You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Hà


PGS.TS Lê Văn Chiều
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Long - 17000101

Vũ Kim Ngân - 20001405


Ngô Nguyên Tùng - 19001614

Bộ môn: Xử lý nước thải công nghiệp

Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Hà

PGS.TS. Lê Văn Chiều


Sinh viên thực hiện: Cao Văn Long - 17000101

Vũ Kim Ngân - 20001405


Ngô Nguyên Tùng - 19001614

Bộ môn: Xử lý nước thải công nghiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
NỘI DUNG ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY .............................................. 3
1. Quy trình sản xuất giấy ......................................................................... 3
2. Thành phần, đặc tính nước thải trong công nghiệp sản xuất giấy ... 5
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY ...... 7
1. Nguyên tắc xử lý nước thải sản xuất giấy............................................ 7
2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy và đánh giá........................ 9
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 18
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Sơ đồ công nghệ kiềm chế tạo giấy áp dụng tại nhà máy giấy Bãi
Bằng……………………………………………………………….………………4

Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy được ưa chuộng hiện
nay…8

Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy của công ty môi trường
XuyênViệt……………………………………………………………………….13

Hình 4. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy……………………………14

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

COD: Nhu cầu oxy hóa hóa học

BOD5: Nhu cầu oxy hóa sinh học

SS: Chất rắn lơ lửng

TSS: Tổng chất rắn lơ lửng

TDS: Tổng rắn hòa tan

TN: Tổng nito

TP: Tổng photpho

MBBR: Moving Bed Biofilm Reactor: vật liệu làm giá thể sinh học

UASB: Bể Xử lý nước thải sinh học bằng kỵ khí

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. Lê Văn Chiều và
PGS. Nguyễn Thị Hà đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt quà trình học tập và rèn luyện.

Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong lớp K64CNKTMT đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình em học tập và trau dồi kiến thức môn học.

Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian học tập có hạn nên bài báo cáo của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, phê bình của quý thầy cô và anh chị. Đó sẽ là hành trang quý giá để em có thể
hoàn thiện mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Đại diện nhóm 5

Vũ Kim Ngân
MỞ ĐẦU
1. Tình hình trong nước

Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương
pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã...
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp
đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,
nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới
20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy
giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai… Năm 1975, tổng công suất thiết kế của
ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất
cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Theo thông tin tại Diễn đàn “Định hướng đầu tư phát triển bền vững ngành công
nghiệp giấy Việt Nam” ngày 21/3/2019, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam
(VPPA) cho biết: Tại Việt Nam, giấy là sản phẩm thiết yếu và ngành sản xuất giấy
giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Những năm gần
đây, ngành giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm.
Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đă có bước tăng trưởng ổn định
về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt nam là nên kinh tế
đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không
ngừng ra tăng, thu nhập trên đầu người cũng có những bước tiến đáng kể trong nhưng
năm qua. Ngoài ra, tiêu thụ giấy bình quân/đầu người của Việt Nam còn rất thấp,
mới đạt 20,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của châu Á là 50,7kg và
của thế giới là 70 kg (2007). Đây là các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của ngành
giấy Việt Nam.
“Mức độ sử dụng giấy bình quân đầu người hiện khoảng 51kg/người, so với
mức trung bình thế giới là 58kg/người. Theo dự báo của VPPA trong 5-10 năm tới,
nhu cầu giấy các loại sẽ tăng từ 8-10%/năm, riêng giấy bao bì có thể tăng tới 15-
18%/năm”.
1
2. Tình hình quốc tế
Top 5 thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy trong 7 tháng đầu năm nay của Việt
Nam (gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan và Indonesia) đều tăng trưởng rất
tốt, trên 30%. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng xuất khẩu thấp nhất đạt
31,18%.
Trong tháng 7/2022, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của các doanh nghiệp
Việt Nam sang thị trường số 1 Hoa Kỳ đạt 55,80 triệu USD, so với tháng 7/2021 tăng
34,68%; cộng dồn 7 tháng được 297,427 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 31,18%.
Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ
giấy trong tháng 7/2022, đạt 21,516 triệu USD, so với tháng 7/2021 tăng 20,16%; cộng dồn
7 tháng đạt 145,149 triệu USD tăng 16,29% so với cùng kỳ năm 2021.
Thứ ba là thị trường Campuchia với giá trị xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy
trong tháng 7/2022 đạt 16,194 triệu USD, so với tháng 7/2021 tăng 27,91%; cộng dồn 7
tháng đạt 113,934 triệu USD, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ tư là thị trường Đài Loan, trong tháng 7 xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy
đạt 11,523 triệu USD, tăng 51,81% so với tháng 7/2021; cộng dồn 7 tháng đạt 83,533 triệu
USD, tăng 47,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Và thứ năm là thị trường Indonesia giá trị xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy
trong tháng 7 đạt 9,409 triệu USD, tăng 50,88% so với tháng 7/2021; cộng dồn 7 tháng đạt
73,064 triệu USD, tăng 34,92% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất giấy lại kéo theo các vấn đề môi trường
như: vấn đề chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có độ ô nhiễm cao. Nước thải do sản
xuất giấy thải ra thường có đặc tính chung là ô nhiễm hữu cơ rất cao, nước thải thường có
màu đen và khi thải vào các thuỷ vực đón nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự
phân huỷ của các chất hữu cơ diễn ra rất nhanh. Thêm vào đó là các hoá chất sử dụng trong
quá trình sản xuất như CaCO3, CaSO3, H3PO4, NaOH, Na2CO3,… Những chất này cùng
với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe dọa nghiêm trọng tới thuỷ vực đón nhận
nếu không được xử lý. Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất giấy
trong nước ở Hà Nội, Đồng Nai, Phú Thọ cho thấy, nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy
nếu không được xử lý, có COD, BOD, TSS đều rất cao. [5]

