You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HỒ CHÍ MINH

VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN DỰ ÁN

Đề tài:

Làm giấy tái chế


ứng dụng sản phẩm tái chế từ


giấy
Họ và tên: Vương Bảo Ngọc

MSSV: 22510101005

TPHCM, Ngày 25 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN.... (tên dự án của nhóm)

1.1 Lý do thực hiện dự án

1.1.a. Giấy là gì?

1.1.b. Quy trình sản xuất giấy

1.1.c. Phân loại giấy theo ứng dụng đời sống

1.1.d. Những ảnh hưởng, tác động của giấy về mọi mặt

1.2 Mục tiêu của dự án

1.3 Kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án (4W1H2C5M)

1.4 Kết quả dự án


II. NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHI
TRIỂN KHAI DỰ ÁN... (tên dự án)

2.1 Nhiệm vụ của cá nhân theo phân công của nhóm

2.2 Quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân

2.3 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

III. VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA BẢN THÂN (vận dụng tối thiểu 5 nội dung)

3.1 Liên hệ kiến thức Triết học Mác - Lênin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản
thân

3.2 Phương hướng khắc phục những hạn chế dựa trên sự vận dụng Triết học Mác –
Lênin

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN: GIẤY VÀ TÁI CHẾ:


1. Lý do thực hiện dự án (WHY):
- Vấn đề môi trường luôn tồn tại trong xã hội ngày nay, luôn được đề cập
cấp thiết và được quan tâm, nghiên cứu sâu nhằm hạn chế những tác
động, tác hại của con người đến môi trường, bảo vệ và duy trì cuộc sống
của con người.
- Môi trường có quan hệ mật thiết với con người, nếu môi trường bị hủy
hoại thì con người cũng như bất kỳ loài sinh vật nào cũng không thể tiếp
tục tồn tại. Gần đây đã xảy ra những vụ cháy rừng lớn, nhiều loài động
vật đã hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng do thiếu nơi cư trú, một số quốc
gia không còn nguồn cung cấp nước sạch đầy đủ, thiên tai thường xuyên
xảy ra… và con người đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn. hậu quả,
tính mạng càng bị đe dọa.
- Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm phổ biến nhất trong đời sống
con người là “rác thải”. Theo thống kê, mỗi ngày Việt Nam thải ra hàng
chục nghìn tấn rác, dự báo sẽ tăng từ 27 triệu tấn năm 2018 lên 54 triệu
tấn năm 2030. Hầu hết các phương pháp xử lý hiện nay là chôn lấp. Đất
đai bị bỏ hoang hóa, giá trị kinh tế do rác thải mang lại không được tận
dụng, đất đai bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống của người
dân xung quanh khu vực bãi rác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Về ý thức con người, một số người ý thức yếu kém, xả trực tiếp chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp ra kênh rạch, sông ngòi, biển làm gia
tăng ô nhiễm nguồn nước, gây chết hàng hóa. Sự đa dạng của các sinh
vật sống trong môi trường này đã không cung cấp đủ nước sạch cho sinh
hoạt hàng ngày. Vấn nạn chặt phá rừng cũng đến mức đáng lo ngại, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, mất
rừng đồng nghĩa với việc con người sẽ phải đối mặt với thiên tai như lũ
quét, lũ đầu nguồn, sạt lở đất, biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên...

- Ngành giấy là một trong những ngành công nghiệp thể gây tác hại lớn
đến môi trường sống nên các nhà máy đang có xu hướng chú trọng đầu
tư vào hệ thống sản xuất, xử lý chất thải, khí thải … nhằm để tăng hiệu
quả kinh doanh, đồng thời đảm bảo các yếu tố về an toàn môi trường.
Chúng ta đang khuyến khích xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt đối
với ngành sản xuất giấy.
- Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người của Việt Nam là 50,7
kg/người/năm. Đây vẫn là mức tiêu thụ thấp so với mức trung bình của
thế giới (70 kg/người/năm), 76 kg/người/năm ở Thái Lan, 200-250
kg/người/năm ở Mỹ và EU.
- Ngành giấy Việt Nam hiện có nhiều cơ hội phát triển. Phong trào bảo vệ
môi trường ngày càng mạnh mẽ, các sản phẩm thân thiện với môi trường
làm từ giấy cũng ngày càng phổ biến hơn, hứa hẹn những tiềm năng phát
triển không hề nhỏ cho ngành, đặc biệt là lĩnh vực giấy bao bì thực
phẩm, thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần…

1.1.a. Giấy là gì?

Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho
đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi
lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng
dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn
(papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy.
Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử
dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay
trong thủ công trang trí.
Loại giấy bình thường

Loại giấy dùng trong Kiến trúc


1.1.b. Quy trình sản xuất giấy

Những cây sau khi bị đốn sẽ được đưa vào nhà máy, vỏ cây sẽ bị loại bỏ. Sau đó,
phần lõi gỗ sẽ được cắt ra thành những mẫu gỗ nhỏ, những mẫu gỗ nhỏ này được
trộn chung với nước và “nấu” thành bột giấy nhão. Hỗn hợp bột giấy được mang đi
tẩy trắng, sau đó các chất phụ gia được cho vào nhằm làm cho chất giấy thành phẩm
trở nên tốt, bền hơn. Hỗn hợp bột nhão sau đó được tráng mỏng, nước sẽ được rút
sạch. Sau khi lớp hỗn hợp mỏng hoàn toàn trở nên khô ráo, nó sẽ trở thành giấy.
Những tấm giấy dài sẽ tiếp tục được cắt thành những tờ có kích thước nhỏ hơn.
Ngoài ra, giấy đã qua sử dụng vẫn có thể được tái chế để làm ra sản phẩm giấy mới.

1.1.c. Phân loại giấy theo ứng dụng đời sống


 Đại diện cho một giá trị: Tiền giấy, hóa đơn, chi phiếu, ngân phiếu,
cổ phiếu, vé…

 Giấy để lưu trữ thông tin: Sách, sổ tay, tạp chí, báo, truyện…
 Bao bì, nhãn hàng: Thùng carton sóng, túi giấy, bao bì giấy, phong
bì, tem, nhãn decal…
 Giấy để làm sạch: Giấy vệ sing, khăn tay, khăn giấy…
 Giấy kĩ thuật: Màng loa, giấy bồi, ống lõi…
 Một số loại giấy khác: Giấy nhám, giấy quỳ

