chuyển hóa sinh học
(phân compost, methane và ethanol,...). Số liệu về chất dinh dưỡng và những
nguyên tố cần thiết khác trong chất thải đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo
bảo dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình
chuyển hóa sinh học.

Ngoại trừ nhựa, cao su, và da, phần chất hữu cơ của hầu hết chất thải rắn
được thu gom có thể được phân loại như sau:

- Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino axit, và các
axit hữu cơ khác.

- Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6


carbon.

- Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon.

- Mỡ, dầu và sáp là những este của rượu và axit béo mạch dài.

- Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl
(-OCH3).

- Lignocellulose.

- Protein là chuỗi các amino axit.

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn được thu gom là hầu hết các thành phần này đều có khả năng
chuyển hóa sinh học tạo các thành khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ. Mùi
và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có
trong chất thải rắn được thu gom.
5.2.6 Sự hình thành mùi

Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải trong thời gian dài giữa các khâu thu
gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá
trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong chất thải rắn được
thu gom.

5.2.7 Chuyển hóa lý học, sinh học của chất rắn.

- Chuyển hóa lý học:

Những biến đổi lý học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ
thống quản lý chất thải rắn bao gồm:

+ Phân loại.

+ Giảm thể tích cơ học.

+ Giảm kích thước cơ học.

+ Những biến đổi lí học không làm chuyển pha (ví dụ từ pha rắn sang
pha khí) như các quá trình biến đổi hóa học và sinh học.
Bảng các quá trình chuyển hóa sử dụng trong quản lý chất thải rắn

Sự chuyển hóa hoặc


Phương pháp thực
Quá trình các sản phẩm chuyển
hiện
hóa cơ bản
Lý học
Phân loại thủ công Các thành phần riêng rẽ
Phân loại
hoặc cơ khí có trong

Giảm thể tích Nén, ép Giảm thể tích chất thải

Giảm kích thước chất


Giảm kích thước Cắt, xay, nghiền
thải

Sinh học
Làm phân compost Biến đổi sinh học hiếu Phân COMPOST
khí

Phân hủy kỵ khí Biến đổi sinh học kỵ CH4 , CO2 , bùn
khí
Làm phân compost Biến đổi sinh học kỵ CH4 , CO2, chất thải đã
khí phân hủy

- Chuyển hóa sinh học:

Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn
sinh hoạt có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân
hữu cơ vi sinh dùng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí metan.
Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải
hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này có thể
được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí, tùy theo lượng oxy sẵn có.
Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là
bản chất của các sản phẩm cuối của quá trình và lượng oxy thực sự cần phải cung
cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí. Những quá trình sinh học ứng
dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt bao gồm quá trình
làm phân hữu cơ vi sinh hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân
hủy kỵ khí với ở nồng độ chất rắn cao. Phần chất hữu cơ chứa trong chất thải rắn
sinh hoạt có thể phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí, tạo thành khí chứa
CO2 và CH4. Quá trình chuyển hóa này có thể biểu diễn bằng phương trình sau:

Chất hữu cơ + H2O + Dinh dưỡng → Tế bào mới + Phần chất hữu cơ
không phân huỷ + CO2 + CH4 + NH3 + H2S + Nhiệt.

Các sản phầm cuối chủ yếu là: CO 2, CH4, NH3, H2S và phần chất hữu cơ
không phân hủy.

Trong hầu hết các quá trình chuyển hóa kỵ khí, CO 2 và CH4 chiếm hơn
99% tổng lượng khí sinh ra.

Tỷ lệ Cacbon và Nitơ (gọi là C/N) rất quan trọng cho quá trình phân huỷ
rác. Cả C và N đều là thức ăn cho VSV phân huỷ thành phần chất hữu cơ. Trong
đó, Cacbon quan trọng cho sự tăng trưởng các tế bào, Nitơ là nguồn dưỡng chất.
Nguyên liệu ban đầu để sản xuất nên có tỷ lệ C/N là 25:1 đến 40:1 để quá trình
phân huỷ nhanh và hiệu quả. Độ dao động C/N của rác sinh hoạt khá cao nên
hoàn toàn có thể làm phân compost.

6. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH


TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ RAU CỦ QUẢ.

6.1. Nguyên liệu để làm phân rác hữu cơ

Nguyên liệu:

- Rác thải hữu cơ rau, củ, quả thu gom từ các chợ và hệ thống siêu thị (sau
khi đã phân loại).

- Chế phẩm vi sinh E.M (effective Microorganisms).

- Chất mang ( tro trấu, than bùn…).