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY
1. Quy trình sản xuất giấy
Hiện nay, giấy được sản xuất từ các nguồn chính sau:
+ Gỗ: Trong quá trình sản xuất giấy từ gỗ sử dụng rất nhiều loại hóa chất ở các giai
đoạn khác nhau, vì vậy nước thải sản xuất giấy từ gỗ rất khó xử lý
+ Giấy tái chế: hay còn gọi là Tái chế giấy, là quy trình tái chế giấy đã sử dụng thành
giấy mới có thể sử dụng lại được. Ở Việt Nam hơn 70% sản lượng giấy được sản
xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Nhu cầu tái chế giấy phế liệu rất cao, nó góp
phần hạn chế việc xả thải ra môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi
phí cũng như nguyên liệu bột gỗ để sản xuất giấy mới. Dù có nhiều mặt lợi nhưng
tái chế giấy phế liệu cũng gây ra ảnh hưởng đến môi trường, lượng nước sử dụng
trong tái chế giấy phế liệu rất lớn, tương đương lượng nước thải ra môi trường cũng
rất lớn.
+ Bột giấy được làm từ gỗ. Sản xuất giấy từ bột giấy ít thải chất dộc hại ra môi
trường, tuy nhiên, quá trình sản xuất bột giấy lại rất độc hại và sử dụng nhiều hóa
chất
+ Tre, nứa: Tương tự như sản xuất giấy từ gỗ, tuy nhiên tre nứa có thời gian trồng
nhanh hơn cây, vì vậy, đang được ưa chuộng sử dụng trong thời gian gần đây.

Ở Việt Nam, hầu như tất cả các nhà máy giấy đề sử dụng công nghệ kiềm. Mô
hình cụ thể như sau:

3
Hình 1: Sơ đồ công nghệ kiềm chế tạo giấy áp dụng tại nhà máy giấy Bãi Bằng

* Thuyết minh công nghệ:

- Nguyên liệu (tre, nứa, gỗ,…) đã chặt mảnh và rửa sạch, sau đó được nấu trộn với
NaOH, Na2S. Dưới áp suất cao và nhiệt độ thì lignin và hemicellulose được hòa tan
và giải phóng các sợi cenllulose (bột giấy). Sau công đoạn nấu, bột được sàng rửa.
Ở đây phần dịch thải ra có màu đen được gọi là dịch đen.

+ Dịch đen chứa thành phần vô cơ nhiều nhất là Na2SO4 và Na2CO3 còn thành phần
hữu cơ nhiều nhất là lignin.