1.1.d. Những ảnh hưởng, tác động của giấy về mọi mặt

 Ảnh hưởng kinh tế


Ngành giấy là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam là ngành
hấp dẫn đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài khi số
lượng doanh nghiệp liên doanh tăng , đóng góp rất lớn vào GDP hàng
năm của nước ta Sơ đổ đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong
GDP Sản xuất giấy bằng nguyên liệu bột giấy từ gỗ, chi phí nguyên
liệu chiếm từ 45% 65% giá thành sản phẩm Năng lực sản xuất các
nhà máy Việt Nam còn thấp, công nghệ lạc hậu, sản xuất trong nước
vẫn chưa đáp ứng được tiêu dùng. Hiện nay, sản xuất nội địa mới chi
đáp ứng được dưới 60% nhu cầu ở các sản phẩm tiêu thụ chính là
giấy bao bị, giấy in, giấy viết ở phân khúc chất lượng thấp đến trung
bình Các doanh nghiệp giấy hầu hết chưa chủ động được nguồn
nguyên vật liệu cho sản xuất, tỷ trọng nhập khẩu bột giấy vẫn là rất
cao điều này làm ảnh hưởng tới sự ổn định cũng như chi phí sản xuất.
Để sản xuất 1 tấn bột giấy ta phải thải ra môi trưởng từ 2 đến 3 tấn
chất thải (chất thái loại từ gỗ và hóa chất trong quá trình xử lý). Tiêu
tốn khoảng 250 mở nước sạch để sản xuất nó. Lượng nước sử dụng ở
đầu vào thường xấp xi lượng nước thai ở đầu ra Nước thai của ngành
công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22000-46500 mg/1,
BOD chiếm từ 40-60% COD, phần lớn được gây ra từ những chất
hữu cơ không Lignin. Ngoài các chi tiêu ô nhiễm của nước thải dịch
đen đã được đề cập thì nước thải của xeo giấy có tỉ lệ COD, BOD,
Lignin không cao bằng nước thải dịch đen, nhưng các chỉ tiêu này
cũng vượt quá giới hạn cho phép. Do đó cần xử lý nước thải trước khi
xã vào nguồn tiếp nhận là một điều tất yếu. Để xử lý hiệu qui lượng
nước thải, chất thải trên trước khi đưa ra môi trường thì phải tốn một
chi phi đáng kể. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản
phẩm cũng như sức cạnh tranh trên thị trưởng.
 Ảnh hưởng môi trường
Tiêu tốn tài nguyên Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà
máy Việt Nam sử dụng khoảng 1 tấn gỗ và khoảng 250 m nước, gây
tiêu tốn tài nguyên rừng và nguồn nước ngọt. Khi đốn hạ cây trong
rừng để lấy gỗ sản xuất giấy, ngành công nghiệp giấy đã trồng rừng
khác để thay thế. Tuy nhiên, đây không phải là rừng bảo tồn mà là
rừng nguyên liệu để sản xuất bột giấy và giấy. Nhu cầu về giấy tăng
càng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi tử rừng tự nhiên thành rừng sản
xuất.Việc khai thác gỗ có thể làm cạn kiệt rừng tự nhiên vốn là nguồn
tài nguyên không thể tái sinh. Nếu tăng cường trồng rừng để làm
nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất giấy, nhiều ảnh hưởng tiêu cực,
bất lợi sẽ xảy ra đối với chất lượng nước, tính đa dạng sinh học, môi
trường sống của động, thực vật hoang dã và tính toàn vẹn của hệ
thống sinh thái rừng tự nhiên. Dù có phục hồi rừng, nhiều giá trị sinh
thái của rừng tự nhiên cũng không thể phục hồi. Khi một cây xanh
được chặt hạ để sản xuất giấy, CO2 tồn trữ trong cây có cơ hội thoát
ra ngoài, làm tăng lượng CO2 gây khí nhà kinh trong khí quyển.
Chất thải sinh ra ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái Quá trình
sản xuất giấy tiêu thụ một lượng nước lớn và do đó cũng thải ra một
lượng nước thải đáng kể (lượng nước sử dụng ở đầu vào thưởng xấp
xi lượng nước được thai ra). Nước thái này chứa một lượng lớn các
chất rắn lơ lửng (SS), xơ sợi và các hợp chất hữu cơ hòa tan, hóa chất
dư và các chất phụ gia chưa phản ứng hết,...Lượng nước thai này nếu
không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và tổn chỉ phi để xử lý cao. Khí thải phát sinh trong quá trình từ các
phương tiện giao thông, vận chuyển vàsản xuất. Khi thai phát sinh từ
các xe chuyên chở vật liệu, sản phẩm chủ yếu là khói thai chứa các
khi như CO, NO2, SO2, CO2, bụi...Khi thải sản xuất chủ yếu là do
quá trình đốt nhiên liệu (than và cầu FO), cung cấp nhiệt cho lò hơi,
thành phần gồm CO2, SO, NO...
 Ảnh hưởng xã hội
Ngành sản xuất giấy từ gỗ sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống của con người. Rừng là nguồn gen vô tận của con người,
là nơi cư trú của các loài động, thực vật quý hiếm Mất rừng sẽ dẫn
đến suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Khi chặt phá
rừng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự biến đổi khí hậu Rừng bị
phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính Theo Ủy ban Liên
chính phủ về Thay đổi Khí hậu việc phá rừng chủ yếu ở các vùng
nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây
ra Việc gia tăng carbon dioxit góp phần gây nên biến đổi khí hậu sự
nóng dẫn lên của trái đất, thiên tại, nước biển dâng, hạn hán,...gây
ảnh hưởng ngiêm trọng đến đời sống của con người.