- Hố ủ.
Đặc điểm nổi bậc của E.M:

Chế phẩm vi sinh E.M (effective Microorganisms) là chế phẩm sinh học
gồm 87 chùng vi sinh vật khác nhau trong đó có 5 nhóm vi sinh vật: lên men
lactic, lên men rượu, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn và nấm men.

Nhóm vi khuẩn quang hợp: Vi sinh vật quang hợp quan trọng nhất trong
EM. Sử dụng năng lượng mặt trời, nhiệt trong đất là những nguồn không cạnh
tranh với cây xanh. Nó tổng hợp các chất cung cấp cho thức vật phát triển tốt như
các axit amin, axit nucleic, đường, các chất hoạt động sinh học... nên nó có vai
trò lớn trong việc cải tạo môi trường.

Nhóm vi khuẩn lên men lactic: Vi khuẩn lactic tạo ra axit lactic từ nguồn
gluxit. Axit lactic là tác nhân chính bảo quản thức ăn ủ xanh, chế biến sữa chua.
Axit lactic làm pH môi trường thấp vì vậy vi sinh vật gây thối không phát triển
được. Vi khuẩn lactic còn có khả năng ngăn cản sự phát triển của nấm gây bệnh
cho cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt.

Nhóm nấm men: Nấm men tổng hợp các chất hoạt động sinh học như
hoocmon, enzim... thúc đẩy hoạt động của tế bào rễ.

Nhóm xạ khuẩn: Xạ khuẩn có khả năng sử dụng 1 số sản phẩm của vi


khuẩn quang hợp và chất hữu cơ ở môi trường để tổng hợp ra các chất kháng
sinh. Vi khuẩn quang hợp và xạ khuẩn sống hỗ trợ cho nhau, cùng có vai trò
trong cải tạo đất.

6.2. Quy trình thực hiện

Nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 tấn phân ủ hữu cơ sinh học từ rác
thải theo phương pháp bán hiếu khí. Các nguyên liệu dùng để chế biến gồm:

- Rác thải hữu cơ (rau, củ, quả…) đã qua phân loại : 2-2.5 tấn.

- Nước gỉ đường : 250-300 lít.

- Chế phẩm vi sinh E.M (Effective Microorganisms) : 5 lít.


 Các bước tiến hành:

Bước 1: Thu gom và phân loại rác thải hữu cơ

Chất lượng phân hữu cơ vi sinh phụ thuộc vào chất lượng rác ban đầu. Vì
thế khâu phân loại rác giữ vai trò quan trọng. Các thành phần rác thải khó phân
huỷ phải được loại bỏ và chỉ giữ lại những rác thải hữu cơ có thể sử dụng.

Rác thải được thu gom từ các chợ, hộ gia đình và các hệ thống siêu thị. Ta
tiến hành phân loại: rác thải vô cơ (chai nhựa, nilong,…) thì tiến hành tái sử
dụng, tái chế, đốt hoặc chôn lấp, rác thải hữu cơ (rau, củ, quả…) ta tiến hành đem
đi cắt, nghiền nhỏ từ 4-8 cm.

Bước 2: Ủ rác phế thải hữu cơ

Rác thải sau khi phân loại và xử lý cơ học ta đem tập trung đến bể ủ. Ở bể
ủ ta tiến hành đem rác thải rải đều từng lớp khoảng 40-50 cm, sau đó tưới nước
có hòa tan chế phẩm E.M (chế phẩm E.M được hòa tan với 30ml trong 10 ngày)
và nước gỉ đường tiếp tục chất lớp hữu cơ khác và nước gỉ đường. Khi lượng rác
thải phối trộn được chất dần đủ cao so với sức chứa của bể ủ người ta tiến hành
trát bề mặt bể ủ bằng lớp bùn ao mỏng khoảng 2-3 cm.

Bước 3: Kiểm tra và duy trì độ ẩm trong bể ủ

Sau khi đươc khoảng 10 ngày ta tiến hành tưới hết lượng chế phẩm vi sinh
còn lại. Sau đó, thường xuyên giám sát độ ẩm, bổ sung nước cho bể ủ khi cần
thiết. Khoảng sau 20-30 ngày sau khi ủ sẽ có nước gỉ ra từ trong bể chảy ra hố
ga. Nước này sẽ thu lại để tưới lên bề mặt bể ủ kết hợp với nước tưới để duy trì
độ ẩm thích hợp cho bể, sau khoảng 40 ngày thì không cần cho thêm nước vào bể
ủ nữa mà giữ nguyên hiện trạng cho đến khi kết thúc quá trình.

Ngoài độ ẩm ra, chúng ta cũng cần hết sức lưu ý đến nhiệt độ của bể ủ.