- Công đoạn tiếp theo là bột giấy sau khi được sàng rửa thì đem đi tẩy trắng dưới tác
dụng của các chất tẩy trắng nhứ Cl2 hay NaOCl rồi được xeo thành tấm và được cuộn
thành các lô giấy đem đi thành phẩm

- Lưu ý: Na2S dùng trong quá trình nấu trộn nguyên liệu là muối không màu khi tan
trong nước tạo thành dung dịch bazo, khi gặp không khí ẩm Na2S và các muối hidrat
của nó đều giải phóng H2S gây mùi trứng thối

4
2. Thành phần, đặc tính nước thải trong công nghiệp sản xuất giấy
- Quá trình làm ô nhiễm môi trường và đáng quan tâm trong xử lý nước thải
giấy đó là quá trình sản xuất bột giấy từ nguyên liệu thô có nguồn gốc thực vật như
gỗ, rơm, bã mía,…
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ
thực vật, vỏ cây...
- Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương
pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành
của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, giá trị BOD5 và
COD cao.
- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa
tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường được gọi là
dịch đen, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ 70:30.
- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột
giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thong, phẩm màu, cao lanh.
- Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các
chất lơ lửng và các chất rơi vãi.
- Quá trình xeo giấy – sản xuất các loại giấy đi từ bột giấy (nước thải từ quá
trình này công nghệ xử lý khá đơn giản).
- Từ nước thải sinh hoạt: Chứa phần lớn hàm lượng các chất hữu cơ, Amoni và
Nitơ…
Để sản xuất 1 tấn bột giấy ta phải thải ra môi trường từ 2 đến 3 tấn chất thải
(chất thải loại từ gỗ và hóa chất trong quá trình xử lý), tiêu tốn từ 200 đến 500 𝑚3
nước sạch để sản xuất nó phụ thuộc vào công nghệ và sản phẩm. Trong sản xuất bột
giấy thì nước ít đi vào sản phẩm (tức là cần từ 200 đến 500 𝑚3 để sản xuất thì cũng
từng ấy nước thải giấy phải thải ra môi trường).

5
Chất thải của quá trình xeo giấy chính là lượng còn dư của các hóa chất đưa vào
nhằm phối trộn hoặc kết dính để tạo ra sản phẩm. Ngoài ra còn có các chất tẩy trắng,
chất oxy hóa cũng cần phải quan tâm trong xử lý nước thải giấy.
Nhìn chung, đặc trưng nước thải sản xuất giấy có thể nói đến như: pH cao; nước
thải có màu đen, có mùi, bọt do dẫn xuất của lignin gây ra là chính; cặn lơ lửng từ
bột giấy; COD và BOD cao; nồng độ các chất khử mực, tẩy trắng như halogen cao.
Nước thải sản xuất là loại nước thải rất khó xử lý, chứa các thành phần khác
nhau ở nhiều công đoạn. Tùy thuộc vào quy mô, nồng độ các chất và quy trình sản
xuất mà sẽ lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Sau đây là công nghệ được sử dụng
phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải sản xuất giấy [5].
Tiêu chí chọn công nghệ phù hợp

- BOD, COD, pH, nitơ (N), photpho (P), độ màu,… có trong nước thải giấy ảnh hưởng rất
nhiều đến việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy để đảm bảo hiệu quả xử
lý đạt giới hạn tiếp nhận của pháp luật (QCVN 40:2011/BTNMT)

→ Khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy cần quan tâm tới những tiêu chí
sau:

+ Lưu lượng nước thải giấy phát sinh, thành phần và tính chất của nước thải cần xử lý

+ Diện tích mặt bằng để xây dựng hệ thống, kinh phí dự toán ban đầu Chủ đầu tư muốn bỏ
ra