Đối với ngành Kiến trúc gắn liền với ngành công nghiệp Xây dựng chiếm
đến gần 40% lượng khí thải cacbon ra môi trường và với riêng mỗi sinh viên
ngành Kiến trúc mỗi năm sẽ tiêu thụ một lượng lớn giấy các loại, sau đó phần lớn
sẽ được xử lý cùng với rác thải sinh hoạt, hoặc xử lý không đúng cách và chỉ một
phần nhỏ sẽ được phân loại, tái chế đúng quy trình gây lãng phí và mất đi giá trị
kinh tế của giấy mang lại. Do đó, vì nhận thấy được tính cần thiết của việc giảm
lượng rác thải và cacbon gây ô nhiễm môi trường mà đặc thù ngành mang lại, tập
thể nhóm 4 đã thống nhất đưa ra ý tưởng thực hiện dự án “GIẤY VÀ TÁI CHẾ”
nhằm góp một phần nhỏ đưa ra các ý tưởng và thực hiện sản phẩm từ việc tái chế
giấy phế liệu, vừa có ý nghĩa tuyên truyền cho mọi người biết thêm về giá trị của
giấy cũ đã qua sử dụng, và tầm quan trọng của việc phân loại giấy.

2. Mục tiêu của dự án:


2.1 Đối với sản phẩm:
- Tạo ra giấy tái chế và ứng dụng làm sản phẩm.
- Tìm hiểu và xác định được từ 5 sản phẩm mới có thể thực hiện từ việc tái
chế giấy cũ.
- Thực hiện tạo ra sản phẩm hoàn thiện.
2.2 Đối với nhận thức:
- Nắm rõ được cách thức tái chế, sử dụng lại các loại giấy cũ và giá trị
kinh tế của chúng.
- Tuyên truyền vấn đề góp phần bảo vệ môi trường đến với mọi người.
3. Kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án (4W1H2C5M):
 What?
Những hoạt động bao gồm:
- Tìm và thu thập giấy cũ.
- Thực hành và hoàn thiện sản phẩm tái chế.
Thứ tự thực hiện các công việc chi tiết:
1. Lập danh sách sản phẩm.
2. Chia nhóm nhỏ thực hiện 2 người/1 sản phẩm.
3. Nghiên cứu cách làm chi tiết và chuẩn bị vật dụng cần thiết.
4. Thu thập giấy cũ.
5. Làm giấy tái chế.
6. Thực hiện sản phẩm tái chế từ giấy cũ.
7. Đánh giá và sửa chữa sản phẩm.
8. Làm powerpoint trình bày sản phẩm.
 Where?
- Tập trung làm giấy và sản phẩm tại nhà thành viên trong nhóm.
- Sửa chửa và đánh giá tại lớp.
 When?

Nội dung Thời gian


Lập kế hoạch, chia nhóm 27/11 – 29/11
Tìm hiểu, chọn sản phẩm và 30/11 – 3/12
chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
Làm giấy tái chế 4/12
Thực hiện sản phẩm từ giấy cũ 5/12 – 10/12
Làm powerpoint 10/12 – 13/12
Chỉnh sửa 13/12 – 15/12

 Who?

- Dự án nhằm hướng đến các bạn sinh viên Kiến trúc và các ngành học
khác thường xuyên sử dụng nhiều giấy, giúp những ý tưởng thú vị để tái
chế số giấy cũ dư thừa đến gần với mọi người hơn, chung tay cùng cộng
đồng bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

- Nhóm trưởng phụ trách quản lý và tổng hợp kế hoạch, và các thông tin
cần thiết cho dự án với sự hỗ trợ thông tin từ các thành viên.
- Với mục tiêu làm giấy tái chế: cả nhóm cùng trực tiếp làm.
- Với mục tiêu làm sản phẩm từ giấy cũ, phải thực hiện nhiều sản phẩm
nên để tiết kiệm thời gian nhóm phân ra thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2
thành viên. Trong đó:
+ 5 nhóm thực hiện làm 5 sản phẩm tái chế từ giấy cũ.
+ 1 nhóm phụ trách làm powerpoint và thuyết trình trình bày sản phẩm.
 How?
- Giai đoạn bắt đầu:

 Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để cùng hiểu rõ chủ đề dự án,
xác định các mục tiêu lớn cụ thể và lựa chọn hình thức làm việc
phân chia ra 6 nhóm nhỏ/ 12 thành viên.