Sau khoảng 2-3 ngày nhiệt độ bể ủ phải đạt từ 45-55 oC, đến ngày thứ 9
nhiệt độ ủ phải trên 70oC và kéo dài đến ngày 15. Sau đó nhiệt độ hạ dần đến
30oC vào ngày 22, giai đoạn sau nhiệt độ xuống không đáng kể và kéo dài đến

Cắt hoặc nghiền


nhỏ (4-8cm)
ngày 38 thì nhiệt độ phải trên dưới 20 oC cho đến ngày thứ 84 và nhiệt độ cao
trong giai đoạn đầu này rất quan trọng vì nó là điều kiện tốt để khử trùng các vi
sinh vật gây hại (Nakasakiet al, 1985b).

Bước 4: Chế biến phân hữu cơ sinh học

Sản phẩm ủ hữu cơ (sau khi ủ) ta đem đi hong khô trong điều kiện có mái
che. Sau khi phơi khô ta tiến hành nghiền, sàng ta được loại sản phẩm theo kích
thước lớn nhỏ khác nhau. Những sản phẩm không đạt kích thước tiêu chuẩn sẽ
được cho vào nghiền và sàng lại. Còn hạt có dạng nhỏ, mịn thì được đem đi kiểm
tra chất lượng, những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được đem đi ủ lại, còn
lại được đi đóng vào bao và bón ngay cho cây trồng hoặc phối trộn bổ sung một
số vi sinh vật hữu ích tốt cho cây trồng.

Dưới đây là sơ đồ qui trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh:
Rác thải vô cơ
Rác thải hữu cơ

Dung dịch chế


phẩm E.M

Nước gỉ đường

Kiểm tra bể ủ
(nhiệt độ, độ ẩm)
7. HƯỚNG DẪN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

7.1. Hướng dẫn sử dụng

7.1.1 Quy tắc chung khi sử dụng phân bón

Thực tế sản xuất cho thấy, rất nhiều trường hợp nông dân tiến hành bón
phân không hợp lý vì không dự báo được những gì sẽ xảy ra trong những ngày
sắp tới. Có trường hợp càng tiến hành bón phân, sâu bệnh càng phát triển mạnh,
làm cho phân bón không những không phát huy được tác dụng làm tăng năng
suất cây trồng mà còn làm tăng thêm mức độ gây hại của sâu bệnh dẫn đến năng
suất bị mất trắng. Cũng có trường hợp, bón phân quá muộn, phân không góp
phần làm tăng năng suất cây trồng mà còn để lại dư lượng trong nông sản làm
giảm chất lượng của nông sản và lãng phí phân bón.

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến,
thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản
xuất nông nghiệp.

“Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất” (Cục khuyến
nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội, 1999).

7.1.2 Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật sau khi ủ

Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ
30–40 ngày. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua
nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục hoàn
toàn có thể đem sử dụng.

Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao
để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 6 tháng và hiệu quả sử
dụng đạt cao nhất trong vòng một tháng sau khi phân hoai mục. Phân ủ có thể
bón lót hoặc bón thúc cho tất cả các loại cây trồng.

 Lưu ý:
Không được phối trộn phân ủ với các loại phân vô cơ, vôi và không để
chung cùng thuốc bảo vệ thực vật.

7.1.3 Hướng dẫn sử dụng

Giống như các dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ, dinh dưỡng từ rác thải
ảnh hưởng tới cây trồng. Nếu cứ nạp dinh dưỡng tùy tiện cho cây trồng sẽ không
phát huy được hiệu quả sử dụng thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.
Vì vậy, khi thực hiện người dân cần lưu ý bón vừa đủ, đúng hàm lượng từng giai
đoạn.

Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất
hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp,
phân rác,… được làm từ phân chuồng, rác thải (phân rác), một số các loại lá
(phân xanh), các vi sinh vật hữu ích (phân vi sinh). Đặc điểm chung của các loại
phân hữu cơ là hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ
phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì
các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh
dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ hoặc hút đạm khí trời để bổ sung
cho đất và cây. Do những đặc điểm trên mà phân hữu cơ chỉ thích hợp để bón lót.
Khi cần bón thúc cho cây ta cần dùng các loại phân hóa học có tác dụng nhanh
và hiệu quả hơn.