+ Đặt hệ thống xử lý nước thải nằm âm dưới mặt đất hay xây dựng nổi

+ Vật liệu và thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải

+ Giới hạn tiếp nhận của nước thải sau xử lý

+ Chi phí vận hành của hệ thống sau khi hoàn thành

+ Khả năng xử lý của hệ thống khi nhà máy mở rộng sản xuất, lưu lượng phát sinh nước
thải nhiều
6
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY
1. Nguyên tắc xử lý nước thải sản xuất giấy
- Dòng hỗn hợp nước thải thu gom từ các xưởng sản xuất nằm phân tán trong khu vực
làng nghề được thu gom bởi hệ thống cống chung dẫn tới trạm xử lý. Từ đây, nước thải
được dẫn qua các bước xử lý sau:
+ Tiền xử lý: Tách loại rác, cát từ hệ thống cống chung bằng hệ thống song chắn rác
cố định, cơ khí và hệ thống bể tách rác, tách cặn và chất nổi.
+ Xử lý cơ học: Gồm có các bước Trung hòa và Keo tụ tách cặn.
 Trung hòa: Do trong quá trình sản xuất có sử dụng xút và các chất tẩy rửa, đồng thời
quá trình tẩy mực in, đánh mầu cho giấy cũng thải vào nước rất nhiều loại hóa chất khác
nhau, do vậy có thể làm pH trong nước thải thay đổi rất lớn. Để đảm bảo cho các khâu xử
lý hóa sinh học phía sau, nước thải cần được kiểm soát và cân bằng pH.
 Tách cặn: Sau khi được ổn định pH về mức từ 6,5 – 8,5 nước thải được hòa trộn với
một loại hóa chất keo tụ nhằm kết dính các cặn lơ lửng có trong nước thành các bông có
kích thước lớn dần. Tùy vào công nghệ tách cặn được sử dụng như thế nào để có được loại
hóa chất keo tụ phù hợp. Sau khi được hòa trộn và phản ứng với hóa chất, để tách các bông
cặn keo tụ ra khỏi nước, trong xử lý nước thải tái chế giấy, người ta có thể sử dụng 2 phương
pháp sau:
 Phương pháp lắng trọng lực: Sử dụng các bể lắng truyền thống để tách cặn,
trong đó phần cặn nặng sẽ được kéo xuống đáy bể và hố thu gom nhờ trọng lực, phần nước
trong sẽ đi lên và được thu bởi các máng thu đưa sang các công trình tiếp theo.
 Phương pháp tuyển nổi: Khác với bể lắng truyền thống, phương pháp tuyển
nổi tách các bông cặn trong nước bằng cách tạo ra các bọt khí với kích cỡ siêu nhỏ (cỡ
micromet), các bọt khí siêu nhỏ này khi kết hợp với các bông cặn tạo thành một hệ khối có
khối lượng riêng nhỏ hơn nước, do vậy chúng nổi lên trên mặt nước và được thu gom tách
loại ra khỏi nước, phần nước trong, ngược lại so với phương pháp lắng lại được thu ở phần
dưới đáy bể hoặc giữa và đưa sang công trình xử lý tiếp theo.
+ Xử lý sinh học: Theo nghiên cứu thành phần của nước thải tái chế giấy, dòng thải
hỗn hợp từ nước thải tái chế giấy có các thành phần đặc trưng như BOD5, COD, SS rất lớn,
vượt tiêu chuẩn hàng chục đến hàng trăm lần, trong khi các chỉ tiêu dinh dưỡng như TN,