 Tìm hiểu các cách tái chế và sử dụng giấy cũ thông qua các nền
tảng phong phú như Facebook, Google, Pinterest...và tiến hành
thảo luận dựa trên thực tế khách quan, bình chọn ra các sản phẩm
phù hợp với khả năng thực hiện và kinh phí cho phép của cả
nhóm. Đặt cụ thể mục tiêu sản phẩm của nhóm là 5 sản phẩm từ
giấy cũ/ 5 nhóm nhỏ và 30 tờ giấy tái chế.

 Sau khi chốt sản phẩm thì chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tái
chế giấy và cụ thể là tìm đặt mua khung làm giấy với kích cỡ phù
hợp là khung giấy A3.
 Cả nhóm phân chia tìm nguồn giấy, thu thập từ các loại giấy cũ
của các thành viên đủ số lượng giấy cũ cần thiết, phân ra từng
loại giấy nào phù hợp để dùng để tái chế và loại nào tái sử dụng
làm sản phẩm.

 Xây dựng kế hoạch sơ bộ của toàn thể dự án, đặt ra các mốc thời
gian (timeline) cụ thể cho từng mục tiêu lớn và nhỏ, dự trù trước
những rủi ro có thể xảy ra về kinh phí, nhân sự, sản phẩm làm ra.

- Giai đoạn thực hiện:

 Tìm thời gian phù hợp với lịch trình của các thành viên tổ chức
làm giấy tái chế tại nhà của 1 thành viên trong nhóm và triển khai
làm giấy tái chế theo lịch hẹn.

 Các nhóm nhỏ đã có mục tiêu sản phẩm cụ thể riêng tự tiến hành
phân chia công việc, các bước thực hiện cho nhau, đảm bảo tiến
độ sản phẩm hoàn thành vào đúng kế hoạch cho trước và gửi ảnh
báo cáo các bước hoàn thiện sản phẩm lên Drive để nhóm trình
bày sản phẩm có đủ tư liệu làm Powerpoint.

 Chuẩn bị thông tin làm Powerpoint trình bày dự án dựa trên kết
quả sản phẩm và kết quả dự án theo kế hoạch ban đầu.

- Giai đoạn kết thúc:

 Hoàn thiện Powerpoint tổng kết dự án và kiểm tra lại các thông
tin.

 Hoàn thiện sản phẩm, sửa các lỗi chưa ổn còn lại.

 Tổng kết kết quả của dự án và đánh giá mức độ thành công của dự
án, xác định các khoản kinh phí đã dùng dựa trên kế hoạch ban
đầu và kiến thức vận dụng theo triết học Mác-Lênin.

-
 Control?
- Đặc tính của dự án: các sản phẩm làm ra từ giấy cũ có ý
nghĩa tích cực về tuyên truyền bảo vệ môi trường, nhằm cho thấy
tính thiết thực và giá trị kinh tế của giấy, khuyến khích mọi người
tái sử dụng lại giấy cũ, tránh lãng phí và làm mất đi giá trị của
giấy đã qua sử dụng.

- Làm thế nào để đảm bảo các đặc tính trong quá trình thực
hiện dự án: có hiểu biết về thực trạng sử dụng giấy và giấy cũ của
các bạn sinh viên hiện nay, ảnh hưởng của nó tới môi trường để
có thể đảm bảo về tính thiết thực các mục tiêu sản phẩm trước khi
đặt ra và thông qua bình chọn từ các thành viên, báo cáo cập nhật
trong quá trình thực hiện. Ghi nhận và quản lý thông qua báo cáo
trực tiếp, Google Drive, Notion.

 Check?
- Kiểm tra tiến độ thực hiện sản phẩm thường xuyên cập
nhật, so với mục tiêu đề ra.

- Kiểm tra kinh phí đã dùng vào giai đoạn bắt đầu chuẩn bị
dụng cụ, đảm bảo kinh phí phát sinh không vượt mức.