7.2. Hiệu quả của việc sử dụng

Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa
nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái. Kết quả bước đầu một số hộ đã thu được
phân hữu cơ vi sinh, chủ yếu dùng để bón cây trong gia đình, thấy có kết quả tốt,
người dân đang rất phấn khởi với sản phẩm do mình làm ra và hiệu quả do loại
phân bón này mang lại.
Đối với đất và cây trồng, phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện,
làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được.
Phân hữu cơ còn có tác dụng làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng và sự
xói mòn, ổn định pH, đất được giữ ẩm, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật trong đất, giúp bộ rễ
cây trồng phát triển. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vơ cơ,
hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu như N, P, K cho cây trồng hấp thụ, qua
đó làm giảm tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra. Chất hữu cơ là nguồn dự trữ và
cung cấp dưỡng chất hữu hiệu cho cây trồng.

Sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp vi sinh trong đất phát triển mạnh, khả năng
cố định đạm tăng cao, góp phần giảm lượng phân hóa học từ 30% đến 50%, giảm
được sâu bệnh., thúc đẩy hoạt động của tế bào rễ, tổng hợp ra các chất kháng
sinh và cải tạo đất.

8. Ý NGHĨA

Sử dụng những chủng vi sinh vật có tuyển chọn định hướng để sản xuất
phân hữu cơ - vi sinh vừa làm rút ngắn thời gian chuyển hóa chất hữu cơ sang
dạng mùn lại vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả phân bón.

Hiệu quả kinh tế của phân bón trong nhiều trường hợp không chỉ phát huy
ngay trong vụ sản xuất đó mà nhiều lúc còn có những tác dụng tốt đối với các
loại cây trồng ở vụ tiếp sau. Đặc biệt là các loại phân hữu cơ, phân hoá học có tác
động tốt lên tập đoàn vi sinh vật đất, làm tăng hoạt động của nhóm vi sinh vật có
ích. Vì vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón cần có cách nhìn bao
quát hơn.

Hiệu quả xã hội của phân bón cho đến nay chưa được nông dân chú ý
đến. Bón phân cho lúa nhiều khi mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với bón
phân cho rau, hoa, cây ăn quả. Tuy vậy, lúa là cây lương thực có vai trò rất quan
trọng trong đảm bảo an toàn lương thực, gìn giữ ổn định cuộc sống của nhân dân,
cho nên bón phân cho lúa mang lại hiệu quả xã hội rất cao.
Bón phân có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người, đến sự
phát triển của các hệ sinh thái. Bón hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây trồng
nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và
không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái. Bón phân hợp lý không
phải là một công thức nghiệm đúng cho tất cả mọi trường hợp sử dụng phân bón
ở bất cứ địa phương nào, vào bất cứ thời điểm nào. Chỉ có thể tạo được sự hợp lý
khi vận dụng tốt những kết quả thu được và được tổng kết cho các trường hợp
điển hình vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể một cách khoa học và sáng tạo.

Đạt được sự hợp lý trong sử dụng phân bón người nông dân có thêm nhiều
nguồn thu nhập: từ năng suất cây trồng được tăng lên; từ giá trị thu được trên đơn
vị diện tích được nâng cao; từ tiết kiệm được lượng phân bón; từ sự phát triển
bền vững của các hệ sinh thái; từ sức khoẻ được bảo đảm, nâng cao; từ môi
trường sống không bị ô nhiễm.

Rác thải hữu cơ được thu gom


Phân loại
• Đốt
• Tái chế
• Tái sử dụng
• Chôn lấp
Ủ kị khí

Đạt yêu cầu


Chưa đạt yêu cầu
45-60 ngày
Phân hữu cơ vi sinh ướt

Phơi khô

Nghiền

Phân hữu cơ vi sinh mịn

Phân hữu cơ vi sinh thô

Sàng
Sản phẩm
Đóng gói

Kiểm tra châchất lượng


Sơ đồ qui trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Uyên Trinh và Nguyễn Văn Quán (2010), Phương thức mới trong việc
giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt, Đại học Tôn Đức Thắng: Khoa môi trường và
bảo hộ lao động.

2. Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới” Cục bảo vệ môi trường 2008.

3. Giáo trình Công nghệ sản xuất phân bón Trường đại học công nghiệp tp Hồ Chí
Minh tác giả: Phạm Thành Tâm (2008).

4. Vấn đề về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.

5. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có
ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị (2010). Do GS.TS Lê Văn
Khoa, trường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN đăng trên diễn đàn môi
trường Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ngày 16/12/2010.

6. Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt (2007) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt,
Công ty môi trường tầm nhìn xanh.

7. TS. Nguyễn Trung Việt, TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2004) Quản lý chất thải rắn sinh
hoạt, NXB GREEN EYE.

8. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, quản lý chất thải rắn, Hà Nội, 2001.

9. Cục khuyến nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

You might also like