7
TP lại hầu như rất thấp, do vậy cần phải tính đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho nước thải
trong quá trình xử lý sinh học. Với các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ tương đối cao, nước thải
cần phải xử lý qua hai khâu riêng biệt:
• Xử lý yếm khí: Tạo môi trường yếm khí, bổ sung một phần dinh dưỡng cho nước
thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí là thời gian lưu
nước lớn, do vậy kích thước công trình xử lý tăng lên, đồng thời cần phải đảm bảo điều
kiện ổn định về nhiệt độ nước thải.
• Xử lý hiếu khí (quá trình bùn hoạt tính): Để đưa các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ về mức
tiêu chuẩn cho phép cần phải có quá trình xử lý hiếu khí. Trong môi trường hiếu khí, các vi
sinh vật sử dụng khí hoạt động mạnh sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải cho quá trình
tăng trưởng, phân ly của mình, điều đó giúp làm giảm nồng độ hữu cơ trong nước. Khí phải
được cấp liên tục, thường xuyên để giúp các vi sinh vật hoạt động ổn định. Có rất nhiều
phương pháp bùn hoạt tính khác nhau có thể được sử dụng như các quá trình bùn hoạt tính
trong bể Aeration, Kênh ô xy hóa tuần hoàn,...
+ Kết thúc: Quá trình này là tập hợp các khâu làm sạch cuối cùng nhằm đảm bảo các
chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận ngoài môi
trường. Các khâu bao gồm:
• Lắng thứ cấp: Loại bỏ các cặn lơ lửng, bùn hoạt tính trong nước nhằm đưa chỉ tiêu SS
về dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Có nhiều loại bể lắng thứ cấp khác nhau, tùy quy mô
công suất và mức độ xử lý để có thể lựa chọn công trình thích hợp như hệ bể lắng đứng,
lắng ngang, lắng ly tâm, lớp mỏng,...
• Khử trùng: Đáp ứng chỉ tiêu Coliform trong nước thải xả ra môi trường bên ngoài. Tùy
quy mô công suất mà người ta có thể sử dụng các phương pháp khử trùng khác nhau như
sử dụng hóa chất Clo – Javen cho trạm có công suất vừa và nhỏ, sử dụng khí Clo hóa lỏng
cho trạm có công suất vừa và lớn, sử dụng hệ thống khử trùng bằng tia UV (Cực tím),....
• Ngoài ra, tùy vào mức độ xử lý yêu cầu mà người ta còn có thể sử dụng bổ sung một
số công trình nhằm làm sạch triệt để nước thải cho mục đích tái sử dụng hoặc xả thải an
toàn ra các nguồn tiếp nhận có ý nghĩa quan trọng về du lịch, văn hóa,... Sử dụng hệ thống
bể lọc cát, than hoạt tính,... nhằm loại bỏ các hợp chất AOX (có thể có). Nước thải sau khi
qua hệ thống xử lý này có thể tái sử dụng cho mục đích sản xuất tại các xưởng, xí nghiệp

8
giấy. Tuy nhiên xử lý cấp cao này sẽ khiến chi phí giá thành sản xuất xử lý nước thải tăng
lên rất nhiều.
2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy và đánh giá
2.1 Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy (1)

Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy được ưa chuộng hiện nay
* Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy trên
Nước được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất lơ lửng, cặn rác,… tránh gây
tắc đường ống.
Bể lắng: nước được dẫn qua bể lắng để lắng những vụn giấy và bùn đất cặn có trong
nước, nước trong phía trên được dẫn qua bể điều hòa.

9
Bể điều hòa: nhằm điều hòa lại lưu lượng và tính chất nước thải. Do trong thành phần
nước thải sản xuất giấy tái chế có pH thấp, do đó trước khi đi vào keo tụ tạo bông, cần điều
chỉnh lại pH để quá trình keo tụ tạo bông đạt hiệu quả cao.
Keo tụ tạo bông: là quá trình tiếp sau, nhằm xử lý tiếp các cặn lơ lửng, các hạt keo,
hạt nhựa trong nước thải sản xuất bao bì carton từ phế liệu, kết chúng lại thành các khối lớn
lắng được và loại bỏ ra khỏi nước. quá trình này rất cần thiết vì công trình tiếp theo là
UASB, là loại bể chỉ hoạt động tốt khi thành phần rắn lơ lửng thấp.
Bể tuyển nổi: trong nước thải sản xuất giấy có chứa rất nhiều chất rắn hòa tan (TDS),
nước thải được dẫn vào bể tuyển nổi nhằm tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan có trong
nước thải.
Sau khi loại bỏ TSS, TDS ở bể keo tụ tạo bông và bể tuyển nổi, dòng nước tiếp tục
được cho qua UASB. UASB là bể sinh học kỵ khí ngược dòng. Tại đây các quá trình sinh
học kí khí diễn ra: thủy phân, acid hóa, metan hóa…. biến đổi các hợp chất hữu cơ phức
tạp thành các dạng khí CH4, CO2 và thoát ra ngoài.
Aerotank là bể hiếu khí sinh học. Máy thổi khí cung cấp liên tục oxy cho bể Aerotank
nhằm đảm bảo đủ điều kiện oxy dồi dào cho các vi sinh hiếu khí hoạt động. Tại đây, BOD,
COD sẽ được xử lý triệt để và giảm mùi cho nước thải.
Bể lắng sinh học để lắng bùn sinh học, đồng thời tuần hoàn lại bùn cho bể Aerotank
và UASB.
Nước thải đầu ra sau xử lý phải đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT.
* Quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy
Song chắn rác: nước thải ban đầu sẽ được đưa qua song chắn rác để lọc bỏ những tạp
chất có kích thước to trong nước thải. Sau đó được đưa sang bể tiếp theo.
Bể lắng cát: tại đây, các tạp chất trong nước sẽ được lắng xuống lớp dưới và dẫn ra
sân phơi cát để được dùng cho các công việc khác.
Hố thu gom: nơi đây nước sẽ được lưu trữ và ổn định dần trước khi điều hòa.
Điều hòa: nước ở bể này sẽ được ổn định về nồng độ chất thải. Đồng thời, quá trình
này cũng sẽ đảm bảo được lưu lượng nước đi vào trong quá trình xử lý một cách vừa đủ.