- Kết quả sản phẩm vào cuối dự án, đảm bảo giá trị sử dụng
của sản phẩm.
- Kiểm tra thống nhất bài báo cáo dự án của cả nhóm, đảm
bảo các thành viên đều hiểu rõ kết quả của dự án và có thể vận
dụng rút ra các bài học liên quan đến triết học Mác-Lênin.

 Man?

Mục tiêu Thành viên Đặc điểm phù


hợp
Đưa ý tưởng, chủ - Huỳnh Văn Khang Sáng tạo, tích
đề dự án - Đoàn Minh Khôi cực, nhạy bén
- Nguyễn Thị Kim
Ngân (Nhóm trưởng)
- Huỳnh Trịnh Trâm
Anh
- Vương Bảo Ngọc
- Phạm Minh Nhật Vi
- Phạm Thị Phương
Trúc
- Nghiêm Thục Vy
- Nguyễn Thị Tuyết
Mai
Các nhóm thực Nhóm 1: Chủ động, khéo
hiện sản phẩm - Nguyễn Mạnh Toàn léo, có tinh thần
trách nhiệm, tìm
- Trần Quang Vũ tòi học hỏi
Nhóm 2:
- Phạm Minh Nhật Vi
- Phạm Thị Phương
Trúc
Nhóm 3:
- Nguyễn Thị Tuyết
Mai
- Nghiêm Thục Vy
Nhóm 4:
- Nguyễn Thị Kim
Ngân
- Vương Bảo Ngọc
Nhóm 5
- Huỳnh Văn Khang
- Đoàn Minh Khôi
Nhóm thiết kế - Huỳnh Trịnh Trâm Có kỹ năng thiết
Powerpoint và Anh (Powerpoint) kế và sử dụng
thuyết trình - Lê Mỹ Ngọc (thuyết Powerpoint, biết
trình) tổng hợp thông
tin, truyền đạt
thông tin

 Money?
- Kinh phí dùng để mua dụng cụ cho cả dự án 200.000 VND.
 Material?
- Khung làm giấy tái chế: 2 khung kích cỡ A3.

- Kéo, dao rọc giấy, keo dán giấy, thước đo, thau đựng nước,
vải phơi giấy, màu vẽ, cọ.

- Giấy cũ (giấy canson, giấy bìa cứng, giấy thùng carton,


giấy tài liệu thường, giấy báo,...)

 Machine?
- Nghiên cứu cách thực hiện trên Youtube, Pinterest,
Facebook, Google.

- Đặt mua dụng cụ qua nền tảng mua sắm trực tuyến.

 Method?
- Phương pháp chuẩn bị làm giấy tái chế chung:

+ Chuẩn bị dụng cụ cần thiết.

+ Tìm hiểu cách thực hiện qua các video hướng dẫn có sẵn.

+ Tìm địa điểm, thời gian và các thành viên cùng thực hiện.

+ Kiểm tra kết quả sản phẩm.

- Phương pháp làm việc nhóm: chọn ra và phân chia mục


tiêu cụ thể cho từng nhóm nhỏ và các nhóm nhỏ tự làm việc với
nhau phân chia ra các đầu việc chi tiết cho từng thành viên.

4. Kết quả dự án:


- Về kinh phí cho dự án:

• Tổng chi phí dùng để mua dụng cụ thực hiện tái chế giấy là 200.000
VND chia đều cho các thành viên trong nhóm, có chi phí phát sinh vượt
mức dự tính trước đó trong kế hoạch sơ bộ là 100.000 VND. Lý do là nhóm
đã cho khoảng chi quá ít trước đó dẫn đến việc phát sinh chi phí so với mục
tiêu, nhưng vẫn trong khoảng cho phép vì kinh phí nhỏ.

- Về sản phẩm làm ra sau khi triển khai dự án:

• Số lượng sản phẩm đảm bảo 5 sản phẩm tái sử dụng giấy cũ/ 5 nhóm
thực hiện, đáp ứng đúng trong khoảng thời gian mục tiêu báo cáo cập nhật
sản phẩm, số lượng giấy tái chế làm ra hơn số lượng cần là 30 tờ và phần
Powerpoint, thông tin để trình bày dự án được thực hiện đúng tiến độ sau
khi cập nhật đủ các tư liệu làm sản phẩm giấy.

• Nhóm đã theo dõi và kịp thời bổ sung các nhiệm vụ, mục tiêu nhỏ cần
thiết trong quá trình thực hiện dự án, kiểm soát được tiến độ làm việc và
phân công nhiệm vụ cho các thành viên, vận hành dự án khá tốt so với mục
tiêu đã đề ra.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN GIẤY VÀ TÁI CHẾ:
2.1. Nhiệm vụ của cá nhân theo phân công của nhóm
2.2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
III. VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA BẢN THÂN:
3.1 Liên hệ kiến thức Triết học Mác - Lênin vào quá trình thực hiện
nhiệm vụ của bản thân
Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng
và hình thành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu
quả lý luận mới.
Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục
đích, con đường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng bản
thân, giải phóng con người, không sa vào tình trạng mò mẫm, mất phương
hướng, chủ quan, duy ý chí. Có cách nhìn xa trông rộng, chủ động sáng tạo
trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng
đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác.
Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh trung cấp
chuyên nghiệp có động cơ học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện
đạo đức công dân, ý thức nghề nghiệp của người lao động tương lai. Để đạt
được mục đích đó người học cần chú ý liên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách
nhiệm trong học tập, rèn luyện, từng bước vận dụng vào đời sống, xây dựng tập
thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân tích của
nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật
chấtthông qua những nhận thức cụ thể. Có những thứ tồn tại trong thực tế cuộc
sống cần phải có sự cải tạo của con người mới có ích cho nhiều việc.Từ sự hiện
diện củavật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí thay đổi
và tác độngtrở lại một cách sáng tạo.
Liên hệ bản thân về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Từ mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, ta có thể liên hệ bản thân để rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu đối với quá trình học tập và làm việc. Trước hết, trong quá
trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải coi trọng
thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm cho cơ sở cho mọi hoạt động
của mình. Bên cạnh đó, cần phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát
huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người.
Như vậy, để đạt được thành công trong mọi lĩnh vực, con người cần trang bị
cho bản thân các tri thức cần thiết và xác định đúng đắn mục tiêu, phương
hướng hoạt động và cách thức thực hiện. Cùng với sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ
của mình để đạt được mục tiêu đề ra. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
liên hệ bản thân, cá nhân tôi thấy được rằng bản thân phải luôn phát huy tính
năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để tác động cải tạo
thế giới khách quan. Đặc biệt cần tránh tình trạng bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu
cực, thụ động, ỷ lại.
Khi nhìn nhận một vấn đề, cần nhìn đa chiều, đặt nó trong nhiều mối liên hệ với
các sự vật, hiện tượng khác đồng thời đặt nó trong hoàn cảnh phù hợp để cho ra
một kết quả hay quyết định khách quan nhất. Mỗi ngày luôn phải làm mới bản
thân, học tập thêm nhiều thứ mới mẻ từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để
không bị tụt hậu. Và khi học tập thêm nhiều thứ mới,tư duy mở thì mới không
bị bảo thủ, cố chấp giữ nguyên ý nghĩ ban đầu về một thứ.

Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm
toàndiện, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình
học tậpcần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên
trong, mốiliên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ
về bản chấtcủa sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu
quả cao nhấttrong sự phát triển của bản thân.Bên cạnh đó, trong nhận thức và
hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóalẫn nhau giữa các mối liên hệ ở
những điều kiện xác địnhNgoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và
cũng phải thấy rõ khuynhhướng phát triển của chuyên ngành theo học trong thời
gian sau đó, yêu cầu của xãhội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu
là gì? Xã hội hiện tại và tươnglai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân,
nâng cao tri thức cho phù hợp vớinhu cầu của xã hội.
3.2 Phương hướng khắc phục những hạn chế dựa trên sự vận dụng Triết
học Mác – Lênin

You might also like