10
Bể keo tụ: nước được bơm trực tiếp sang bể này và được keo tụ thành các bông có
kích thước lớn.
Bể lắng I: phần tạp chất trong nước sau khi có khối lượng lớn hơn nhờ quá trình keo
tụ sẽ bắt đầu chìm lắng dần xuống dưới đáy bể. Phần bột giấy còn sót lại trong bể này sẽ
tiếp tục được đưa sang bể có nhiệm vụ chứa bùn.
Bể sinh học kỵ khí: bể này sẽ chịu trách nhiệm xử lý BOD, COD tồn tại trong nước.
Để có thể thực hiện được công việc này, quá trình diễn ra phải được đảm bảo ổn định về
nhiệt độ nước thải cũng như khả năng lưu trữ nước lớn.
Bể sinh học hiếu khí: có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Quá
trình oxy hóa sẽ được diễn ra để xử lý các chất hòa tan, chất keo trong nước nhờ sự tham
gia của các vi sinh vật hiếu khí. Để có thể đảm bảo hoạt động của các vi sinh vật vật, bể
hiếu khí cần phải được đảm bảo sục khí khắp diện tích bể một cách liên tục.
Bể lắng II: sau các quy trình xử lý, nước thải bắt đầu xuất hiện nhiều bùn hoạt tính,
chất rắn lơ lửng. Bể lắng này giúp lắng và tách bùn ra khỏi nước thải. Thông qua máng
nước, phần nước sạch được thu sang bể khử trùng tiếp theo.
Khi đã xử lý và lắng cặn đầy đủ, nước thải nhà máy giấy được khử trùng bằng chlorine
để một lần nữa loại bỏ các vi khuẩn vẫn còn tồn tại. Lúc này, nước đã đạt đủ tiêu
chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy.
Sau cùng, nước thải nhà máy giấy được thải ra nguồn tiếp nhận khi đã đảm bảo an
toàn cho người dân và môi trường [5,6].

11
2.2 Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy (2)

Hình 3 :Sơ đồ Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy của Công ty môi trường
Xuyên Việt
Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh pH
thích hợp. Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua
song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó
nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý
sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trãi
đường.
12
Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều
hòa, chúng tôi bố trí đĩa phân phối khí thô nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên
toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hòa lưu
lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu
lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt
trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm
lượng chất rắn lơ lửng. Nước tiếp tục được chảy sang bể lằng I để loại bỏ các cặn sinh ra
trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể
chứa bùn. Nước thải tiếp tục sang bể arotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu
cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa
tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank
có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho
vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ
tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát
triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển
mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng
độ khoảng 2.500 – 4.000 mg/l.
Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank
để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo
bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm
vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải.
Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa. Nước thải
sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua Clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật
liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các
nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ.
Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót
lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào
nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể khử trùng đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận
theo quy định hiện hành của pháp luật.

13
Hình 4: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy (Nguồn: Internet)
Những lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy
Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống, điều kiện kinh tế, diện tích đất xây để có
thể đưa ra quy trình xử lý phù hợp
Tuy nhiên, lưu ý hệ thống xử lý nước thải giấy những vấn đề như sau:
- Lưới lượt rác tinh với kích thước khoảng 1 μm có thể loại bỏ các tạp chất lơ lửng
nhỏ mà ta không loại được ở song chắn rác thô.
- Bể tuyển nổi siêu nông được sử dụng sẽ tiết kiệm được rất nhiều về diện tích xây
dựng, hiệu quả rất tốt so với bể lắng sơ bộ vì nước thải giấy các tạp chất lơ lửng có tỉ trọng
nhẹ hơn so với nước. Vì thế sử dụng bể này mang lại hiệu quả khá cao mà lại tiết kiệm
được chi phí đầu tư rất lớn trong xử lý nước thải giấy.
- Không sử dụng phương pháp kỵ khí thông thường là UASB mà ở đây ta sử dụng bể
kỵ khí sử dụng bùn hạt
- Sau bể kỵ khí thì người ta thường cho vào bể sinh học Aerotank nhưng nếu làm như
thế là vi sinh sẽ bị sốc tải trọng và không xử lý được, nhất là đối với xử lý nước thải giấy
tái chế hàm lượng chất ô nhiễm khá cao. Vì vậy phải có bể MBBR trước đó để giảm tải
trọng các chất ô nhiễm, tại bể này hiệu suất xử lý COD lên đến 80%. Chính vì thế tạo điều

14
kiện cho bể Aerotank hoạt động rất tốt và hiệu suất tại Aerotank sẽ tốt hơn thông thường
và đạt hiệu suất khoảng 75- 80% COD.
- Bể lọc thô được sử dụng nhằm tái sử dụng được nguồn nước cho quá trình sản xuất,
phần còn lại sẽ qua khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận. Vì tái sử dụng một phần nên bể
khử trùng sẽ thuận lợi hơn, thể tích bể cũng giảm đi đáng kể.
2.3 Đánh giá ưu điểm của giải pháp công nghiệp ngành giấy
- Đạt quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT hoặc
quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy QCVN12:2015/BTNMT
- Quy trình xử lý đơn giản, dễ vận hành: Hầu hết là sử dụng các bể lắng nên không
yêu về nhân công có trình độ kĩ thuật quá cao
- Khả năng tự động hoá cao: An toàn cho người vận hành đồng thời kéo dài tuổi thọ
cho máy móc (máy bơm, quạt gió,…) do không bị ăn mòn bởi hóa chất.
- Dễ dàng tăng công suất khi mở rộng quy mô và dễ khắc phục sự cố khi có sự cố
- Tiết kiệm chi phí hoạt động vận hành hệ thống: Liều lượng duy trì thấp do vi sinh
vật có khả năng tự sinh sản, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
- Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý với từng đối tượng khách hàng khác nhau
- Có thể kết hợp với nhiều loại giá thể hay màng sinh học nhằm nâng cao hiệu quả
và công suất mà không cần thay đổi thiết kế: Kết hợp với một số sử dụng bể kỵ khí sử dụng
bùn hạt để tăng năng suất tránh vi sinh vật bị “ sốc tải trọng ”

- Sử dụng công nghệ hợp khối tích hợp thể tích sẽ nhỏ gọn hơn, không gian sẽ
thoáng đẹp hơn: Tích hợp một số công nghệ nằm âm dưới mặt đất hay xây dựng nổi

Gợi ý: Phương pháp keo tụ điện hóa sử dụng trong xử lý nước thải sản xuất giấy

Keo tụ điện hóa là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và kinh tế để xử lý nước
thải công nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác động của các thông số khác nhau bao gồm thời
gian điện phân, điện áp và pH đối với việc giảm COD, lignin và độ màu trong nước thải
giấy và bột giấy đã được nghiên cứu. Sắt và nhôm lần lượt được sử dụng làm điện cực
dương và cực âm. Nguyên lý hoạt động của keo tụ điện hóa cơ bản là dựa vào việc điện hóa

15
để làm hòa tan các anot nhằm tạo ra hydroxit có hoạt tính cao, sau đó các chất gây ô nhiễm
độc hại trong nguồn nước thải sẽ bị keo tụ lại.

Trong quá trình keo tụ điện hóa, COD


được xử lý cơ bản bằng quá trình keo với
điện cực anot mà chất keo tụ được tạo ra từ
quá trình điện phân. Trong buồng điện phân,
theo thời gian phản ứng lượng cation Fe2+
trên cực anot được sinh ra tăng lên sẽ phản
ứng với các ion OH- có mặt trong nước hình
thành các hydroxit sắt. Ngoài ra, trong quá
trình điện phân một phần Fe2+ bị oxy hóa lên
Fe3+ tạo kết tủa Fe(OH)3. Ngoài ra, các
hydroxit sắt này sẽ tham gia vào các phản
ứng polyme hóa tạo thành các chuỗi polyme
có kích thước và khối lượng lớn, các polyme
này chính là nhân tố chính làm giảm COD.

Trong các điều kiện tối ưu (pH = 5, thời gian 60 phút, điện áp 10 V), phương pháp xử
lý này giúp loại bỏ 85% COD và 78,5% loại bỏ lignin. Hơn nữa, nước được xử lý trong quá
trình này đã loại bỏ hoàn toàn được độ màu, điều này cho thấy ứng dụng của quá trình đông
tụ điện để xử lý nước thải công nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp giấy và bột
giấy là có hiệu quả tốt.

16
KẾT LUẬN

Công nghiệp sản xuất giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước
ta. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ khác, nhu cầu về các
sản phẩm giấy ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về
kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức
xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột
giấy, đây là loại nước thải rất khó xử lý, hết sức khó khăn và tốn kém, đòi hỏi vốn
đầu tư và chi phí vận hành cao. Xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy chủ yếu là
tách chất rắn lơ lững và các chất hữu cơ hoà tan trong dòng thải bằng xử lý lắng, tạo
bông và xử lý sinh học.
Vì vậy chúng ta cần có biện pháp xây dựng các cơ sở gắn sản xuất với xử lý ô
nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường để đảm
bảo lượng nước thải không bị ô nhiễm khi đưa vào môi trường.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmad Hussaini Jagaba, Shamsul Rahman Mohamed Kutty, Lavania Baloo,


Abdullahi Haruna Birniwa, Ibrahim Mohammed Lawal, Mohammed Kabir Aliyu, Nura
Shehu Aliyu Yaro, Abdullahi Kilaco Usman, 2022, Combined treatment of domestic and
pulp and paper industry wastewater in a rice straw embedded activated sludge bioreactor
to achieve sustainable development goals, Case Studies in Chemical and Environmental
Engineering,Volume 6.
2. Kartik Patel, Niky Patel, NilamVaghamshi,Kamlesh Shah, Srinivas Murty
Duggirala, Pravin Dudhagara, 2021, Trends and strategies in the effluent treatment of pulp
and paper industries: A review highlighting reactor options,Current Research in Microbial
Sciences,Volume 2.
3. Niloofar Abedinzadeh, Mahmood Shariat, Sayed Masoud Monavari, Alireza
Pendashteh, 2018, Evaluation of color and COD removal by Fenton from biologically
(SBR) pre-treated pulp and paper wastewater, Process Safety and Environmental
Protection,Volume 116.
4. Ngoc Han, 2021, Jianhua Zhang, Manh Hoang, Stephen Gray, Zonglie Xie,
A review of process and wastewater reuse in the recycled paper industry, Environmental
technology and Innovation.
5. Nguyễn Thị Phương Thanh (2019), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quá trình
lắng sơ cấp trong hệ thống XLNT tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam bằng giải pháp điều
chỉnh hoặc thay thế hóa chất, Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội .
6. Phan Quang Thắng, Trần Thị Thu Lan, Nguyễn Hữu Thắng, Lưu Minh Loan,
Vương Minh, Nguyễn Thị Hà, 2019, Tiềm năng áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT)
và thực hành quản lý môi trường tốt nhất (BEMP) đối với nước thải sản xuất giấy và bột
giấy ở công ty cổ phần giấy An Hoà và giấy Bãi Bằng, trang 56-59.
7. Lê Văn Chiều ( 2022 ), Bài giảng Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy

18

You might also like